Theo thống kê, mỗi năm tại Hoa Kỳ có khoảng 1 - 4% số người mắc bệnh zona thần kinh phải đến nhập viện cấp cứu vì biến chứng và có gần 100 người tử vong vì bệnh zona (1). Từ khi vắc xin zona thần kinh ra đời, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm đáng kể. Vắc xin phòng bệnh zona đạt 97% trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp bảo vệ toàn diện sức khỏe người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu, người có nguy cơ cao mắc zona. Vậy vắc xin zona thần kinh là gì? Có mấy loại? Ai nên tiêm? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết.
Bài viết có sự tư vấn Y khoa của BS.CKI Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa Vùng 1 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC
Vắc xin zona thần kinh là loại vaccine được nghiên cứu và sản xuất với mục đích giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh zona (hay còn gọi là giời leo), một tình trạng bệnh lý có biểu hiện ngoài da điển hình là phát ban gây đau đớn nhưng gốc rễ thần kinh, do sự tái hoạt động của virus thủy đậu ở những người đã từng bị thủy đậu.
Khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ sản sinh kháng thể đặc hiệu, giúp chống lại khả năng tái hoạt động virus gây bệnh zona - virus Varicella Zoster (VZV). Điều này có nghĩa là, ngay cả khi virus đã nằm ẩn trong cơ thể từ trước, kháng thể sẽ giúp ngăn chặn chúng tái hoạt động và gây bệnh.
Bệnh zona thần kinh, hay còn gọi là giời leo, là căn bệnh gây ra những cơn đau nhức dữ dội, kèm theo nổi mụn nước tập trung thành từng mảng theo đường dẫn dây thần kinh cảm giác. Các triệu chứng thường bắt đầu với những vết sưng đỏ và sau đó là những vết sưng biến thành mụn nước chứa đầy chất lỏng, gây ngứa rát và khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh zona thần kinh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như đau dây thần kinh sau zona, suy giảm thị lực, mất thị lực, hội chứng Ramsay Hunt… thậm chí có thể tử vong.
Vắc xin zona thần kinh đầu tiên được phát triển dưới dạng công thức tiêm một mũi vào năm 1995 và có mặt trên thị trường Hoa Kỳ vào năm 2006. Vacxin zona thần kinh đầu tiên có tên gọi là Zostavax. Vắc xin ban đầu sử dụng các vi khuẩn sống, tương tự như vắc xin thủy đậu hoặc vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella. Năm 2008, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã đưa vắc xin Zostavax vào danh sách khuyến nghị ưu tiên nên tiêm và vắc xin đã trở thành phương pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh hiệu quả nhất. (2)
Tuy nhiên, tình trạng “virus sống” của vắc xin đã thu hẹp những đối tượng có thể tiêm vắc xin này. Trong hầu hết các trường hợp, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu, dễ bị tổn thương không nên tiêm vắc xin sống Zostavax. Zostavax đã bị ngừng sử dụng tại Hoa Kỳ vào tháng 11/2020.
Với những lo ngại này, vào năm 2018, một loại vắc xin mới phòng bệnh zona đã được phát triển và phê duyệt sử dụng ở nhiều quốc gia là vắc xin Shingrix. Đây là loại vaccine không sử dụng virus sống và kết hợp một mũi tăng cường sẽ được tiêm trong vòng sáu tháng để thúc đẩy khả năng miễn dịch lâu dài. Kết quả trong vài năm cho thấy, hiệu quả của vắc xin Shingrix đạt 90 - 97% , tốt hơn nhiều so với vắc xin ban đầu.
Vắc xin Shingrix đã được tiêm chủng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tính đến tháng 09/2023, đã có 51 quốc gia sử dụng vắc xin Shingrix, trong đó có 14 quốc gia đã đưa vào tiêm chủng quốc gia như Australia, Canada, Germany, Greece, Israel, Italy, Luxembourg, Netherlands, New Zealand, Kingdom of Saudi Arabia, Spain, Switzerland, UK.
Vắc xin Zostavax hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể chống lại VZV. Khi tiêm vắc xin, các virus sống đã được làm yếu sẽ vào cơ thể, chúng sẽ nhân lên và kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sản sinh các kháng thể chống lại virus gây bệnh zona. Các kháng thể này sẽ được cơ thể lưu giữ, sẵn sàng chiến đấu khi virus zona ‘tấn công’ trở lại, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh.
Vắc xin Shingrix là vaccine bất hoạt, có thành phần chính là glycoprotein E (gE), một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của VZV. Khi tiếp xúc với protein gE trong vắc xin, cơ thể sẽ nhận ra đây là ‘kẻ thù’ và sản sinh ra kháng thể đặc hiệu để tiêu diệt chúng. Nhờ đó, cơ thể sẽ có khả năng chống lại virus gây bệnh zona một cách hiệu quả. Ngoài ra, vắc xin Shingrix còn chứa một hệ thống bổ trợ là AS01B giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, mang lại hiệu quả bảo vệ lâu dài hơn.
Việc tiêm vaccine zona thần kinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật:
Hiện nay, trên thế giới có các loại vắc xin zona thần kinh và vắc xin thủy đậu như sau:
1.1. Vắc xin phòng zona Shingrix
Vắc xin Shingrix phòng bệnh zona thần kinh do hãng dược phẩm GSK sản xuất. Vắc xin chứa hoạt chất bột đông khô Glycoprotein E (gE) được hoàn nguyên với hỗn dịch tá dược AS01B tăng cường miễn dịch. Vắc xin Shingrix hoạt động bằng cách kích hoạt và tăng cường khả năng tự vệ của hệ miễn dịch của cơ thể chống lại VZV, từ đó ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng của bệnh zona.
Vắc xin Shingrix có hiệu lực 97%, dành cho người lớn từ 50 tuổi trở lên và người từ 18 tuổi có nguy cơ cao mắc zona thần kinh (người bị suy giảm miễn dịch hoặc bị ức chế miễn dịch hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch do bệnh lý/liệu pháp điều trị…). Vắc xin không sử dụng cho trẻ em và không được khuyến cáo sử dụng để ngăn ngừa bệnh thủy đậu. Lịch tiêm 2 mũi, mỗi mũi 0.5ml, cách nhau 2 - 6 tháng. Trong trường hợp cần thiết, những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể tiêm liều thứ 2 sau liều tiêm đầu tiên từ 1 - 2 tháng.
1.2. Vaccine zona Zostavax
Vắc xin zona thần kinh Zostavax do hãng dược MSD (Mỹ) sản xuất, được thiết kế để phòng ngừa bệnh zona do VZV. Vaccine được tiêm cho những người từ 50 tuổi trở lên và theo khuyến cáo không được sử dụng cho trẻ em. Vắc xin hoạt động bằng cách tăng cường khả năng bảo vệ tự nhiên của cơ thể (hệ thống miễn dịch) chống lại VZV, nhằm ngăn chặn sự phát triển của các triệu chứng bệnh zona. Vắc xin Zostavax được chỉ định sử dụng qua đường tiêm dưới da, tại vị trí bắp tay.
2.1. Vắc xin Varivax
Varivax là một loại vắc xin được tin dùng để phòng bệnh thủy đậu. Được phát triển bởi tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Merck Sharp and Dohme (MSD), Varivax giúp cơ thể sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh thủy đậu nếu chẳng may tiếp xúc với virus thủy đậu trong tương lai. Varivax chỉ định chủng ngừa cho trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên với lịch tiêm như sau:
Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 02 mũi:
2.2. Vắc xin Varilrix
Vắc xin Varilrix được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Glaxosmithkline (GSK), sản xuất tại Bỉ. Vắc xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn chưa có miễn dịch. Vắc xin Varilrix được chỉ định tiêm dưới da ở vùng cơ delta hoặc vùng má ngoài đùi với liều 0.5ml. Lịch tiêm như sau:
Trẻ từ 09 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:
2.3. Vắc xin Varicella
Vắc xin Varicella được nghiên cứu và sản xuất bởi Green Cross - Hàn Quốc, được khuyến cáo sử dụng để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh thủy đậu do VZV gây nhiễm trùng tiên phát gây ra. Vắc xin được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn với lịch tiêm như sau:
Trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi có lịch tiêm 2 mũi:
Trẻ từ từ 13 tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm 2 mũi:
Hiện nay, có 2 loại vắc xin zona thần kinh đang được sử dụng rộng rãi cho người lớn có miễn dịch từ 50 tuổi trở lên là vắc xin Zostavax và Shingrix. Mặc dù đều có khả năng phòng bệnh zona nhưng 2 loại vắc xin này lại có lịch tiêm khác nhau.
Đối với vắc xin Zostavax, chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Đối với vắc xin Shingrix, cần tiêm 2 mũi vắc xin để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Với người lớn từ 50 tuổi trở lên tiêm 2 liều Shingrix, cách nhau từ 2 đến 6 tháng. Người lớn từ 18 tuổi trở lên bị suy giảm miễn dịch hoặc bị ức chế miễn dịch hoặc có khả năng bị ức chế miễn dịch do bệnh lý/liệu pháp điều trị…), cần tiêm 2 liều Shingrix. Trường hợp cần thiết, người có hệ miễn dịch yếu có thể tiêm liều thứ 2 sau 1 đến 2 tháng từ liều đầu tiên.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam chỉ cấp phép lưu hành cho vacxin zona thần kinh Shingrix từ ngày 15/5/2024, được Hệ thống tiêm chủng VNVC đưa về Việt Nam lần đầu tiên vào đầu tháng 10/2024, nhanh chóng ra mắt và triển khai tiêm chủng cho người từ 50 tuổi có hệ miễn dịch bình thường và người từ 18 tuổi có hệ miễn dịch bị suy yếu tại hàng trăm trung tâm tiêm chủng VNVC hiện đại trên toàn quốc.
Để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh zona, các đối tượng sau đây nên tiêm vắc xin phòng bệnh zona:
Các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin zona:
Các trường hợp thận trọng/hoãn tiêm vắc xin zona:
Vắc xin zona thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh và các biến chứng liên quan. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng Bệnh tật (CDC), hiệu quả phòng ngừa của vắc xin rất ấn tượng.
Đối với người lớn có hệ miễn dịch bình thường, từ 50 đến 69 tuổi, vắc xin có thể đạt hiệu quả 97% trong việc ngăn ngừa bệnh zona. Đối với nhóm người từ 70 tuổi trở lên, hiệu quả này vẫn giữ được mức cao khoảng 91%. (3)
Với hiệu quả cao cùng tính an toàn đã được kiểm chứng, việc tiêm vắc xin zona thần kinh sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh và các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng bệnh zona có thể kéo dài đến nhiều năm, không cần liều tiêm nhắc nếu người được tiêm có hệ miễn dịch hoạt động bình thường.
Cũng giống như các loại vacxin khác, tiêm vắc xin zona thần kinh cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
Phản ứng nghiêm trọng với vắc xin zona là cực kỳ hiếm, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra. Do đó, sau khi tiêm vắc xin zona thần kinh, nếu gặp các dấu hiệu bất thường hoặc các phản ứng nghiêm trọng như trên, cần liên hệ với bác sĩ và đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Hiện nay, vắc xin Shingrix phòng bệnh zona thần kinh tại Việt Nam hiện đang cung ứng đầy đủ với số lượng lớn tại hàng trăm trung tâm VNVC hiện đại trên toàn quốc với mức giá 3.890.000 đồng/ liều.
Để có thông tin chi tiết và chính xác nhất nên liên hệ trực tiếp với VNVC qua hotline 028.7102.6595 hoặc liên hệ qua fanpage VNVC - Trung tâm tiêm chủng Trẻ em & Người lớn.
Tìm hiểu thêm: Chi phí tiêm vắc xin zona thần kinh bao nhiêu tiền? Yếu tố ảnh hưởng giá.
Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC là đơn vị tiêm vắc xin zona thần kinh an toàn, uy tín và chất lượng được hàng triệu người dân tin tưởng. VNVC luôn nỗ lực cung cấp đầy đủ các loại vắc xin quan trọng, với hơn 50 loại vắc xin phòng hơn 40 bệnh cho trẻ em và người lớn.
Là đối tác chiến lược của nhiều hãng vắc xin lớn, nổi tiếng, uy tín hàng đầu trên thế giới, VNVC được quyền đàm phán, nhập khẩu chính hãng tất cả các loại vắc xin với số lượng lớn, kể cả vắc xin thế hệ mới, vắc xin khan hiếm, đáp ứng được nhu cầu tiêm chủng đa dạng của người dân.
VNVC sở hữu hệ thống dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt chuẩn GSP theo tiêu chuẩn Quốc tế, đảm bảo vắc xin được bảo quản trong nhiệt độ từ 2 - 8 độ C theo đúng quy định nghiêm ngặt của nhà sản xuất. Đồng thời, VNVC còn sở hữu đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo kỹ năng chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng tiêm nhẹ nhàng, êm ái cùng dịch vụ Khách hàng chuyên nghiệp. 100% bác sĩ, điều dưỡng viên tại VNVC có chứng chỉ an toàn tiêm chủng.
VNVC cam kết bình ổn giá vắc xin trên toàn hệ thống, không tăng giá khi vắc xin khan hiếm và thường xuyên tổ chức nhiều chương trình ưu đãi giá hấp dẫn.
Ngoài ra, VNVC còn mang đến giải pháp tài chính chi trả dịch vụ tiêm vắc xin linh hoạt “Tiêm vắc xin trước, trả chi phí sau” không lãi suất, trả góp với thủ tục dễ dàng, thuận tiện, kỳ hạn linh hoạt 6 hoặc 12 tháng với toàn bộ phần lãi suất được VNVC chi trả thay cho Khách hàng, hỗ trợ chia nhỏ chi phí mua Gói vắc xin thành nhiều lần thanh toán, nhằm hỗ trợ trẻ em và người lớn có cơ hội tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch, vắc xin chất lượng cao.
Sau khi tiêm vắc xin zona thần kinh người được tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh vẫn thấp hơn nhiều so với những người không tiêm. Vắc xin zona thần kinh giúp kích thích hệ miễn dịch để ngăn ngừa sự tái hoạt động của VZV, nhưng không hoàn toàn loại bỏ khả năng mắc bệnh. Những người đã tiêm vắc xin có thể vẫn phát triển bệnh zona, nhưng triệu chứng thường nhẹ hơn và ít gặp các biến chứng như đau dây thần kinh sau zona hoặc đau dai dẳng tại vị trí phát ban zona.
Nhiều người đã tiêm vắc xin thủy đậu hoặc mắc bệnh này từ nhỏ, vắc xin zona thần kinh vẫn là vắc xin cần thiết được tiêm ngừa. Mặc dù vắc xin thủy đậu mang lại hiệu quả phòng bệnh cao nhưng vẫn tồn tại một vài trường hợp mắc bệnh thủy đậu sau khi tiêm vắc xin, bệnh thường diễn biến nhẹ và không biến chứng nhưng người bệnh phải đối diện với nguy cơ mắc zona thần kinh trong tương lai. Chính vì thế, ngay cả khi đã tiêm vắc xin thủy đậu, việc tiêm vắc xin zona thần kinh vẫn rất cần thiết.
Chuyên gia y tế khuyến nghị, những người đã từng mắc Zona thần kinh cần tiêm vắc xin Zona thần kinh sau khi khỏi bệnh. Vì mặc dù đã từng mắc bệnh, nhưng cơ thể không phát triển miễn dịch bền vững đủ để loại bỏ hoàn toàn virus, không thể ngăn ngừa virus tái kích hoạt và tái phát Zona thần kinh trong tương lai. Chính vì thế, tiêm vắc xin Zona thần kinh sau khi đã mắc bệnh có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát và mức độ nghiêm trọng nếu bệnh chẳng may tái phát.
Bệnh zona không chỉ gây ra những cơn đau đớn mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Việc tiêm vắc xin zona thần kinh là một giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với những người từ 50 tuổi trở lên và những người có hệ miễn dịch suy yếu. Việc tiêm phòng không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh nếu không may mắc phải.
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/vaccine-anh-co-may-loai-a78924.html