Sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì, kiêng gì nhanh lành?

Sau khi phẫu thuật, người bệnh ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể nhanh chóng hồi phục, lấy lại sức khỏe, duy trì tổng trạng cho quá trình điều trị tiếp theo (nếu có). Vậy người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua chia sẻ của bác sĩ Kim Thị Bé Diệp, khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì

Sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì?

Nếu bạn thắc mắc sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì, dưới đây là một số hướng dẫn và gợi ý. Tuy nhiên, những gợi ý này không thể thay thế được hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Việc người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, nguyện vọng người bệnh…

1. Thực phẩm giàu protein giúp xây dựng và sửa chữa mô

Sau bất kỳ phẫu thuật nào, cơ thể cũng cần lượng lớn protein (chất đạm) để xây dựng, tái tạo mô tổn thương (vết mổ). Protein đóng vai trò chính trong việc tái tạo cơ bắp và các mô trong cơ thể. Bổ sung nhiều protein giúp mô tái tạo tốt hơn, vết thương mau hồi phục hơn, hạn chế gặp các biến chứng sau mổ, ví dụ như nhiễm trùng.

Nguồn protein tốt có thể tìm thấy ở nhiều loại thực phẩm như:

Sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì?
Protein hay đạm giúp cơ thể phục hồi sau phẫu thuật ung thư trực tràng nhanh hơn.

2. Vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình chữa lành vết thương sau mổ

Sau phẫu thuật, cơ thể cần nhiều vitamin và khoáng chất để hỗ trợ quá trình hồi phục và chữa lành vết thương. Dưới đây là một số dưỡng chất cần thiết:

sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn thực phẩm giàu chất béo tốt
Người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì, kiêng gì nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Chất béo lành mạnh hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng

Người bệnh nên bổ sung thêm các loại chất béo lành mạnh như dầu olive, bơ, dầu đậu nành… thay thế cho chất béo bão hòa trong mỡ động vật, hạn chế ăn các thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ.

4. Thực phẩm chứa men vi sinh giúp phục hồi sức khỏe đường ruột

Sau khi phẫu thuật ung thư trực tràng, việc chăm sóc và phục hồi sức khỏe đường ruột rất quan trọng, thực phẩm chứa men vi sinh (probiotic) có thể hỗ trợ quá trình này. Ví dụ, sữa chua là nguồn thực phẩm chứa men vi sinh phổ biến, đặc biệt giàu các chủng lợi khuẩn như Lactobacillus và Bifidobacterium, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.

10 loại thực phẩm tốt cho người bệnh ung thư trực tràng sau phẫu thuật

1. Cá nạc và cá béo

Cá là nguồn protein tốt và giàu dinh dưỡng vi lượng như selen, canxi, kẽm… rất tốt cho cơ thể, thích hợp làm nguồn đạm chính trong thực đơn hàng ngày của người bệnh ung thư. Ngoài ra, các loại cá (như cá hồi) còn cung cấp lượng lớn chất béo tốt. Dưới đây là lượng protein có trong 100g thịt cá phổ biến:

Bên cạnh cá, các loại hải sản như tôm, cua, mực, bạch tuộc… cũng cung cấp rất nhiều protein và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh ung thư không nên ăn cá hay hải sản sống. Do hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh ung thư dễ mắc bệnh hơn nếu ăn thực phẩm chưa chín.

2. Thịt gà không da

Thịt gà là nguồn thịt trắng bên cạnh cá có thể dùng làm nguồn protein chính cho cơ thể. Trong mỗi 100g thịt nạc gà (không da) chứa khoảng 31g đạm. Ngoài thịt gà, một số gia cầm khác như vịt cũng là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nên hạn chế ăn da gà vì chứa nhiều chất béo.

3. Trứng

100g trứng cung cấp 13g đạm cùng nhiều chất béo, vitamin A, B, D , E, canxi, magie, kali… Trứng là thực phẩm rẻ, dễ chế biến, cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trứng có thể gây hại cho sức khỏe. Tiêu thụ 1 quả trứng/ngày được cho rằng an toàn cho sức khỏe.

4. Các loại đậu

Đậu cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như carbohydrate (tinh bột, chất xơ), lipid (chất béo) và protein. Ví dụ, trong 100g đậu xanh chứa:

Các loại đậu tốt cho người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng
Các loại đậu và hạt có thể cung cấp cả 3 nhóm dưỡng chất đa lượng thiết yếu: chất đạm, chất béo và carbohydrate.

5. Sữa chua và kefir

Sữa chua và kefir (sữa lên men với nấm kefir) có thể cung cấp dinh dưỡng hiệu quả qua đường uống với protein, canxi, vitamin A, D, B12, acid lactic… Ngoài ra, sữa chua và kefir còn tăng sức khỏe đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, phù hợp với người bệnh ung thư trực tràng.

6. Các món rau củ nấu chín kỹ

Rau củ là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất phổ biến, cũng như chất xơ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe đường ruột. Tuy nhiên, nên nấu chín kỹ các loại rau củ để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

7. Chuối

Chuối là trái cây phổ biến tại Việt Nam, chứa nhiều vitamin C, chất xơ, canxi, kali… Ăn chuối giúp bổ sung năng lượng và dễ tiêu hóa, thích hợp cho người bệnh ung thư trực tràng.

8. Đu đủ

Đu đủ chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, một số enzyme hỗ trợ việc tiêu hóa… Đu đủ còn được cho là khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch và xương khớp.

9. Kiwi

Dù không quá phổ biến tại Việt Nam, kiwi cung cấp nhiều vitamin C, canxi, có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, làm phong phú hơn thực đơn của người bệnh.

10. Quả bơ

Bơ là nguồn chất béo lành mạnh, có thể ăn trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, bơ chín có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, cùng nhiều dưỡng chất, vitamin có lợi cho sức khỏe.

Sau mổ ung thư trực tràng kiêng ăn gì?

1. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ khó tiêu hóa

Ăn quá nhiều các loại rau sống, trái cây có vỏ cứng hoặc nhiều hạt, ngũ cốc nguyên cám… có thể gây khó tiêu hóa và tạo áp lực lên hệ tiêu hóa. (1)

2. Thực phẩm cay hoặc chua

Sau phẫu thuật, vùng trực tràng rất nhạy cảm và dễ bị viêm. Thực phẩm cay và chua có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc gây kích ứng, dẫn đến các biến chứng không mong muốn như nhiễm trùng hoặc viêm loét.

3. Thực phẩm chiên, xào hoặc nhiều dầu mỡ

Ăn nhiều thực phẩm chiên, xào hoặc nhiều dầu mỡ có thể gây khó tiêu, tăng phản ứng viêm trong cơ thể. Đặc biệt những loại thức ăn nhanh, đóng hộp còn chứa nhiều gia vị và chất béo xấu, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

4. Thực phẩm chứa nhiều caffein

Thực phẩm chứa caffein có thể gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của người bệnh. Ngoài ra, cà phê có thể gây kích thích nhu động ruột, khiến người bệnh đi ngoài nhiều hơn sau khi phẫu thuật.

5. Sau mổ ung thư trực tràng kiêng uống rượu bia

Uống rượu bia sau khi phẫu thuật ung thư trực tràng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, cản trở quá trình hồi phục, gây mất nước, suy yếu hệ miễn dịch… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.

Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư trực tràng như thế nào?

1. Dinh dưỡng ngay sau phẫu thuật (vài ngày đầu)

Chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, đa số các trường hợp đều có thể ăn ngay sau khi hồi tỉnh. Thức ăn có thể bắt đầu bằng dạng lỏng như súp loãng, cháo, sữa… và từ từ chuyển sang những thức ăn đặc hơn.

Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư trực tràng như thế nào?
Nên ăn thực phẩm lỏng, nhẹ, mềm ngay sau khi vừa phẫu thuật ung thư trực tràng.

2. Chuyển sang chế độ ăn uống thông thường (vài tuần sau mổ)

Vài tuần sau mổ, người bệnh có thể trở lại với chế độ ăn uống thông thường dưới sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, cần lưu ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt, vitamin C. (2)

Xem thêm:

Một vài lưu ý sau phẫu thuật ung thư trực tràng

Ngoài việc biết sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

Trên đây là bài viết hướng dẫn người bệnh sau phẫu thuật ung thư trực tràng nên ăn gì. Dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe người bệnh ung thư, đặc biệt sau khi phẫu thuật, cơ thể cần được cung cấp nhiều dinh dưỡng để khôi phục tổng trạng, chuẩn bị cho các liệu pháp bổ trợ như hóa trị sau đó. Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo hướng dẫn ăn uống của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khỏe, giúp việc điều trị hiệu quả hơn.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/mo-nen-an-gi-a79865.html