Âm hộ là gì? Âm hộ như thế nào là bình thường?

Âm hộ là gì?

Âm hộ (Vulva) hay còn gọi là cửa mình, nằm bên trong thành môi nhỏ, phía dưới lỗ niệu đạo và phía trên hậu môn, là cửa dẫn vào âm đạo. Âm hộ sẽ bao quanh lỗ âm đạo, nhưng không phải âm đạo. Vì nằm ở vị trí nhạy cảm nên âm hộ đôi khi gặp phải những vấn đề bất thường, khiến cho chị em không khỏi lúng túng.Cụ thể hơn, cấu tạo âm hộ bao gồm các bộ phận sau:

Đọc thêm

Chức năng chính của âm hộ là gì?

Nếu như âm đạo có chức năng sinh sản tình dục , âm hộ đóng vai trò quan trọng trong việc phản ứng và cảm nhận khoái cảm tình dục. Ngoài ra, âm hộ cũng chịu trách nhiệm:

Đọc thêm

Phân biệt âm hộ, âm đạo và âm vật như thế nào?

Âm hộ và âm đạo là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn, thậm chí được sử dụng thay thế nhau. Việc này dẫn đến tình trạng nhiều chị em vệ sinh âm đạo giống như cách vệ sinh âm hộ.Khác với âm hộ, âm đạo của phụ nữ có cơ chế tự làm sạch. Việc thụt rửa sâu vào âm đạo làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và tổn thương. Vì thế, bạn nên phân biệt rõ những khái niệm này, theo đó:[embed-health-tool-due-date]

Đọc thêm

Sự thay đổi của âm hộ theo từng giai đoạn

Theo từng thời kỳ, âm hộ phụ nữ sẽ thay đổi đặc trưng.

Đọc thêm

Ở tuổi dậy thì

Âm hộ thay đổi trong tuổi dậy thì khi cơ thể gia tăng estrogen và bắt đầu phát triển nhanh. Môi bé phát triển và rộng ra. Lông mu bắt đầu mọc nhiều và trở nên dày, xoăn hơn.Âm hộ cũng có thể thay đổi màu sắc. Trải qua dậy thì, màu sắc của cô bé có thể chuyển đổi từ màu hồng nhạt đến đỏ nâu sẫm, hoặc thâm đen. Màu sắc cũng có thể thay đổi theo các sắc tộc khác nhau.

Đọc thêm

Khi mang thai

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc lưu lượng máu chảy đến vùng âm hộ sẽ nhiều hơn, và khiến âm hộ sưng lên. Màu da âm hộ và lỗ âm đạo có thể sẫm lại.Một số phụ nữ có thể bị giãn tĩnh mạch ở âm đạo, âm hộ và hậu môn trong khi mang thai. Tình trạng này có thể gây khó chịu, nhưng sẽ thường biến mất sau khi mang thai.

Đọc thêm

Sau khi sinh nở

Trong quá trình sinh nở, da ở đáy chậu phải căng ra để chứa đầu của em bé. Đôi khi, da và các mô của tầng sinh môn bị rách. Những vết rách nhỏ có thể tự lành mà không cần khâu, nhưng một số vết rách cần được phẫu thuật.Một vấn đề khác sau khi sinh con là khô âm đạo, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Khô âm đạo có thể do thay đổi nồng độ hormone. Chất bôi trơn và liệu pháp estrogen cục bộ có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề này.

Đọc thêm

Giai đoạn tiền mãn kinh - mãn kinh

Việc giảm estrogen cũng có thể làm mỏng niêm mạc đường tiết niệu của bạn. Do những thay đổi này, nhiều phụ nữ có thể gặp phải hội chứng cơ quan sinh dục của thời kỳ mãn kinh (GSM) bao gồm:Ngoài ra, tình trạng giảm nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến sức khỏe âm đạo trong thời kỳ mãn kinh. Theo thời gian, niêm mạc âm đạo của bạn có thể mỏng hơn, khô hơn và kém đàn hồi hơn.

Đọc thêm

Âm hộ như thế nào là bình thường và khỏe mạnh?

Âm hộ của mỗi phụ nữ sẽ khác nhau, khác về hình dáng, kích thước và cả màu sắc. Trên thực tế sẽ không có hai âm hộ nào hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, nếu bạn thấy sự chênh lệch của hai bên mép âm hộ thì điều đó cũng là bình thường.Một số phụ nữ phải cắt âm đạo (female genital cutting); phẫu thuật thẩm mỹ hoặc bị sẹo do sinh con cũng sẽ khiến hình dạng âm hộ bị thay đổi. Nếu bạn tò mò về hình dáng âm hộ của mình, bạn có thể dùng gương để soi và quan sát âm hộ từ bên dưới.

Đọc thêm

Dấu hiệu nhận biết âm hộ bất thường

Vì nằm ở vị trí nhạy cảm nên âm hộ đôi khi gặp phải những vấn đề bất thường, khiến cho chị em không khỏi lúng túng. Một số vấn đề chị em có thể gặp phải như:Hầu hết các trường hợp kích ứng âm hộ đều không nghiêm trọng và nhanh khỏi sau khi bạn chăm sóc kỹ trở lại. Trường hợp âm hộ của bạn xuất hiện những triệu chứng bất thường ngoài tầm kiểm soát; bạn nên dành thời gian đi khám chuyên Sản - Phụ khoa để đảm bảo an toàn.

Đọc thêm

Cách chăm sóc và vệ sinh âm hộ phụ nữ

Điều bạn cần biết trước khi vệ sinh âm hộ là gì? Âm đạo có khả năng tự làm sạch, nên bạn không cần thụt rửa và vệ sinh sâu. Tuy nhiên, đối với âm hộ thì bạn nên chăm sóc và giữ vệ sinh sạch sẽ.Để hạn chế những ảnh hưởng lên âm hộ và giữ chúng luôn khỏe mạnh, chị em cần lưu ý:Nội dung trên là tất cả thông tin chị em cần biết về cấu tạo, chức năng và cách chăm sóc âm hộ của phụ nữ. Nếu bạn còn những thắc mắc chưa được giải đáp, hãy cho Hello Bacsi biết tại Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi nhé!

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

wordplay