Sự tập trung luôn là một thách thức ngay cả khi bạn đang ở trạng thái tốt nhất. Chúng ta thường xuyên phải đấu tranh để có được sự tập trung. Bởi đôi khi chỉ cần lơ là một chút, đầu óc của chúng ta đã bay từ “chiến dịch marketing cho năm mới” sang “tối nay ăn gì?”
Trong môi trường văn phòng, gần 50% các nhân viên Mỹ nói rằng họ chỉ làm việc 15 phút trước khi trở nên xao lãng, trong khi đó 53% lại cho rằng họ lãng phí 1 tiếng hay thậm chí hơn 1 ngày do sự phân tán.Từ tiếng ồn liên tục tới những hộp thư đến đầy ắp, cảm giác mệt mỏi hay căng thẳng… gần như bất cứ thứ gì cũng có thể khiến con người mất tập trung.
Theo các nghiên cứu khoa học, việc con người dễ bị xao lãng cũng là do cấu trúc bộ não. Thùy não trước là khu vực điều khiển khả năng tập trung và xử lý cảm xúc của chúng ta. Vì vậy, bất kỳ cảm xúc mạnh mẽ nào, từ sự thất vọng với ông chủ, sự chán nản với công việc hay sự giận dữ với một người nào đó… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự mất tập trung. Tuy nhiên, mọi người cũng không được sinh ra với tâm trí luôn luôn trong tình trạng hỗn loạn. Bộ não của chúng ta làm rất việc vất vả để có được sự tập trung: Một nghiên cứu phát hiện ra rằng khi lắng nghe những người nhàm chán, não giúp chúng ta không bị mất tập trung bằng việc “viết lại” những lời nói đó để nó nghe có vẻ thú vị hơn và dễ chú ý hơn.
Là một nhà quản trị, Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng tâm trí của mình trung bình sẽ bị phân tâm bao nhiêu lần trong một ngày?Vài chục lần? Nhiều hơn 100? Hay hơn 1.000?
Như đã đề cập ở trên, càng đứng trước những áp lực căng thẳng, tâm trí của ta càng dễ bị xao lãng. Phải chịu trách nhiệm với hàng đống các nhiệm vụ cần làm để quản lý và duy hoạt động của một bộ máy tổ chức/doanh nghiệp, những nhà quản trị là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của sự mất tập trung… Tuy nhiên ở vị trí này. chỉ cần một sự lơ là hay một quyết định thiếu suy nghĩ thôi, cái giá phải trả là không hề nhỏ.
Vậy làm sao để loại bỏ sự xao lãng này. Hãy cùng MBA Andrews đến với ba bước mà bạn có thể áp dụng bất cứ khi nào cảm thấy mình đang gặp khó khăn trong việc tập trung.
Đầu óc của chúng ta rất dễ bị phân tâm. Giống như một đứa trẻ trong cửa hàng kẹo, nó tự do nhảy từ kệ hàng này sang kệ hàng khác, mà không bị ràng buộc. Nhưng lần tới khi tâm trí của bạn bắt đầu đi lang thang, hãy đi cùng nó. Để xem nó sẽ đi về đâu. Hãy cân nhắc đến việc rút ra một cuốn sổ để ghi lại, và sau đó là hành động.
Nếu tâm trí của bạn chỉ hướng đến một lĩnh vực mà bản thân đam mê, có lẽ đã đến lúc bạn nên khám phá một công việc mới. Nếu tâm trí của bạn luôn luẩn quẩn về một mối quan hệ bức bối với đồng nghiệp, có lẽ đã đến lúc bạn phải đương đầu với tình huống này. Nếu tâm trí của bạn đang lang thang đến một bãi biển trên một hòn đảo nhiệt đới, rất có thể bạn đang cần một kỳ nghỉ.
Điều quan trọng nhất là phải hành động. Bạn có thể bắt đầu chuẩn bị cho việc ứng tuyển vào các vị trí và vai trò mới. Bạn có thể đối thoại trực tiếp với đồng nghiệp của mình. Bạn có thể lên lịch cho một kỳ nghỉ. Bạn luôn có thể kiểm soát tình hình.
Mỗi người đều xứng đáng có một ngày không làm gì cả. Đôi khi, chúng ta cần phải tạm thời rút lui khỏi những mối bận tâm luôn đeo bám lấy chúng ta và dừng lại nghỉ giải lao. Nếu không,nồng độ cortisol cùng mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng quá mức và gây ra những ảnh hưởng rất xấu.
Sự nghỉ ngơi là rất quan trọng để khôi phục nhận thức đúng đắn của bạn về mọi thứ xung quanh và làm giảm mức độ căng thẳng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi người lao động được nghỉ ngắn ngày định kỳ, họ có mức độ hài lòng với công việc cao hơn và sẵn sàng vượt qua các nhiệm vụ khó khăn được giao.
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng những tế bào thần kinh còn có khả năng chống lại các bệnh như động kinh hay chứng mất trí nhớ… khi bạn cho phép mình nghỉ ngơi sau những sự kiện căng thẳng. Sẽ không mất nhiều thời gian để sạc lại năng lượng. Khi cảm thấy quá căng thẳng, hãy dành ra 10-15 phút để không làm gì cả ở một không gian yên tĩnh (hoặc nhét nút tai). Trong khoảng thời gian này, hãy tắt hết các thiết bị điện tử, nhắm mắt lại và chỉ tập trung vào hít thở.
Có một hoạt động khá đơn giản và hiệu quả. Đầu tiên, đếm từ 1 đến 10 khi bạn hít vào. Sau đó, đếm từ 1 đến 10 khi bạn thở ra. Lặp lại điều này trong 10 phút hoặc hơn vào bất cứ lúc nào trong ngày. Bạn sẽ thấy rằng chỉ sau 10 phút, trạng thái tâm trí của bạn đã trở nên hoàn toàn khác. Nó hữu ích và hiệu quả hơn nhiều so với việc lướt qua các trang mạng xã hội hay xem video trên Youtube.
Là một nhà lãnh đạo, luôn có hàng đống công việc cần bạn xử lý. Thật dễ dàng để lấp đầy một ngày với những nhiệm vụ không quan trọng và để hiệu suất làm việc của bạn bị ảnh hưởng tiêu cực. Nhưng bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng có thể học các kỹ năng ủy quyền hiệu quả.
Bạn nên bắt đầu bằng cách tiến hành đánh giá đội ngũ cấp dưới về trách nhiệm và năng lực của từng người. Sau đó, vạch ra tất cả công việc tiêu tốn nhiều thời gian mà không quá quan trọng để đích thân bạn phải giải quyết. Tiếp theo, suy nghĩ kỹ về cách bạn có thể giao công việc này cho nhân viên của mình.
Điều quan trọng ở đây là bạn cần dành thời gian đào tạo họ hoặc tìm ai đó để đào tạo họ cho nhiệm vụ được giao. Và điều quan trong tiếp theo là bạn cần phải rõ ràng về những mục tiêu và kỳ vọng. Ví dụ như bạn cần đảm bảo rằng cấp dưới của mình sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ; và điều này cũng giúp cho họ hoàn thiện các kỹ năng của bản thân để đảm nhiệm những trọng trách lớn hơn. Khi chinh phục được nghệ thuật ủy thác, bạn sẽ thấy mức độ căng thẳng của mình nhanh chóng giảm xuống.
Là một nhà lãnh đạo, bạn luôn cần có một cái đầu tỉnh táo để thực hiện tốt công việc của mình và đưa doanh nghiệp/tổ chức vươn lên dẫn đầu. Vì vậy, hãy sử dụng tốt ba bước trên để lấy lại sự tập trung của mình. Bạn sẽ làm việc hiệu quả hơn, phát triển mối quan hệ tốt hơn và biến công việc trở thành một niềm vui tuyệt vời.
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/sao-lang-hay-xao-lang-a80497.html