5 lưu ý quan trọng khi tỉa chân nhang để mang lại an lành, may mắn
Những lưu ý khi tỉa chân nhang để không bị phạm tâm linh
1.Tỉa chân nhang có được xê dịch bát hương không?
Gia chủ hoàn toàn có quyền bao sái (lau chùi), xê dịch bát hương để dọn dẹp sạch sẽ và đặt lại chỗ cũ mà không có vấn đề gì. Tương tự, ban thờ cũng thế, chúng ta có thể xê dịch các đồ thờ để quét dọn. Bởi, bát hương, cây nhang là vật để gia chủ bày t...
2. Tỉa chân nhang vào ngày nào?
Chúng ta có thể tỉa chân nhang hàng ngày, không phải đợi đến ngày ông công ông táo mới được tỉa.Việc để chân nhang lùm xùm có thể khiến bát hương và ban thờ không được sạch sẽ và trang nghiêm, đồng thời có nguy cơ bốc cháy nguy hiểm.
3. Tỉa chân nhang để lại mấy chân?
Sau khi bao sái bát hương, chúng ta có thể để lại mỗi bát hương 3 - 5 chân nhang.Ba chân nhang mang tính chất tiếp nối, tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng (Tam Bảo); năm chân nhang tượng trưng cho ngũ phúc (năm điều phúc lành hoặc huyết thống năm đời).Lưu ý: Trước khi tỉa chân nhang, quý vị chắp tay bạch theo văn khấn xin tỉa chân nhang như sau: “Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (hoặc Nam mô A Di Đà Phật), con xin phép được bao sái bát hương ạ”.
4. Ai là người được tỉa chân nhang?
Trong Phật giáo rất bình đẳng, việc cúng lễ, lau chùi, tỉa chân nhang không phân biệt nam hay nữ, kể cả phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt; miễn là họ giữ vệ sinh sạch sẽ. Quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” là quan niệm của một xã hội cũ trọng nam khinh nữ. Họ coi nhẹ người phụ nữ và cho rằng, việc tế tự, thờ cúng chỉ có nam giới mới kết nối được với thần linh, còn nếu là nữ giới sẽ kéo theo ma quỷ. Đó là quan niệm sai lầm. Cho nên, phụ nữ hay nam giới đều thắp hương, tỉa chân nhang, khấn vái, dọn dẹp ban thờ được bình thường.
5. Cách xử lý tro và chân nhang sau khi tỉa chân nhang
Sau khi tỉa xong, gia chủ có thể để chân nhang ở nơi sạch sẽ (có thể là bồn hoa, gốc cây sạch), hoặc mang đi hóa, lấy tro bón vào gốc cây.Đặc biệt lưu ý, nếu những đồ liên quan đến thờ cúng như hoa, quả, chân nhang,... dù đã héo, tàn, mà từng dâng cúng Phật, thì không nên bỏ vào nơi dơ dáy, thiếu trang nghiêm. Vì như vậy thể hiện tâm chưa được lành thiện, cung kính.
Một số gia đình đã ứng dụng cách rút tỉa chân nhang
Chị Đặng Thị Như Quỳnh, hiện đang là làm tại Công ty Cổ Phần Hanpak đã thực hành cách rút tỉa chân nhang trên, chị chia sẻ: “Trước đây, ban thờ nhà mình khá bừa bộn do ảnh hưởng bởi những quan niệm cũ như để tàn hương càng nhiều thì càng nhiều lộc, đế...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!