Chắc hẳn những ai đã từng thưởng thức xôi ngũ sắc Tây Bắc thì sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt, mang đậm bản sắc đất trời của món ăn này. Xôi có 5 màu khác biệt và mỗi màu sắc của món xôi này đều thể hiện được những ý nghĩa khác nhau, tượng trưng cho lòng yêu thương, hy vọng, khát vọng của người dân nơi đây. Vậy làm món xôi này có phức tạp, cầu kỳ không? Hãy tham khảo ngay bài viết sau của NEWSUN để biết được chi tiết cách nấu xôi ngũ sắc thơm ngon, chuẩn vị tại nhà bạn nhé!
1. Cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc
- Gạo nếp: 1,5kg
- Nghệ tươi: 100g
- Lá cẩm: 1 bó
- Lá dứa: 1 bó
- Gấc: ½ quả
- Rượu trắng: 1 thìa canh
- Nước cốt dừa: 3 thìa canh
- Muối: 5 thìa cà phê
- Đường: 3 thìa cà phê
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
- Gạo nếp vo sạch với 2 - 3 lần nước và nhặt hết sạn, bẩn ra khỏi gạo.
- Lá dứa, lá cẩm rửa sạch và để thật ráo.
- Nghệ tươi gọt vỏ, rửa sạch với nước.
Bước 2: Tạo màu cho gạo
- Tạo màu xanh: Cắt nhỏ lá dứa rồi đem đi xay cùng 1 ít nước lọc và lọc qua rây để lấy phâng nước cốt.
- Tạo màu tím: Lá cẩm cắt khúc nhỏ rồi cho vào nồi đun sôi cùng nước lọc trong khoảng 10 phút. Sau đó, dùng rây lọc lấy phần nước màu tím và bỏ phần lá đi.
- Tạo màu vàng: Giã nhuyễn nghệ tươi và thêm vào đó 1 ít nước lọc rồi đem đi lọc lấy phần nước nghệ màu vàng, bỏ bã đi.
- Tạo màu đỏ: Cho gấc vào 1 bát tô to và thêm vào đó 1 thìa canh rượu trắng. Sau đó, đeo găng tay và dùng tay bóp kỹ đến khi tách bỏ được hết hạt gấc ra khỏi phần thịt là được.
Bước 3: Ngâm gạo nếp
- Chia gạo thành 5 phần bằng nhau vào 5 bát tô riêng. Tiếp đến, lấy 1 phần gạo trộn với 1 thìa cà phê muối rồi đem đi ngâm với nước lạnh khoảng 2 giờ để làm phần xôi trắng.
- Sau đó, thêm riêng vào 3 phần gạo mỗi phần 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê đường, 1 thìa canh nước cốt dừa. Trộn đều rồi ngâm riêng 3 phần với nước cốt lá dứa, nước cốt nghệ tươi, nước cốt lá cẩm trong khoảng 3 tiếng.
- Phần gạo cuối cùng sẽ trộn đều với thịt gấc đã tách hạt ở công đoạn trên và 1 thìa cà phê muối.
Bước 4: Nấu xôi ngũ sắc
- Hết thời gian ngâm thì chúng ta sẽ cho gạo nếp vào xửng hấp và dùng giấy nến để tách riêng biệt 5 phần gạo.
- Bắc nồi hấp lên bếp, cho nước vào nồi và bật bếp ở lửa lớn để đun sôi nước. Tiếp đến, đặt xửng hấp lên nồi, đậy nắp lại và tiến hành hấp trong khoảng 30 phút.
- Cứ cách 10 phút thì bạn lại mở nắp nồi 1 lần và dùng khăn lau khô hết nước đọng trên nắp. Hết 30 phút thì bạn mở nắp, xới tơi xôi lên rồi đậy lại hấp thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp.
Ngoài ra, nếu đang có nhu cầu cần nấu hấp một lượng lớn xôi ngũ sắc, các bạn có thể tham khảo qua các mẫu nồi hơi nấu cơm công nghiệp của chúng tôi. Sản phẩm giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức, các khay xôi mỗi màu cũng dễ dàng nấu riêng từng khay.
Thành phẩm
- Xôi ngũ sắc sau khi chín sẽ lên này cực bắt mắt, hấp dẫn và khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được xôi mềm dẻo, bùi bùi, ngọt ngọt nhưng lại không hề ngấy. Hãy lưu lại ngay công thức này để làm chiêu đãi cả gia đình khi có thời gian rảnh nhé!
Xem thêm: Cách nấu xôi cốm hạt sen dẻo bùi, thơm ngon, chuẩn bị Hà Thành
2. Cách nấu xôi ngũ sắc bằng bột tạo màu
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gạo nếp: 500g
- Bột màu tự nhiên: mỗi loại 3g (bột lá nếp, bột lá cẩm tím, bột gấc sấy khô, bột dành dành)
- Nước cốt dừa
- Rượu trắng
- Muối, đường
Bước 1: Tạo màu
- Đem gạo nếp đi vo sạch với 2 - 3 lần nước rồi chia gạo thành năm phần để bắt đầu tạo màu:
- Tạo màu xanh: Khuấy đều bột lá nếp (lá dứa) với nước rồi lọc qua rây để lấy phần nước màu xanh. Sau đó, cho ⅕ số gạo nếp vừa vo ngâm với nước lá nếp trong khoảng 6 - 7 tiếng hoặc nếu có thời gian thì có thể ngâm qua đêm.
- Tạo màu đỏ: Ngâm 1 phần gạo nếp với nước trong khoảng 6 tiếng rồi vớt ra, để thật ráo nước. Tiến đến, trộn gạo với bột gấc sấy khô rồi thêm 1 vài giọt rượu để xôi sau khi hấp lên màu bắt mắt hơn.
- Tạo màu tím: Hòa tan bột lá cẩm tím với nước ấm rồi lọc qua rây lấy phần nước tím. Ngâm 1 phần gạo với nước màu tím trong khoảng 6 - 7 tiếng.
- Tạo màu vàng: Ngâm bột dành dành với nước trong khoảng 15 phút rồi khuấy đều tay và lọc qua rây để bỏ cặn. Tiếp theo, cho ⅕ lượng gạo nếp đã chia vào ngâm trong nước bột dành dành 6 - 7 tiếng.
- Màu trắng: Xôi màu trắng là màu gạo tự nhiên nên bạn chỉ cần đem nốt số gạo nếp còn lại đi ngâm với nước 6 - 7 tiếng cho nở là được.
Bước 2: Cách hấp xôi ngũ sắc
- Gạo sau khi ngâm thì bạn vớt riêng ra, để ráo, không được trộn lẫn vào nhau rồi xóc mỗi phần với 1 chút muối, 1 chút đường và 1 chút nước cốt dừa. Để gạo nghỉ khoảng 5 phút cho ngấm gia vị rồi mới đem đi hấp.
- Trong thời gian chờ gạo ngấm gia vị thì bạn sẽ chuẩn bị nồi để hấp xôi. Bắc nồi hấp lên bếp, đổ một lượng nước vừa đủ vào nồi rồi bật bếp ở lửa to để đun sôi nước.
- Khi nước sôi thì bạn sẽ đặt từng phần gạo vào nồi và tiến hành hấp trong khoảng 20 - 30 phút ở lửa vừa. Hết thời gian hấp, dùng tay ấn thử vào xôi và nếu thấy hạt xôi mềm dẻo, không bị khô cứng là hoàn thành.
Lưu ý: Các phần xôi cần được hấp riêng để màu xôi không bị pha lẫn vào với nhau. Ngoài ra, để tránh màu xôi bị trộn lẫn thì bạn có thể ngăn cách bằng lá chuối hoặc sử dụng khuôn nấu chuyên dụng khi hấp cùng 1 nồi.
Thành phẩm
- Hoàn tất các công đoạn trên là chúng ta đã có ngay món xôi ngũ sắc hấp dẫn, bắt mắt rồi.
- Bạn có thể xới xôi ra từng đĩa để thưởng thức hoặc đóng xôi vào trong khuôn cho món xôi đẹp mắt hơn nhé.
3. Cách làm xôi ngũ sắc của người Tày
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cần chuẩn bị
- Nếp cái hoa vàng: 1,5kg
- Lá cơm đen: 2 bó
- Lá cơm đỏ: 1 bó
- Nghệ tươi: 100g
- Tro rơm nếp: 1 chút
- Muối: 5 thìa cà phê
- Đường: 3 thìa cà phê
- Nước cốt dừa: 3 thìa canh
Bước 1: Tạo màu
- Nếp cái hoa vàng đem đi vo sạch với 2-3 lần nước rồi chia nếp thành 5 phần để chuẩn bị tạo màu:
- Để xôi có màu đỏ thì người Tày đã lấy lá cơm đỏ giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rồi hòa với nước ấm. Tiếp đến ngâm gạo với trong hỗn hợp nước vừa pha để gạo lên màu đỏ đẹp mắt.
- Xôi vàng được tạo màu từ nghệ tươi, giã nhỏ mịn 100g nghệ tươi rồi đem pha với nước ấm và ngâm 1 phần gạo trong nước khoảng 6 - 7 tiếng cho lên màu.
- Để tạo màu tím cho xôi thì bạn lấy lá cơm đen giã nhỏ, vắt lấy nước cốt và cũng đem đi hòa với nước ấm rồi ngâm gạo trong nước 6 - 7 tiếng hoặc để qua đêm.
- Giã lá cơm đen với tro rơm nếp rồi đem đi đun lấy nước, lọc qua rây rồi cho 1 phần gạo nếp vào nước ngâm khoảng 6 - 7 tiếng để tạo màu xanh cho xôi.
- Xôi màu trắng là màu gạo tự nhiên nên bạn chỉ cần đem nốt số gạo nếp còn lại đi ngâm với nước 6 - 7 tiếng cho nở là được.
Bước 2: Đồ xôi
- Sau khoảng 6 - 7 tiếng ngâm thì gạo đã lên màu bắt mắt và lúc này bạn cần vớt gạo ra, để gạo thật ráo rồi trộn riêng từng phần với 1 chút muối, 1 chút đường và 1 chút nước cốt dừa. Để gạo nghỉ khoảng 5 phút cho ngấm gia vị rồi mới đem đi đồ chín.
- Chõ đồ xôi của người dân tộc Tày thường là loại chõ cao thành và được làm bằng gỗ. Đồ xôi bằng gỗ sẽ giúp hạt gạo được chín đều, không bị nhão ở dưới đáy và khi chõ xôi lên hơi, tỏa mùi thơm hấp dẫn là xôi đã chín.
Thành phẩm
- Xôi ngũ sắc được đồ chín sẽ dẻo mềm và lên màu cực kỳ hấp dẫn. Lúc này, bạn chỉ cần xới xôi ra đĩa rồi thưởng thức hoặc đóng xôi bằng các khuôn tạo hình để món xôi thêm phần đẹp mắt nhé!
Xem thêm: Cách nấu xôi nếp cẩm mềm dẻo, không bị sượng
4. Cách làm xôi ngũ sắc của người Thái
Nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc cần chuẩn bị
- Nếp cái hoa vàng: 1,5kg
- Lá nếp đỏ: 1 bó
- Lá nếp đen: 2 bó
- Lá riềng hoặc lá gừng: 1 bó
- Nghệ tươi: 100g
- Muối: 5 thìa cà phê
- Đường: 3 thìa cà phê
- Nước cốt dừa: 3 thìa canh
Bước 1: Vo sạch gạo nếp
- Đem gạo nếp đi vo sạch, loại bỏ hết vỏ trấu và sạn rồi chia gạo nếp thành 5 phần trong 5 bát tô lớn.
- Tiếp đến, đem 1 phần gạo nếp đi ngâm trong khoảng 6 - 7 tiếng hoặc nếu có thời gian thì ngâm qua đêm để làm phần xôi trắng.
Bước 2: Tạo màu cho gạo nếp
- Xôi đỏ của người dân tộc Thái được tạo màu từ lá nếp đỏ. Lá nếp đỏ sẽ được đem đi giã nhỏ, lọc lấy nước cốt rồi hòa với nước ấm.
- Tiếp đến, đổ nước lá nếp đỏ vừa pha vào 1 bát tô gạo và tiến hành ngâm gạo trong 6 - 7 tiếng.
- Với màu vàng thì chúng ta sẽ giã nhỏ 100g nghệ già, vắt lấy nước cốt rồi pha với nước ấm và đổ vào trong 1 bát tô gạo để ngâm trong khoảng 6 - 7 tiếng.
- Xôi tím được tạo màu từ lá nếp đen. Đầu tiên, bạn cần đem lá nếp đen đi giã nhỏ, vắt lấy nước cốt và hòa với nước ấm.
- Sau đó, đổ nước lá nếp đen vào 1 bát tô gạo rồi tiến hành ngâm 6 - 7 tiếng hoặc để qua đêm.
- Màu xanh của xôi sẽ được tạo từ lá riềng hoặc lá gừng. Chúng ta sẽ giã nhỏ lá riềng, vắt lấy nước cốt rồi pha với nước ấm.
- Tiếp đến, đổ nước lá riềng vào 1 bát tô gạo còn lại và ngâm 6 - 7 tiếng cho gạo nở, lên màu đẹp mắt.
Bước 3: Hấp xôi ngũ sắc
- Hết thời gian ngâm, bạn vớt gạo ra và để gạo thật ráo nước rồi trộn từng phần với một lượng vừa đủ đường, muối, nước cốt dừa.
- Đợi khoảng tầm 5 phút cho gạo ngấm gia vị rồi mới đem đi hấp.
- Tiếp đến, cho gạo vào xửng hấp và ngăn riêng từng màu xôi bằng lá chuối, lá dứa hoặc giấy chống dính.
- Bắc nồi hấp lên bếp, cho nước vào nồi và bật bếp đun sôi nước rồi mới đặt xửng hấp lên trên.
- Hạ lửa vừa rồi tiến hành hấp xôi trong khoảng 25 phút đến khi xôi dậy mùi thơm là hoàn thành.
Thành phẩm
- Hoàn tất các công đoạn trên là bạn đã có ngay thành phẩm xôi ngũ sắc thơm ngon, chuẩn vị dân tộc Thái rồi. Hãy bắt tay vào thực hiện ngay để chiêu đãi cả gia đình món xôi đầy màu sắc này thôi nào!
5. Cách nấu xôi ngũ sắc bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc cần chuẩn bị
- Gạo nếp: 1kg
- Mít chín: 300g
- Lá cẩm: 300g
- Lá dứa: 300g
- Nghệ tươi: 200g
- Hoa đậu biếc: 100g
Bước 1: Sơ chế mít
- Đầu tiên, tách múi mít và rạch một đường dọc theo múi mít để lấy hạt bên trong ra.
- Sau đó, cho mít vào túi zip hoặc bỏ vào trong hộp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh chờ chế biến.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
- Giã nhuyễn nghệ tươi, đổ thêm vào 1 ít nước lọc và vắt lấy phần nước cốt để riêng.
- Lá cẩm cắt khúc rồi bỏ vào nồi luộc cùng 1 ít nước lọc ở lửa nhỏ trong khoảng 15 phút. Tiếp đến, lọc riêng lấy phần nước lá cẩm màu tím và bỏ lá đi.
- Cắt nhỏ lá dứa và đem đi xay nhuyễn cùng với 1 chút nước lọc. Sau đó, lọc qua rây lấy phần nước cốt màu xanh và bỏ bã đi.
- Hoa đậu biếc tươi thì bạn rửa sạch và bỏ vào nồi đun cùng với 1 lít nước ở lửa nhỏ trong khoảng 10 - 15 phút.
Bước 3: Ngâm tạo màu gạo nếp
- Vo sạch gạo nếp với khoảng 2 - 3 lần nước rồi chia gạo thành 5 phần bằng nhau.
- Ngâm 4 phần với các loại nước tạo màu đã làm bên trên và 1 phần còn lại thì ngâm với nước lạnh bình thường.
- Ngâm khoảng 2 - 3 giờ cho gạo nở, lên màu đẹp thì vớt ra, để ráo rồi trộn lẫn 5 loại nếp lại với nhau.
Bước 4: Hấp xôi
- Cho một ít nước vào xoong nồi cơm điện, đặt chõ hấp của nồi cơm lên trên và cho gạo đã ngâm vào nồi.
- Cuối cùng, bạn đậy nắp nồi cơm điện lại và nhấn nút nấu chín xôi.
Thành phẩm
- Xôi chín thì bạn xới ra đĩa, nhét xôi vào trong múi mít làm nhân rồi thưởng thức.
- Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị thêm nước cốt dừa để rưới lên xôi nếu thích vị béo bùi, ngọt nhẹ nhé!
Xem thêm: Tổng hợp các cách nấu xôi thịt bằm ăn sáng ngon, chất lượng
Trên đây là 5 cách nấu xôi ngũ sắc thơm ngon, lên màu cực chuẩn mà NEWSUN muốn chia sẻ đến cho bạn đọc tham khảo. Hãy lưu lại ngay các công thức này để vào bếp thực hiện ngay khi có thời gian rảnh nha. Chúc bạn thành công!