Chó bị rụng lông: Nguyên nhân, dấu hiệu bất thường và cách khắc phục

Khi nuôi chó, nhiều người thường thắc mắc rằng chó bị rụng lông có phải là điều đáng lo ngại cho sức khoẻ của thú cưng hay không. Thực tế, phải căn cứ vào việc chó bị rụng lông nhiều hay ít, thường xuyên hay chỉ rụng theo mùa,… mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng Bệnh viện thú y Tropicpet tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu bất thường và cách khắc phục tình trạng này hiệu quả.

Nguyên nhân chó bị rụng lông

Chó bị rụng lông thường là do nguyên nhân sinh lý tự nhiên, tuy nhiên cũng có thể do ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài. Một số nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này có thể kể đến như:

Rụng lông do yếu tố tự nhiên và di truyền

Loài chó thường thay lông tự nhiên khoảng 2 lần/năm, chủ yếu là vào mùa xuân và mùa thu. Cơ thể chó sẽ tự loại bỏ lớp lông cũ và mọc lông mới, giúp chó điều hoà thân nhiệt và dễ dàng thích nghi với khí hậu của từng mùa trong năm. Các giống chó lông dài như Alaska, Husky hay Samoyed thường có xu hướng rụng lông nhiều hơn.

Một yếu tố tự nhiên khác cũng ảnh hưởng tới tình trạng rụng lông ở chó là tuổi tác của chúng. Ở những chú chó già, lông chuyển sang trắng bạc và rụng nhiều là dấu hiệu điển hình cho thấy cơ thể chúng đang lão hoá.

Rụng lông do thiếu dinh dưỡng

Chó thường bị rụng lông nếu khẩu phần của chúng nghèo dưỡng chất hoặc thiếu cân bằng dinh dưỡng. Việc thiếu hụt lâu dài các chất dinh dưỡng như chất đạm, acid béo, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B7, E, kẽm, selen,… sẽ khiến lông chó mọc thưa, yếu và xơ xác.

Rụng lông do bệnh lý

Những bệnh lý da liễu phổ biến ở chó như áp xe, nấm da, viêm da dị ứng và nhiễm ký sinh trùng (như ghẻ, bọ chét,…) cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rụng lông. Khi mắc bệnh, chó thường dùng chân gãi mạnh hoặc cắn vào cơ thể để giảm cảm giác ngứa ngáy, khiến lông dần khô xơ và rụng theo từng mảng lớn. Ở các vùng da bị viêm nhiễm nặng hoặc đã thành sẹo sau khi khỏi bệnh, lông có thể không mọc lại được nữa do nang lông đã bị tổn thương.

☞ Xem thêm: Chó bị nấm da và những điều bạn cần biết

Chó bị rụng lông vì nấm da
Chó bị rụng lông vì nấm da

Rụng lông do dị ứng

Một số chú chó có thể bị dị ứng với thành phần trong các loại sữa tắm gội hoặc hoá chất trong các loại thuốc xịt bọ chét. Các chất này gây kích ứng da, khiến chó ngứa ngáy và gãi nhiều dẫn tới rụng lông.

Rụng lông do căng thẳng hoặc môi trường sống không tốt

Đôi khi, những tác động tiêu cực từ môi trường sống như thay đổi nơi ở, bị động vật khác “bắt nạt”,… khiến chó bị căng thẳng và lo lắng, kích thích cơ thể chúng sản xuất nhiều hormone cortisol. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tiến triển thành bệnh Cushing ở chó, gây rụng lông hoặc khiến lông mọc mỏng, thưa hơn.

Bên cạnh đó, nếu chó không nhận được sự chăm sóc tốt từ người nuôi như không được chải lông thường xuyên, không được cho ăn uống đầy đủ, không được chữa trị bệnh về da liễu,… thì hiện tượng rụng lông cũng xảy ra.

Chó bị rụng lông
Thay đổi nơi ở có thể gây áp lực và làm chó bị rụng lông

Dấu hiệu chó bị rụng lông bất thường

Rụng lông ở chó có thể là một hiện tượng bất thường nếu đi kèm với những dấu hiệu sau:

Khi phát hiện những dấu hiệu chó bị rụng lông bất thường như trên, bạn không nên chủ quan mà cần đưa thú cưng đến các phòng khám, bệnh viện thú y để được thăm khám và có phương án điều trị, chăm sóc kịp thời.

☞ Xem thêm: Bệnh viện thú y 24/24 uy tín, chuyên nghiệp nhất tại Hà Nội

Dấu hiệu chó rụng lông bất thường
Chó rụng lông bất thường thường có biểu hiện ngứa ngáy

Cách chăm sóc chó bị rụng lông

Việc chăm sóc chó bị rụng lông không chỉ giúp khôi phục lại bộ lông dày, mềm mượt cho thú cưng mà còn đảm bảo cho chúng khoẻ mạnh và phát triển tốt. Dưới đây là một số cách chăm sóc chó bị rụng lông đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để phòng tránh hoặc khắc phục tình tràn này:

Cải thiện chế độ ăn uống

Để lông chó dày, khoẻ và bóng mượt hơn, bạn nên bổ sung thêm các chất dinh dưỡng có lợi cho lông và da cho chúng như omega-3, omega-6, vitamin A, E, kẽm,… Một số loại thực phẩm như các loại thịt, cá, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, cà rốt,… sẽ giúp lông chó mọc lên dày đẹp và chắc khoẻ.

Tắm và chải lông đúng cách

Bạn nên thường xuyên tắm rửa và chải lông cho chó bằng loại lược chuyên dụng. Nên tắm kỹ toàn thân để loại bỏ bụi bẩn và các loài bọ ký sinh trên da chó. Đặc biệt với những chú chó có bộ lông dài và dày, cần lau và sấy khô hoàn toàn bộ lông sau khi tắm để hạn chế các vấn đề về da.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đưa chó đến các Spa chó mèo chuyên nghiệp để được tắm rửa sạch sẽ, cắt tỉa lông gọn gàng và chăm sóc da, lông kỹ lưỡng. Các Spa này sở hữu đội ngũ Groomer giàu kinh nghiệm và thân thiện, cùng với trang thiết bị hiện đại như bồn tắm, máy sấy chuyên dụng, sẽ giúp thú cưng thoải mái trong suốt quá trình tắm và tiết kiệm thời gian cho bạn.

Tắm cho chó đúng cách
Tắm cho chó đúng cách cải thiện vấn đề về da và lông

Sử dụng sản phẩm chăm sóc lông lành tính, phù hợp

Sử dụng sữa tắm có nguồn gốc tự nhiên và các sản phẩm dưỡng lông phù hợp với tình trạng da của chó là điều cần thiết khi chăm sóc chó bị rụng lông. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để lựa chọn sản phẩm tốt nhất cho thú cưng của mình. Nếu chó đang bị các bệnh về da, việc dùng nước nấu từ thảo mộc như trà xanh, trầu không để tắm cũng sẽ giúp ích cho quá trình điều trị.

Thăm khám da liễu định kỳ tại cơ sở thú y

Bên cạnh việc chăm sóc tại nhà, bạn cũng nên đưa thú cưng đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về da liễu tiềm ẩn nguy cơ rụng lông, từ đó có phương pháp đề phòng hoặc điều trị kịp thời. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu rụng lông không bình thường nào, cần đưa thú cưng đến cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được thăm khám kịp thời bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp.

☞ Xem thêm: Tham khảo dịch vụ tầm soát sức khoẻ định kỳ tại Tropicpet

Khám da liễu cho chó
Khám da liễu định kỳ cho chó

Những câu hỏi thường gặp

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/cho-rung-long-nhieu-a85043.html