Ngành bán lẻ là loại hình kinh doanh rất quen thuộc trên thị trường. Tuy nhiên, với sự rộng lớn của thị trường hàng hoá và sự đa dạng của các ngành nghề cũng như nhóm khách hàng, không phải ai cũng có thể hiểu đầy đủ về ngành bán lẻ.
Vì vậy, Ms Uptalent muốn dùng bài viết này để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn ngành bán lẻ là gì cũng như cung cấp đến bạn một số thông tin về nguồn nhân lực ngành bán lẻ. Các bạn hãy cùng theo dõi để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé! MỤC LỤC: 1- Ngành bán lẻ là gì? 2- Vai trò của ngành bán lẻ 3- Đặc trưng ngành bán lẻ 4- Nhân sự ngành bán lẻ 4.1- Các vị trí công việc phổ biến 4.2- Công việc đảm nhiệm 4.3- Mức lương của ngành 4.4- Kỹ năng 4.5- Yêu cầu chứng chỉ, bằng cấp 4.6- Cơ hội việc làm
>>> Xem thêm: Việc làm Hàng tiêu dùng nhanh tại HRchannels.com
1- Ngành bán lẻ là gì?
Ngành bán lẻ trong tiếng Anh được gọi là retail. Khi nói đến bán lẻ bạn có thể hiểu đây là hình thức mà đơn vị bán lẻ sẽ mua hàng hoá từ nhà sản xuất, nhà bán buôn sau đó bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Trong ngành bán lẻ, đơn vị kinh doanh sẽ phải bán ra hàng loạt đơn hàng có giá trị nhỏ cho nhiều cá nhân khác nhau thay vì các đơn hàng lớn với một số nhà bán buôn nhất định.
Các tổ chức, đơn vị đang hoạt động trong ngành bán lẻ hiện có quy mô rất khác nhau. Có những đơn vị chỉ là một hệ thống duy nhất. Nhưng cũng có đơn vị lại sở hữu một hệ thống rộng khắp do nhiều cửa hàng, chi nhánh hợp thành.
Bạn cũng có thể hiểu ngành bán lẻ là quá trình bán các hàng hoá, dịch vụ tới tay khách hàng qua nhiều kênh phân phối khác nhau nhằm thu về lợi nhuận. Bằng cách xây dựng chuỗi cung ứng, các nhà bán lẻ sẽ đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng.
Trong ngành bán lẻ, khách hàng chính là trung tâm. Bởi vậy, đơn vị kinh doanh cần sử dụng linh hoạt các hình thức kinh doanh để đáp ứng được các nhóm cũng như phân khúc tiêu dùng khác nhau.
Hiện tại, ngành retail đang tồn tại 6 mô hình phổ biến sau:
- Bán lẻ tại cửa hàng.
- Bán lẻ không qua cửa hàng.
- Mô hình bán lẻ online.
- Bán hàng thông qua bưu chính.
- Mô hình bán lẻ chuyên biệt.
- Bán lẻ bằng máy tự động.
2- Vai trò ngành bán lẻ
3- Đặc trưng ngành bán lẻ
3.1. Cạnh tranh gay gắt
Với sự dễ dàng tham gia vào ngành, không có nhiều sự rào cản, yêu cầu từ bước đầu nên số lượng nhà bán lẻ, nhà cung ứng lớn hơn rất nhiều so với những ngành nghề khác. Ngành bán lẻ luôn phải đổi mặt với sự cạnh tranh về giá cả, chất lượng phục vụ và trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
3.2. Giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng cuối cùng
Với đối tượng khách hàng người tiêu dùng cuối cùng, ngành bán lẻ sẽ tập trung vào mục đích đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng. Vì vậy, các nhà bán lẻ luôn là người hiểu rõ về nhu cầu, sở thích của khách hàng để mang lại sản phẩm, dịch vụ phù hợp với thị hiếu. Số lượng giao dịch lớn, nhu cầu mua hàng đa dạng, phức tạp và lượng khách hàng không ổn định dễ dàng biến động thường xuyên.
3.3. Dễ bị biến động
3.4. Thị trường đa dạng
3.5. Công nghệ ảnh hưởng lớn
3.6. Bài toán hàng tồn kho - Chuỗi cung ứng
4- Nhân sự ngành bán lẻ
4.1 Vị trí công việc phổ biến
Ngành bán lẻ có rất nhiều vị trí công việc đa dạng. Bạn có thể tuỳ theo sở thích, năng lực của bản thân mà có lựa chọn cho phù hợp. Dưới đây là những vị trí công việc thường thấy trong ngành này:
+ Nhân viên bán hàng (Sales): Nhân viên sales có trách nhiệm liên hệ, tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ công ty đang kinh doanh. + Sales admin hay Sale Representative: Vị trí này đảm nhận những công việc tương tự như nhân viên sales nhưng có phần phức tạp hơn.
+ Sales Executive: Có nhiệm vụ điều hành, triển khai công việc cho cấp dưới và lên kế hoạch, chiến lược bán hàng phù hợp theo từng thời điểm cho công ty.
+ Sale Supervisor/ Quản lý cửa hàng: Vị trí này có trách nhiệm giám sát hoạt động bán hàng và hướng dẫn cho những nhân viên kinh doanh còn ít kinh nghiệm.
+ Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh): Có nhiệm vụ quản lý bộ phận bán hàng, thiết lập các mục tiêu hoạt động và quản trị các công tác hành chính trong bộ phận.
+ Sales Director (Giám đốc kinh doanh): Đây là vị trí cao nhất bộ phận bán hàng. Người đảm nhận vị trí này có trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh, bán hàng của doanh nghiệp. Ngoài các vị trí công việc nêu trên thì ngành bán lẻ còn có các vị trí khác như: Quản lý phòng trưng bày Quản lý dịch vụ khách hàng Quản lý hậu cần và phân phối Quản lý thu mua Quản lý kho Trưởng quầy hàng Trưởng ngành hàng,…
>>> Bạn có thể quan tâm: Top 6 ngành nghề tiềm năng và là xu hướng trong tương lai
4.2 - Công việc đảm nhiệm
Tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm, từng công ty mà công việc của người làm trong ngành bán lẻ sẽ có những điểm khác biệt nhất định. Tuy nhiên, có những công việc chính mà người bán lẻ nào cũng phải làm, bao gồm:
- Cập nhật các thông tin về hàng hoá, sản phẩm.
- Tiếp nhận hàng hóa từ kho, kiểm tra tình trạng, số lượng hàng hoá, ghi nhận các vấn đề phát sinh và lập báo cáo.
- Tổ chức trưng bày, sắp xếp hàng hóa sao cho khoa học, thẩm mỹ để thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Tư vấn cho khách hàng, đề xuất các sản phẩm phù hợp cho họ và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm.
- Tiếp nhận những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng và đưa ra lời giải đáp sớm nhất cho họ.
- Nghiên cứu, phân tích khách hàng để có chiến lược bán hàng hiệu quả.
4.3 - Mức lương của ngành
Mức lương của người làm trong ngành bán lẻ thường bao gồm lương cứng và thưởng doanh số. Với người có ít kinh nghiệm, lương cứng sẽ từ 3 - 4 triệu/tháng. Còn người có nhiều kinh nghiệm lương cứng sẽ từ 6 - 7 triệu/tháng.
Nếu so với các ngành nghề khác thì mức lương cứng ngành bán lẻ khá thấp. Cụ thể, ngành kế toán lương trung bình khoảng 10 triệu/tháng, ngành xây dựng - cơ khí lương trung bình từ 18 triệu/tháng, ngành bất động sản lương trung bình khoảng 17 triệu/tháng,…
Mặc dù lương cơ bản thấp nhưng người làm việc trong ngành bán lẻ lại có khoản thưởng theo doanh số. Vì vậy, mức thu nhập thực tế của một nhân sự trong ngành này có thể lên tới 40 triệu/tháng. Đây là con số rất đáng mong đợi đối với nhiều người.
>>> Bạn có thể tham khảo: Những kỹ năng cần tích lũy của Giám đốc chuỗi bán lẻ
4.4- Kỹ năng cần có
Để trở thành một nhân sự xuất sắc trong ngành bán lẻ bạn cần thành thạo các kỹ năng sau:
Kỹ năng chuyên môn
Một người bán lẻ xuất sắc phải hiểu rõ sản phẩm mình đang bán và nắm đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm để tư vấn tốt nhất cho khách hàng. Qua đó nâng cao khả năng bán được hàng và doanh số cho doanh nghiệp.
Cho dù ngành bán lẻ không đòi hỏi cao về trình độ, bằng cấp thì bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về bán hàng, tâm lý khách hàng, cách tìm hiểu thị trường,… Việc thành thạo các kiến thức cần thiết sẽ cung cấp cho bạn nền tảng vững chắc để thành công hơn trong sự nghiệp.
Kỹ năng mềm
Ngoài kiến thức chuyên môn thì người làm trong ngành bán lẻ muốn thành công cũng cần rèn luyện và thành thạo các kỹ năng sau:
+ Kỹ năng quan sát: Khả năng quan sát tốt sẽ giúp nhà bán lẻ nắm bắt được sở thích, nhu cầu của khách hàng. Từ đó, họ có thể gợi ý các sản phẩm phù hợp với khách hàng. + Kiên nhẫn và biết lắng nghe: Tính kiên nhẫn và khả năng lắng nghe sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng, tư vấn cho họ chính xác hơn và còn có thể giải quyết ổn thoả các vấn đề phát sinh. + Kỹ năng bán hàng: Đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với những người làm việc trong ngành bán lẻ nói riêng và ngành bán hàng nói chung. + Kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục: Giao tiếp tốt là chìa khóa hữu hiệu để bạn dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn. Trong khi đó, khả năng đàm phán, thuyết phục sẽ giúp bạn thúc đẩy khách hàng ra quyết định mua hàng. + Kỹ năng giải quyết vấn đề: Thể hiện sự linh hoạt, suy nghĩ nhanh và sáng tạo để giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình phục vụ khách hàng. Bởi khách hàng trong ngành bán lẻ là những khách hàng cá nhân, sẽ có vô vàn tình huống phát sinh xảy ra. Kỹ năng này sẽ giúp cửa hàng nhanh chóng thoát khỏi vấn đề và gây ấn tượng tốt với người mua hàng. + Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình làm việc, bạn cần kết hợp tốt với đồng nghiệp và quản lý nhằm hướng đến phục vụ khách hàng tốt nhất. + Kỹ năng sử dụng công nghệ: Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và những ứng dụng vào ngành bán lẻ và mang lại hiệu quả cao như: công nghệ livetream, affiliate,...thì việc bạn có khả năng sử dụng công nghệ điện thoại di động, máy tính, phần mềm, công cụ bán hàng,... là một lợi thế lớn giúp bạn nhanh chóng thành công ở ngành nghề này. + Biết đặt mục tiêu: Nếu có mục tiêu làm việc rõ ràng, bạn sẽ hoàn thành công việc tốt hơn, kết quả đạt được cũng cao hơn. Bạn có thể dựa theo phương pháp SMART để dễ dàng thiết lập mục tiêu làm việc cho chính mình mỗi ngày.
4.5- Chứng chỉ, bằng cấp yêu cầu
Nhà tuyển dụng thường không yêu cầu quá khắt khe đối ứng viên ngành bán lẻ. Để có thể ứng tuyển, bạn chỉ cần có tối thiểu bằng tốt nghiệp THPT là được.
Tuy nhiên, với các vị trí cấp quản lý trong ngành, nhà tuyển dụng sẽ có yêu cầu cao hơn về bằng cấp. Lúc này, bạn sẽ cần có bằng Cao đẳng hay Đại học nếu muốn tham gia ứng tuyển.
4.6- Xu hướng việc làm
Theo các chuyên gia, ngành bán lẻ tại Việt Nam hiện nổi bật lên ba xu hướng chính:
- Thứ nhất, bán hàng qua các kênh truyền thông xã hội. Người tiêu dùng ngày càng chú ý đến các đánh giá từ các KOLs, người ảnh hưởng (influencers). Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ đẩy mạnh phát triển hình thức thuê hoặc tặng sản phẩm cho những reviewer, influencers hay KOLs để họ lên bài đánh giá hay review sản phẩm trên kênh của họ.
- Thứ hai, đẩy mạnh quá trình cá nhân hoá các trải nghiệm của khách hàng. Đây là biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng sự tương thích giữa sản phẩm với nhu cầu khách hàng. Theo khảo sát, các doanh nghiệp sẽ gia tăng các hoạt động marketing liên quan đến vấn đề quản trị khách hàng và trải nghiệm khách hàng trong thời gian tới.
- Thứ ba, mở rộng bán hàng đa kênh. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ tiếp tục phát triển chiến lược bán hàng đa kênh bằng cách kết hợp cửa hàng, các công nghệ bán lẻ và sàn thương mại điện tử để tạo nên trải nghiệm mua sắm liền mạch cho người tiêu dùng. Với quy trình liền mạch, các đơn hàng online cũng có thể được phân phối trực tiếp qua cửa hàng.
Có thể khẳng định, cơ hội nghề nghiệp trong ngành bán lẻ sẽ luôn rộng mở. Bởi vì, ngành bán lẻ sẽ luôn tồn tại khi con người vẫn có nhu cầu mua sắm và các đơn vị kinh doanh vẫn tiếp tục bán ra các sản phẩm, dịch vụ.
Bên cạnh đó, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành bán lẻ luôn rất cao. Đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đẩy mạnh bán lẻ đa kênh thì họ không chỉ cần tuyển nhân viên làm việc tại cửa hàng mà còn phải tuyển nhân viên bán hàng trên các kênh online.
Công việc trong ngành bán lẻ có thể không yêu cầu quá cao về bằng cấp, nhưng bạn vẫn cần nỗ lực học tập và rèn luyện năng lực bản thân thật tốt để có thể trở thành một nhân sự xuất sắc.
Đồng thời, bạn chỉ có thể thành công thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty mình khi thực sự trải nghiệm thật nhiều trong môi trường công việc đầy đa dạng và thử thách như ngành bán lẻ.
Trên đây là một số thông tin về ngành bán lẻ và nguồn nhân lực ngành bán lẻ mà Ms Uptalent muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu một cách toàn diện, rõ nét về ngành bán lẻ là gì. Qua đó, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích và có thể vận dụng hiệu quả những gì đã biết trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng như phát triển sự nghiệp. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet