Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và hình ảnh

Hẹp bao quy đầu xảy ra ở 96% trẻ sơ sinh do sự kết dính tự nhiên giữa bao quy đầu và quy đầu, gọi là hẹp bao quy đầu sinh lý, sẽ hết khi trẻ lớn hơn. Phần lớn tình trạng này lành tính, tuy nhiên, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. (1)

Bài viết này bác sĩ Phạm Xuân Long, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu Thận học Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ những biểu hiện, nguyên nhân, nguy cơ biến chứng và cách xử trí hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh một cách an toàn.

hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là gì?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là hiện tượng da quy đầu bọc kín toàn bộ quy đầu dương vật của bé. Miệng bao quy đầu rất nhỏ, gần như ôm chặt quy đầu nên khó lộn xuống.

Có đến 96% trẻ sơ sinh nam gặp phải tình trạng hẹp bao quy đầu. Khi em bé lớn, kích thước dương vật gia tăng đẩy quy đầu dần lộ ra khỏi bao quy đầu. Ước tính chỉ khoảng 1% nam giới từ 16 tuổi trở lên còn gặp phải vấn đề hẹp bao quy đầu. Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh được chia thành 2 loại: (2)

Hẹp bao quy đầu là hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng thường gặp ở hầu hết trẻ sơ sinh

Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Có 2 nhóm nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Một số nguyên nhân khiến em bé gặp phải tình trạng này gồm:

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu thường có những dấu hiệu sau đây: (3)

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu có thể bị đau và quấy khóc
Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu có thể bị đau và quấy khóc

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu

Hầu hết trường hợp chít hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là lành tính, có thể tự hết khi bé lớn hơn. Mặt khác, hẹp bao quy đầu có thể khiến bé đối mặt với nguy cơ mắc một số bệnh như:

1. Viêm quy đầu

Bao quy đầu bị hẹp khiến tế bào da chết, chất nhờn, cặn bã tích tụ tạo ra môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển. Từ đó, quy đầu viêm sưng đau, khó chịu, thậm chí có thể tiết dịch mủ.

2. Viêm nhiễm niệu đạo

Vi khuẩn phát triển nhanh gây nhiễm khuẩn trước tiên ở vùng quy đầu và da quy đầu của trẻ. Nếu không kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện điều trị, vi khuẩn có thể lan tới niệu đạo gây viêm niệu đạo. Từ đây, vi khuẩn có thể đi ngược dòng niệu đạo để tấn công vào các cơ quan khác như bàng quang, niệu quản, tuyến tiền liệt, thận.

3. Thắt nghẹt bao quy đầu

Da quy đầu là lớp bảo vệ tự nhiên giúp quy đầu của trẻ tránh khỏi tổn thương, bụi bẩn và các tác nhân gây bệnh khác. Tuy nhiên, thắt nghẹt bao quy đầu lại là mối đe dọa với trẻ sơ sinh. Bao quy đầu thắt nghẹt khiến bã nhờn, nước tiểu, chất bẩn tích tụ tạo điều kiện để nhiều loại vi khuẩn gây bệnh phát triển gây viêm bao quy đầu, viêm niệu đạo…

Ngoài ra, bao quy đầu bị thắt nghẹt khiến lưu thông máu tại dương vật gặp khó khăn, gây sưng, phù nề, bầm tím, đau… Nếu không kịp thời xử lý có thể dẫn đến hoại tử dương vật.

4. Dương vật bé chậm phát triển

Bao quy đầu bịt kín, quy đầu không thể chui ra ngoài như bình thường, đặc biệt các trường hợp bé gặp tình trạng thắt nghẹt bao quy đầu. Điều này cản trở đến sự phát triển tự nhiên của dương vật khi bé lớn hơn.

5. Ung thư dương vật

Hẹp bao quy đầu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dẫn đến viêm nhiễm mạn tính khiến các tế bào tại vùng này dần biến đổi. Nếu không xử lý viêm nhiễm sớm và đúng cách, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ ung thư dương vật, ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản của bé sau này.

6. Nguy cơ vô sinh

Da quy đầu bịt kín khiến việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho bé khó khăn. Nước tiểu, bã nhờn tích tụ tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh. Chúng có thể ngược dòng nước tiểu để xâm nhập và tấn công các cơ quan khác, bao gồm tinh hoàn, “nhà máy” sản xuất tinh trùng ở nam giới. Tinh hoàn bị xâm nhiễm, việc sản xuất tinh trùng bị ảnh hưởng có thể khiến trẻ vô sinh khi trưởng thành.

> Bài viết liên quan: Hẹp bao quy đầu ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chẩn đoán

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có thể gây ra một số biến chứng
Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có thể gây ra một số biến chứng

Khi nào cần cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh?

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh hầu hết lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, với trẻ dưới 12 tháng tuổi thường không có chỉ định cắt bao quy đầu, trừ khi em bé bị nhiễm trùng da quy đầu. Hầu hết trường hợp cắt bao quy đầu sớm xuất phát từ lý do văn hóa, tôn giáo.

Cắt bao quy đầu là phẫu thuật nhằm loại bỏ da quy đầu, có thể được thực hiện bằng máy hoặc thủ công. Phẫu thuật này cần được thực hiện tại bệnh viện với bác sĩ chuyên khoa Nam học có kinh nghiệm. (4)

Cách chẩn đoán tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Để chẩn đoán trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu, bác sĩ dựa vào các dấu hiệu lâm sàng quan sát bằng mắt thường như sau:

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Sau đây là hình ảnh minh họa một trường hợp em bé bị hẹp bao quy đầu:

Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh
Hình ảnh hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Cách điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu xảy ra phổ biến, thường lành tính nên không cần điều trị, có thể tự hết khi bé lớn hơn. Trường hợp cần xử trí hẹp bao quy đầu cho trẻ sơ sinh, có 2 phương pháp đang được áp dụng, bao gồm:

> Bài viết liên quan: 5 cách chữa hẹp bao quy đầu tại nhà không cần phẫu thuật

Phòng ngừa hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh có 2 loại là hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Nếu trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu sinh lý thì hoàn toàn không có cách nào phòng tránh được, đây là hiện tượng xảy ra ở hầu hết trẻ sơ sinh.

Phụ huynh chỉ có thể giúp bé phòng tránh hẹp bao quy đầu bệnh lý bằng cách thường xuyên vệ sinh cơ quan sinh dục cho bé một cẩn thận. Thường xuyên lau người, thay tã bỉm cho trẻ để tránh vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Có thể phòng tránh hẹp bao quy đầu cho bé bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ
Có thể phòng tránh hẹp bao quy đầu cho bé bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ

Trẻ sơ sinh bị hẹp bao quy đầu hết sức bình thường, cha mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé bị hẹp bao quy đầu gây đau, sưng, bầm tím làm bé quấy khóc, phụ huynh có thể đến khám với bác sĩ chuyên khoa tại khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu Thận học Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM để được khám, tư vấn, điều trị phù hợp.

Hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh là vấn đề rất phổ biến, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nên cha mẹ không nên lo lắng. Tuy nhiên, nếu bao quy đầu của em bé bị hẹp gây đau, sưng, bầm, có mủ, cha mẹ nên đứa bé tới bệnh viện khám sớm, tránh rủi ro không mong đến với con trai mình. Mong rằng bài viết trên đã mang đến cho các bậc cha mẹ những thông tin hữu ích.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/hinh-anh-lon-tre-con-a79952.html