Số lượng bạch cầu giảm: Phân loại, nguyên nhân và triệu chứng

Bạch cầu giảm có thể do bẩm sinh, nhiễm trùng, bệnh tự miễn… Số lượng bạch cầu giảm nhẹ thường không đáng ngại, nếu giảm mạnh, người bệnh cần được can thiệp điều trị sớm. Vậy bạch cầu giảm là bệnh gì? Điều trị ra sao?

bạch cầu giảm

Bạch cầu giảm là gì?

Bạch cầu giảm (Leukopenia) là tình trạng số lượng bạch cầu trong máu giảm xuống < 4000/mcL. Hiện tượng sụt giảm này có thể xảy ra với nhiều loại tế bào bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu trung tính (tuyến phòng thủ đầu tiên giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng). Giảm bạch cầu dù không đe dọa tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tổng thể.

>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Tăng bạch cầu

số lượng bạch cầu trong máu giảm thấp
Bạch cầu giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trong máu giảm xuống thấp hơn mức bình thường.

Phân loại bạch cầu giảm

Tình trạng bạch cầu giảm thường được phân loại như sau:

1. Bạch cầu trung tính giảm

Bạch cầu trung tính giảm là tình trạng số lượng bạch cầu trung tính trong máu giảm chỉ còn < 1500/mcL (<1,5 × 109/L) [1]. Người gốc Phi hoặc Trung Đông thường có số lượng bạch cầu trung tính thấp ở mức 500/mcL (0,5 × 109/L), được gọi là giảm bạch cầu trung tính theo sắc tộc. Sự khác biệt này xuất phát từ tính đa hình trong gen 1 của thụ thể kháng nguyên Duffy (DARC).

Giảm bạch cầu trung tính kèm theo giảm bạch cầu đơn nhân và giảm bạch cầu lympho có thể gây ra tình trạng thiếu hụt miễn dịch nặng hơn so với giảm bạch cầu trung tính đơn thuần.

2. Bạch cầu mono giảm

Giảm bạch cầu mono là hiện tượng giảm số lượng bạch cầu mono trong máu xuống mức < 500/mcL (< 0,5 × 109/L) [2]. Loại bạch cầu này có đặc tính phụ thuộc vào nơi chúng cư trú (nơi bạch cầu mono trở thành đại thực bào). Tình trạng giảm số lượng có thể liên quan đến chấn thương, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị y tế…

3. Bạch cầu lympho giảm

Bạch cầu lympho giảm xảy ra khi tổng số tế bào bạch cầu lympho trong máu đạt mức < ​1000/mcL (< 1 × 109/L) ở người trưởng thành [3]. Tuy nhiên, không phải lúc nào hiện tượng này cũng được xem là giảm bạch cầu vì các tế bào lympho chỉ chiếm từ 20 đến 40% tổng số lượng bạch cầu.

giảm bạch cầu có nhiều loại
Tình trạng giảm bạch cầu có thể liên quan đến nhiều loại bạch cầu khác nhau.

Nguyên nhân giảm bạch cầu

Bạch cầu giảm trong trường hợp nào? Nguyên nhân bạch cầu giảm có thể liên quan đến nhiều tình trạng sức khỏe, bệnh lý khác nhau như:

1. Rối loạn tạo máu trong tủy xương

Rối loạn tạo máu trong tủy xương có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc mắc phải, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu. Một số bệnh lý cụ thể phải kể đến như:

2. Bệnh tự miễn

Bạch cầu giảm do đâu? Một số bệnh tự miễn có thể phá hủy các tế bào bạch cầu, dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu, có thể kể đến như:

3. Bẩm sinh

Suy giảm bạch cầu cũng có thể là tình trạng bẩm sinh, thường xảy ra đối với bạch cầu trung tính. Trẻ sơ sinh ngay từ khi sinh ra đã mắc phải bệnh lý này, chủ yếu do di truyền từ bố mẹ.

4. Nhiễm trùng

Hầu như bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào cũng có thể dẫn đến giảm bạch cầu. Nguyên nhân do tế bào bạch cầu trung tính được sử dụng hoặc phá hủy nhanh chóng. Một số trường hợp cũng có thể do quá trình sản xuất bạch cầu trung tính trong tủy xương bị ức chế. Các nguyên nhân nhiễm trùng thường gặp phải kể đến như:

5. Thuốc

Bạch cầu giảm khi nào? Giảm bạch cầu cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp dùng các loại thuốc trên đều bị giảm bạch cầu. Khi giảm bạch cầu do tác dụng phụ của thuốc, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 60 ngày kể từ khi bắt đầu dùng thuốc.

6. Suy dinh dưỡng

Thiếu hụt dinh dưỡng có thể dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu trung tính, đặc biệt là thiếu vitamin B12, axit folic hoặc đồng. Mỗi loại vitamin này đều đóng vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất và hoạt động khỏe mạnh của tế bào máu. Trong đó, thiếu vitamin B12 xảy ra phổ biến hơn.

Để ngăn ngừa tình trạng này, điều quan trọng, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống. Một số trường hợp có thể cần sử dụng thêm thực phẩm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.

7. Ung thư và phương pháp điều trị ung thư

Giảm bạch cầu là bệnh gì? Các bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến tủy xương như bệnh đa u tủy, bệnh loạn sản tủy… tác động đến quá trình sản xuất bạch cầu, gây giảm bạch cầu. Ngoài ra, các phương pháp điều trị ung thư như: hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương… cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ tương tự.

giảm bạch cầu liên quan nhiều bệnh lý
Giảm bạch cầu có thể liên quan đến nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau.

Triệu chứng giảm bạch cầu

Bệnh giảm bạch cầu có thể không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn làm bạch cầu giảm có thể gây ra triệu chứng như:

Tình trạng bạch cầu giảm dai dẳng có thể khiến bệnh nhiễm trùng tái phát liên tục, kéo dài và ngày càng nghiêm trọng. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất cần thiết.

Chẩn đoán phát hiện chỉ số bạch cầu giảm

Để xác định chỉ số bạch cầu giảm, trước tiên, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần. Sau đó, một số phương pháp khác cũng có thể được chỉ định bao gồm:

xét nghiệm chẩn đoán giảm tiểu cầu
Xét nghiệm máu chẩn đoán nguyên nhân gây giảm tiểu cầu.

Cách điều trị tình trạng số lượng bạch cầu giảm trong máu

Đối với bệnh giảm bạch cầu trong máu, phương pháp điều trị sẽ được chỉ định tùy thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể:

Hướng dẫn phòng tránh nhiễm trùng, tránh nguy cơ giảm bạch cầu

Tình trạng giảm bạch cầu không thể phòng ngừa, nhưng có thể làm giảm nguy cơ bằng cách phòng tránh nhiễm trùng thông qua các cách sau:

Câu hỏi thường gặp

Dưới đây là phần giải đáp một số thắc mắc thường gặp liên quan đến tình trạng giảm bạch cầu:

1. Số lượng bạch cầu giảm bao nhiêu là nguy hiểm?

Số lượng bạch cầu dưới 500 bạch cầu trung tính/microlit máu được coi là trường hợp nặng, nguy hiểm, cần can thiệp điều trị kịp thời.

2. Tình trạng bạch cầu giảm nhẹ có sao không?

Tình trạng bạch cầu giảm nhẹ không đáng lo ngại, có thể không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng.

3. Bạch cầu giảm mạnh có nguy hiểm không?

Bạch cầu giảm mạnh là trường hợp nguy hiểm, có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc can thiệp điều trị kịp thời là rất quan trọng và cần thiết.

Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin cơ bản về bạch cầu giảm, bạch cầu giảm là sao, bạch cầu giảm bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Điều quan trọng là cần chủ động ngăn ngừa nhiễm trùng để giảm nguy cơ phát bệnh.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/giam-bach-cau-a80703.html