Bài viết được viết bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh: Chuyên gia tư vấn sức khỏe Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.
Nấm linh chi từ lâu đã được biết đến là vị thuốc quý giúp nâng cao thể chất và phòng ngừa nhiều bệnh tật. Để cải thiện sức khỏe, người bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Nutricare để có câu trả lời chính xác.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể uống được nấm linh chi. Nấm linh có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường rất tốt như hạ đường huyết, thúc đẩy tăng sinh Insulin, phòng ngừa các biến chứng và kiểm soát cân nặng hiệu quả. Loại dược liệu này có giá trị dinh dưỡng nổi bật và được ví như “khắc tinh” của bệnh tiểu đường.
Nấm linh chi có tới hơn 400 dưỡng chất quý. 90% khối lượng nấm linh chi là nước. Các chất dinh dưỡng nổi bật có trong 10% khối lượng nấm linh chi bao gồm:
Giá trị Tên chất Chi tiết Tác dụng với bệnh tiểu đường Dinh dưỡng Protein 10 - 40% Điều hoà miễn dịch, tăng cường sức khoẻ và phòng chống nhiễm trùng Chất béo 2 - 8% Hàm lượng ít giúp phòng ngừa các biến chứng tim mạch Carbohydrate 3 - 28% Kiểm soát cân nặng Chất xơ 3 - 32% Hỗ trợ tiêu hóaVitamin cùng khoáng chất như Kali, Canxi, Phospho, Magie, Selen, Sắt, Kẽm và Đồng,…
— (*) Củng cố sức khỏe toàn diện, tăng cường miễn dịch Dược họcTerpenoid, Steroid, Phenol, Nucleotide và các dẫn xuất
— (*) Chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch Glycoprotein — (*) Điều hoà miễn dịch Polysaccharide 1.1- 15.8%
Hạ đường huyết, giảm kháng Insulin, bảo vệ gan và điều hoà miễn dịchPhòng ngừa biến chứng tim mạch và nhiễm trùng
Peptidoglycans — (*) Giảm kháng Insulin, điều hòa miễn dịch Triterpenes 0.46 - 2.36% Điều hoà miễn dịch, phòng ngừa biến chứng tim mạch và nhiễm trùngTất cả các axit amin thiết yếu, nhất là Lysine và Leucine
— (*) Điều hoà đường huyết và miễn dịch, cải thiện sức khoẻ toàn diệnChú thích: (*) chưa có nghiên cứu cụ thể.
Để chắc chắn bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không thì nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh những lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nấm linh chi đối với người bệnh tiểu đường. Cụ thể:
Các dưỡng chất Polysaccharides, Proteoglycan, Protein và Triterpenoids trong nấm linh chi có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả. Trong đó:
Sử dụng nấm linh chi hỗ trợ đưa đường huyết về mức mục tiêu điều trị và duy trì nồng độ đường ổn định trong máu.
Thành phần Polysaccharides của nấm linh chi có tác dụng bảo vệ và tăng cường hoạt động của tuyến tụy. Điều này giúp thúc đẩy lượng đường dư thừa sẽ được đào thải ra môi trường bên ngoài thông qua tuyến tụy, từ đó đưa lượng đường huyết của người bệnh về mức phù hợp.
Bên cạnh đó, Polysaccharides còn đóng vai trò tương tự Insulin làm giảm sản xuất Glucose ở gan và cải thiện tình trạng kháng Insulin, đặc biệt là ở người đái tháo đường loại 2.
Uống nấm linh chi còn hỗ trợ ngăn ngừa các biến chứng mạn tính của bệnh tiểu đường trên tim mạch, thận, võng mạc và thần kinh.
Tác dụng điều hòa đường huyết của nấm linh chi giúp giảm các tổn thương ở thận, kìm hãm sự tiến triển của các bệnh lý thận ở người bệnh tiểu đường. Các hoạt chất Triterpenoids và Polysaccharides trong nấm giúp:
Một nghiên cứu đã chỉ ra chiết xuất từ nước của nấm linh chi giúp giảm trọng lượng cơ thể, giảm viêm và giảm tình trạng kháng Insulin [1]. Trong đó, các Polysaccharides đóng vai trò chính trong chống béo phì, ngăn ngừa chứng rối loạn sinh học đường ruột và các rối loạn chuyển hóa liên quan đến béo phì.
Ngoài các công dụng nêu trên, nấm linh chi còn giúp cải thiện sức khỏe toàn diện cho người bệnh với nhiều công dụng khác như:
Sử dụng nấm linh chi hợp lý và đúng cách sẽ đem đến cho người bệnh những lợi ích sức khỏe nêu trên. Vậy người bệnh tiểu đường nên uống nấm linh chi như thế nào hay việc uống linh chi thường xuyên có tốt cho người tiểu đường không?
Sau khi biết bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không, người bệnh tiểu đường cần chú ý liều lượng và thời điểm uống nấm linh chi để đảm bảo phát huy tốt nhất tác dụng của nấm. Cụ thể:
Liều lượng
Người bệnh cần chọn liều lượng nấm phù hợp với độ tuổi, sức khỏe người uống và hình thái, độ tuổi của nấm. Có thể tham khảo liều lượng hàng ngày được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dưới đây:
Thời điểm
Cách chọn nấm linh chi
Linh chi tốt là nấm có hai mặt không bị mọt, mặt dưới có màu vàng chanh nhạt đến trắng, kích thước vừa phải, đường kính từ 8 - 20cm.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh tiểu đường có ăn được tổ yến?
Ngoài việc tìm hiểu “Bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không”, bạn có thể tham khảo một vài cách làm đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng từ nấm linh chi sau đây:
Cách 1: Nghiền thành bột
Cách dùng này sẽ giữ được nhiều dưỡng chất nhất trong nấm linh chi.
Cách 2: Pha và uống dạng trà
Uống nước nấm linh chi ấm theo cách này sẽ giúp hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn.
Cách 3: Ngâm rượu
Uống bằng cách này sẽ giúp người bệnh ngủ ngon hơn, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Cách 4: Pha trong nước nóng và để nguội uống dần
Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của tỏi đen đối với bệnh tiểu đường
Ngoài nấm linh chi, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn những loại nấm ít Carbohydrate và đường để bổ sung thêm vào thực đơn của mình. Dưới đây là một vài gợi ý về các loại nấm tốt cho người bệnh tiểu đường:
Điểm chung của các loại nấm trên là giúp bổ sung nhiều Vitamin, khoáng chất có lợi cùng các hợp chất Beta-Glucan, Polysaccharides có tác dụng hạ đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường. Hàm lượng Vitamin B cao trong nấm cũng giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh và phòng ngừa biến chứng về thần kinh.
Trên đây là câu trả lời từ các chuyên gia dinh dưỡng của Nutricare về chủ đề “Bệnh tiểu đường có uống được nấm linh chi không?”. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những kiến thức để xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý để kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất.
Nếu bạn cần được tư vấn về vấn đề dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay tới số hotline 18006011, truy cập vào fanpage Glucare Gold - Dinh dưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường hoặc website Glucare Gold để được giải đáp các thắc mắc cụ thể và nhanh chóng nhất.
**Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/nuoc-nam-linh-chi-a79295.html