VNVC Bảo Lộc tổ chức chương trình tư vấn sức khỏe cho phụ nữ mang thai

Chiều ngày 22/09/2024, Trung tâm tiêm chủng VNVC Bảo Lộc tổ chức Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản tại nhà hàng Tâm Châu địa chỉ 294A Trần Phú, Phường 1, Bảo Lộc, Lâm Đồng. Lớp tư vấn sức khỏe Thai, Sản đã thu hút hàng trăm Bố Mẹ tham gia để lắng nghe những chia sẻ khoa học, hữu ích về:

lớp học tiền sản vnvc bảo lộc

Những loại vắc xin quan trọng cho bà bầu và trẻ sơ sinh

Thai kỳ là thời điểm nhạy cảm, cơ thể người mẹ sẽ tự điều chỉnh miễn dịch xuống mức thấp nhất để tránh các phản ứng đào thải thai nhi và nuôi giữ thai nhi được tốt hơn, do cùng lúc nuôi dưỡng 2 cơ thể nên sức đề kháng của thai phụ rất yếu, dễ lây nhiễm các virus, vi khuẩn, đặc biệt là các tác nhân gây bệnh về đường hô hấp, tăng nguy cơ diễn tiến nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe cũng đều có thể gây dị tật thai nhi.

Điển hình như cúm là bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, cúm có thể gây dị tật bẩm sinh. Khi người mẹ bị nhiễm cúm nặng thì tình trạng sốt cao, nhiễm khuẩn và nhiễm độc do virus gây ra có thể khiến thai chết lưu và gây sảy thai.

Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính đường hô hấp. Trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi chưa được tiêm ngừa vắc xin ho gà rất dễ mắc bệnh và diễn tiến nặng. Bạch hầu ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ tử vong, thai lưu và đẻ non.

Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng như suy hô hấp, tổn thương tim, thận và tổn thương thần kinh. Trong khi đó, uốn ván là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao (25 - 90%) đặc biệt ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ và có nguy cơ cao mắc bệnh nếu mẹ chưa tiêm phòng vắc xin này.

nhiều bố mẹ tham gia lớp học tiền sản vnvc
VNVC đón nhiều bố mẹ tham gia lớp tư vấn thai, sản đầu tiên tổ chức tạiBảo Lộc (Lâm Đồng)

BS Trương Thị Hà Giang - Bác sĩ trưởng trung tâm tiêm chủng VNVC Bảo Lộc cho biết phụ nữ mang thai nhiễm virus thủy đậu trong 3 tháng đầu rất có nguy cơ mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Biểu hiện thường gặp nhất của hội chứng này là những bóng nước để sẹo ở da, dị tật đầu nhỏ, trẻ sinh nhẹ cân, chậm phát triển về tâm thần, trào ngược dạ dày - thực quản… Có khoảng 30% trẻ tử vong nếu mắc thuỷ đậu bẩm sinh, 15% trẻ có nguy cơ mắc bệnh Zona trong 4 năm đầu đời.

Phụ nữ mang thai mắc sởi có nguy cơ bội nhiễm do suy giảm miễn dịch, đe dọa nguy cơ suy thai, sảy thai, sinh non, dị dạng thai nhi rất cao, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Phụ nữ mang thai mắc quai bị ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đe doạ cho thai kỳ và thai nhi. Nếu nhiễm virus quai bị trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ thì nguy cơ ảnh hưởng càng cao, có thể gây dị tật thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.

Rubella trong thai kỳ có nguy cơ gặp các biến chứng khi sinh nở như sinh non, thai chết lưu; đồng thời trẻ sinh ra dễ mắc Hội chứng Rubella bẩm sinh với các khuyết tật về ống thần kinh, dị tật tim, mù mắt… Qua nghiên cứu ở nhiều nước, người ta đã thấy rõ virus Rubella có khả năng gây dị tật cho thai với tỷ lệ cao ở giai đoạn đầu mang thai (có thể tới 70 - 80% với những tổn thương ở mắt và hệ thần kinh…).

tiêm phòng cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ đang mang thai có thể tiêm phòng vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ

Chính vì vậy, để hành trình mang thai và làm mẹ vẹn toàn khỏe mạnh, tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch trước và trong quá trình mang thai là cách đơn giản nhất để bảo vệ mẹ và bé khỏi dịch bệnh nguy hiểm. Hiện các loại vắc xin như uốn ván, cúm, bạch hầu - ho gà - uốn ván đang được triển khai tiêm chủng rộng rãi cho thai phụ ở các nước trên thế giới và tại Việt Nam.

Theo BS Hà Giang, thai phụ cần tiêm ngừa vắc xin cúm, uốn ván, bạch hầu - ho gà - uốn ván vào 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Vắc xin cúm chỉ cần một mũi và nhắc lại hàng năm. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần tiêm một mũi vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn và một mũi vắc xin uốn ván. Vắc xin có thành phần uốn ván cần tiêm cách thời điểm sinh tối thiểu 1 tháng để cơ thể kịp sinh kháng thể bảo vệ mẹ và bé.

Trước mang thai, phụ nữ cần lưu ý tiêm đầy đủ các loại vắc xin quan trọng khác như: sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, HPV, phế cầu khuẩn… Đặc biệt đối với các vắc xin sống giảm độc lực như thủy đậu, sởi - quai bị - rubella cần hoàn thành lịch tiêm trước thời gian mang thai 3 tháng vì đây là các loại vắc xin sống giảm độc lực, chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

Bên cạnh việc tiêm phòng cho mẹ, trẻ sơ sinh cũng cần được tiêm phòng đầy đủ ngay khi đến độ tuổi chỉ định. Hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh thường chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém. 6 tháng sau sinh nguồn kháng thể từ mẹ truyền sang con suy giảm dần và mất đi khiến trẻ có nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Khi mắc bệnh thường để lại di chứng nặng thậm chí tử vong. Lịch tiêm ngừa sau giai đoạn sơ sinh (Từ 0 - 12 tháng tuổi) gồm các mũi vắc xin cần thiết sau:

DANH MỤC CÁC VẮC XIN CẦN TIÊM CHO TRẺ TRONG 1 NĂM ĐẦU ĐỜI

Giai đoạn Phòng bệnh Loại vắc xin Lịch tiêm Sơ sinh Viêm gan B Euvax B (Hàn Quốc) Tiêm tốt nhất trong 24 giờ đầu sau sinh. Engerix B (Bỉ) Gene Hbvax (Việt Nam) Heberbiovac (Cu Ba) Lao BCG (Việt Nam) Tiêm tốt nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh. Từ 2 tháng tuổi Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Hib Infanrix Hexa (Bỉ) Tiêm mũi 1 Hexaxim (Pháp) Các bệnh do Não mô cầu xâm lấn do Neisseria meningitidis nhóm B Bexsero (Ý) Tiêm mũi 1 Tiêu chảy cấp do Rotavirus Rotavin (Việt Nam) Liều đầu tiên có thể uống sớm lúc 6 tuần tuổi. Rotarix (Bỉ) Rotateq (Mỹ) Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa,…) Synflorix (Bỉ) Tiêm mũi 1 Prevenar-13 (Bỉ) Từ 3 tháng tuổi Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Hib Infanrix Hexa (Bỉ) Tiêm mũi 2 Hexaxim (Pháp) Tiêu chảy cấp do Rotavirus Rotavin (Việt Nam) Uống liều thứ 2 Rotarix (Bỉ) Rotateq (Mỹ) Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa,…) Synflorix (Bỉ) Tiêm mũi 2 Prevenar-13 (Bỉ) Từ 4 tháng tuổi Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Hib Infanrix Hexa (Bỉ) Tiêm mũi 3 Hexaxim (Pháp) Tiêu chảy cấp do Rotavirus Rotateq (Mỹ) Uống liều thứ 3 Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa,…) Synflorix (Bỉ) Tiêm mũi 3 Prevenar-13 (Bỉ) Các bệnh do Não mô cầu xâm lấn (Neisseria meningitidis) nhóm B Bexsero (Ý) Tiêm mũi 2 Từ 6 tháng tuổi Cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) Tiêm mũi 1 Influvac Tetra (Hà Lan) Các bệnh do Não mô cầu xâm lấn (Neisseria meningitidis) nhóm BC VA-Mengoc-BC (Cu Ba) Từ 7 tháng tuổi Cúm mùa Vaxigrip Tetra (Pháp) Tiêm mũi 2 Influvac Tetra (Hà Lan) Các bệnh do Não mô cầu xâm lấn (Neisseria meningitidis) nhóm BC (Tiêm lúc 7,5 tháng tuổi) VA-Mengoc-BC (Cu Ba) Từ 9 tháng tuổi Sởi MVVac (Việt Nam) Tiêm mũi 1 Sởi - Quai bị - Rubella Priorix (Bỉ) Viêm não Nhật Bản Imojev (Thái Lan) Thủy đậu Varilrix (Bỉ) Viêm màng não mô cầu type A, C, Y, W-135 Menactra (Mỹ) Từ 12 tháng tuổi Các bệnh do Não mô cầu xâm lấn (Neisseria meningitidis) nhóm B Bexsero (Ý) Tiêm mũi 3 (Mũi nhắc lại) Các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra (viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa,…) Prevenar-13 (Bỉ) Tiêm mũi 4 Synflorix (Bỉ) Sởi - Quai bị - Rubella MMR II (3in1) (Mỹ) Tiêm mũi 1 Priorix (Bỉ) MMR (Ấn Độ) Viêm gan A Avaxim 80U (Pháp)/ Havax (Hàn Quốc) Tiêm mũi 1 Viêm gan A và viêm gan B Twinrix (Bỉ) Viêm não Nhật Bản Jevax (Việt Nam) Tiêm 2 mũi, cách nhau 1-2 tuần

(Nếu chưa tiêm vắc xin Imojev (Thái Lan) vào lúc 9 tháng tuổi)

Jeev (Ấn Độ) Tiêm mũi 1 Thủy đậu Varivax (Mỹ) Tiêm mũi 1

(Nếu chưa tiêm vắc xin Varilrix (Bỉ) vào lúc 9 tháng tuổi)

Varicella (Hàn Quốc) Varilrix (Bỉ) Tiêm mũi 2

(Nếu đã tiêm mũi 1 vắc xin Varilrix (Bỉ) vào lúc 9 tháng tuổi)

Các bệnh do Não mô cầu xâm lấn (Neisseria meningitidis) nhóm A, C, Y, W-135 Menactra (Mỹ) Tiêm mũi 2

Chăm sóc thai kỳ và những lưu ý quan trọng sau sinh

Trong suốt thai kỳ, chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu là yếu tố quan trọng giúp thai nhi phát triển toàn diện và phòng ngừa các biến chứng. BS Nguyễn Tiến Nhật - BS.CKI. Trưởng khoa sản BV Đa Khoa II Tỉnh Lâm Đồng cho biết phụ nữ mang thai cần duy trì lịch khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Các xét nghiệm và siêu âm trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn, từ đó có kế hoạch chăm sóc kịp thời. Cụ thể:

1. Khám thai trong tam cá nguyệt thứ nhất

Mẹ bầu cần khám lần 1 sau trễ kinh 2 - 3 tuần và khám lần 2 khi thai 11 - 13 tuần 6 ngày tuổi. Trong giai đoạn này, khám thai giúp xác định tình trạng mang thai, vị trí và số lượng thai, từ đó phát hiện sớm các bất thường như thai ngoài tử cung hoặc thai đôi. Siêu âm lần đầu giúp đánh giá sự phát triển ban đầu của thai nhi và ước tính ngày dự sinh.

Ngoài ra, xét nghiệm máu và nước tiểu cũng được thực hiện để kiểm tra các chỉ số quan trọng như nhóm máu, khả năng miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm, và xác định nguy cơ bệnh lý như thiếu máu hoặc tiểu đường. Đặc biệt, xét nghiệm sàng lọc bệnh Down và các dị tật nhiễm sắc thể khác là rất cần thiết trong tam cá nguyệt đầu tiên này.

2. Khám thai trong tam cá nguyệt thứ hai

Tuần 18-20, mẹ bầu cần khám 1 lần và đến tuần 20 - 28 thì 4 tuần khám 1 lần. Bởi đây là giai đoạn quan trọng để theo dõi sự phát triển của thai nhi về kích thước, xương và các cơ quan nội tạng. Bà bầu thường được chỉ định siêu âm hình thái thai để kiểm tra chi tiết các cấu trúc cơ thể, nhằm phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ và đo độ dài cổ tử cung cũng được thực hiện trong giai đoạn này để dự phòng nguy cơ sinh non. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, vận động phù hợp và các mũi tiêm phòng cần thiết, đặc biệt là tiêm phòng ho gà để bảo vệ cả mẹ và bé trong những tuần đầu sau sinh.

3. Khám thai trong tam cá nguyệt thứ ba

Trong tam cá nguyệt thứ ba, việc khám thai định kỳ tập trung vào việc theo dõi sự phát triển cuối cùng của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ trước khi sinh. Mẹ bầu cần tuân thủ các mốc khám ở:

Bên cạnh đó, dinh dưỡng hợp lý trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Bà bầu nên có một chế độ ăn cân đối, giàu đạm, chất béo lành mạnh, vitamin và khoáng chất. uống đủ nước và ăn nhiều trái cây, rau xanh.

Đồng thời hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản để phòng nguy cơ tăng cân quá mức và các vấn đề về huyết áp. Tránh sử dụng các loại thức ăn chưa được nấu chín như sushi vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và ký sinh trùng. Tránh các thực phẩm chứa nhiều caffeine như cà phê và trà, vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

khách tham gia lớp học tiền sản vnvc bảo lộc

khách hàng tham dự lớp học tiền sản vnvc bảo lộc
Rất nhiều quà tặng giá trị như nón bảo hiểm, áo mưa, túi giữ nhiệt, quạt nan… được VNVC Bảo Lộc chuẩn bị kỹ càng để gửi tới bố mẹ tham gia lớp học

Một yếu tố rất quan trọng khác được chuyên gia đặc biệt lưu ý là phụ nữ mang thai cần tránh để bị stress, lo lắng vì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, việc quản lý căng thẳng bằng cách thực hiện các hoạt động thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu, hoặc tham gia các lớp học tiền sản sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng.

Ngoài ra, cần duy trì giấc ngủ đủ và sâu, cũng như tạo một môi trường sống lành mạnh, tích cực để tinh thần luôn thoải mái. Việc trò chuyện và chia sẻ với người thân hoặc chuyên gia tư vấn cũng là cách hiệu quả để giảm căng thẳng và chuẩn bị tâm lý tốt cho việc làm mẹ bầu trong khoảng thời gian nhạy cảm này..

Sau sinh, mẹ cần thời gian để hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước giúp cung cấp năng lượng và hồi phục nhanh hơn. Mẹ cũng cần duy trì các buổi kiểm tra sau sinh với bác sĩ để theo dõi sự phục hồi của cơ thể và nhận tư vấn về chế độ chăm sóc phù hợp. Các dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài, đau đầu nghiêm trọng, hoặc sốt cần được báo ngay cho bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hậu sản.

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho trẻ bú mẹ liên tục và đều đặn trong những năm tháng đầu đời bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết giúp bé phát triển khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, cần chú ý đến vệ sinh khi chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt là vệ sinh da và rốn của bé. Khi bé có các dấu hiệu bất thường như sốt, bỏ bú hoặc quấy khóc liên tục, cần đưa bé đến bác sĩ để được kiểm tra và chăm sóc kịp thời.

Các nghiên cứu cũng cho thấy sau sinh, mẹ bầu dễ trải qua cảm giác mệt mỏi và thay đổi tâm lý do sự thay đổi nội tiết tố, y đổi hormone, thay đổi về tâm lý, xã hội và áp lực chăm sóc em bé có nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, có đến 122 nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh tình trạng con quấy khóc đêm có liên hệ mật thiết với tình trạng trầm cảm của người mẹ.

gia đình hạnh phúc
Gia đình hòa thuận, chồng hỗ trợ vợ chăm con sẽ giảm nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh

Do đó, đây là thời điểm quan trọng cần có sự hỗ trợ từ người thân để giúp các mẹ cảm thấy thoải mái và không bị cô lập. Những hoạt động như trò chuyện, thư giãn nhẹ nhàng hoặc tham gia vào các nhóm chia sẻ kinh nghiệm làm mẹ có thể giúp mẹ bầu giảm bớt lo lắng và cảm giác quá tải. Nếu có dấu hiệu trầm cảm sau sinh như buồn bã kéo dài, mất ngủ hoặc mất hứng thú với cuộc sống, mẹ bầu cần tìm sự hỗ trợ từ bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý để được can thiệp và điều trị kịp thời.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/vnvc-bao-loc-a79779.html