Dâu da đất thường chín rộ vào khoảng tháng 6 kéo dài tới tháng 7, tháng 8 dương lịch. Loại quả này có hương vị chua ngọt, thơm nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, dâu da đất còn có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ và hàm lượng dinh dưỡng cao.
1. Tìm hiểu về cây dâu da đất
Dâu da có tên khoa học Baccaurea ramiflora, là loại cây thân gỗ, quả mọc ở thân cây thành từng chùm. Quả khi còn nhỏ màu xanh, lúc chín có màu vàng hoặc hồng nhạt. Trong quả có nhiều múi, mỗi múi có một hạt. Quả dâu da có vị chua dịu, khi ăn có thể nuốt cả hạt.
Cây dâu da có thể cao tới 15-25 m và đường kính 25-70 cm với tán tròn và bóng râm. Vỏ cây, rễ và gỗ của loại cây này được thu hoạch để sử dụng làm thuốc, đôi khi được sử dụng cho mục đích y học để điều trị các bệnh ngoài da.
Vỏ cây, rễ và gỗ của loại cây này được thu hoạch để sử dụng làm thuốc. (Ảnh: Internet).
2. Giá trị dinh dưỡng của dâu da đất
Dâu da đất có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể như:
- Nước
- Chất đạm
- Chất béo
- Chất xơ
- Carbohydrate/đường
- Canxi
- Magiê
- Phốt pho
- Kali
- Natri
- Sắt
- Vitamin C
Dâu da đất có hàm lượng dinh dưỡng cao. (Ảnh: Internet).
3. Tác dụng của quả dâu da đất đối với sức khoẻ
Nhờ có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời, quả dâu da đất đem lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ:
3.1. Hỗ trợ giảm cân
Những loại trái cây và rau củ giàu vitamin C đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp. Các chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng khuyến khích nên đưa các loại trái cây và rau củ chứa Vitamin C vào chế độ ăn kiêng.
Dâu da đất cũng là một trong những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, vì vậy bạn nên bổ sung loại quả này vào chế độ ăn uống.
3.2. Tăng cường miễn dịch
Dâu da đất có thể hỗ trợ tăng cường miễn dịch nhờ có chứa hàm lượng sắt khá cao. Các tế bào hồng cầu có lợi cho quá trình chữa lành các tế bào, mô và cơ quan bị tổn thương vì chúng là chất mang oxy. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt và tránh được nhiều bệnh tật, bạn cần có một chế độ ăn uống cân bằng với một lượng thích hợp các loại thực phẩm giàu chất sắt.
Ngoài ra, vitamin C có trong dâu da đất cũng có thể giúp tăng cường miễn dịch, chống lại virus và vi khuẩn gây các bệnh viêm nhiễm.
Trong quả dâu da đất có chứa vitamin C - có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa các bệnh do virus và vi khuẩn (Ảnh: Internet)
3.3. Tốt cho người bị cảm lạnh
Vitamin C được chứng minh là giúp tăng cường miễn dịch, giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm và rút ngăn thời gian mắc bệnh. Mà trong dâu da đất, hàm lượng vitamin C khá cao nên loại quả này có thể hữu ích khi bổ sung vào chế độ ăn uống cho những người bị cảm lạnh.
3.4. Tốt cho sức khoẻ của xương
Dâu da đất tốt cho xương nhờ có chứa Canxi và Phốt pho.
Canxi là chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển xương chắc khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em và thanh niên. Quá trình hấp thụ canxi cũng như sự phát triển của xương đạt đỉnh điểm cho đến năm 20 tuổi và giảm dần sau đó. Đủ lượng canxi và vitamin D giúp tăng khối lượng xương ở trẻ em đang lớn và thanh niên.
Cũng giống như canxi, cơ thể cần Phốt pho để xây dựng nên hệ xương chắc và khỏe, để tạo ra năng lượng và tăng cường sức mạnh của cơ bắp.
Dâu da đất tốt cho xương nhờ có chứa Canxi và Phốt pho (Ảnh: Internet)
3.5. Tốt cho phụ nữ mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, việc bổ sung sắt trước khi sinh giúp giảm nguy cơ sinh con nhẹ cân và ngăn ngừa bệnh thiếu máu của mẹ trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên bổ sung 27mg sắt mỗi ngày.
Trong dâu da đất có hàm lượng sắt tương đối nên các mẹ bầu có thể đưa dâu da đất vào khẩu phần ăn để bổ sung sắt hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ bầu vẫn cần đảm bảo bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm giàu chất sắt khác, chẳng hạn như thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, ...
4. Cách bổ sung dâu da đất vào chế độ ăn uống
Mọi người có thể ăn dâu da đất như một loại trái cây hoặc cũng có thể làm nước uống hoặc dùng để nấu canh chua. Tuỳ vào mỗi vùng miền có thể sẽ có những cách ăn khác nhau.
Chưa có khuyến cáo liều lượng ăn dâu da đất mỗi ngày, nhưng các bạn nên ăn với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hoá.
- Tuổi đời hơn 20 năm, Kornet vẫn là nỗi lo sợ của xe tăng phương Tây
- Bất cập trong thiết kế thành phố thẳng của Arab Saudi
- Tại sao vẹt không biết hót nhưng lại thích bắt chước tiếng nói con người?