Bệnh trĩ sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và phòng ngừa

Trĩ sau sinh là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ sau khi sinh con. Trong đa số các trường hợp, tình trạng này cần phải điều trị mà không thể tự khỏi. Một khi bệnh phát triển nặng, có thể cần phẫu thuật can thiệp.

Trĩ sau sinh là gì?

ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, đúng như tên gọi, trĩ sau sinh là tình trạng mắc bệnh trĩ ở phụ nữ sau khi sinh con. Tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn chịu trách nhiệm đưa máu về tim. Khi các tĩnh mạch này bị sưng lên do áp lực, máu sẽ đọng lại trong tĩnh mạch, gây ra trĩ. Mẹ bầu mắc trĩ trong quá trình mang thai có nguy cơ cao mắc căn bệnh này sau khi sinh. Tình trạng này phổ biến hơn ở mẹ bầu sinh qua ngã âm đạo.

Dựa vào vị trí xuất hiện búi trĩ, bệnh chia thành 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại.

1. Trĩ nội

dấu hiệu bị trĩ sau sinh

Trĩ nội xuất hiện khi búi trĩ ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trong trực tràng - hậu môn. Trĩ nội được chia thành 4 cấp độ:

2. Trĩ ngoại

Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ phát triển dưới da, xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ:

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ sau sinh?

Có rất nhiều nguyên nhân bị trĩ sau khi sinh, bao gồm:

1. Rặn nhiều khi sinh đẻ

Việc rặn đẻ quá nhiều hoặc không đúng cách trong quá trình chuyển dạ sẽ làm tử cung mở to, tăng áp lực lên ổ bụng, đặc biệt là khoang chậu. Điều này dẫn đến tụ máu, sưng phù hậu môn, làm cho các búi trĩ sa ra ngoài.

2. Táo bón thường xuyên

Táo bón thường xuyên trong thai kỳ hoặc sau khi mang thai là một trong những nguyên nhân bị bệnh trĩ sau sinh. Khi bị táo bón, người bệnh có xu hướng rặn nhiều khi đi đại tiện. Điều này làm giãn nở tĩnh mạch trong trực tràng, hình thành trĩ.

Táo bón có thể xảy ra do:

3. Trọng lượng của thai nhi

bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không

Trọng lượng thai nhi tăng lên, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ sẽ tạo áp lực lên trực tràng và hậu môn. Khi đó, tĩnh mạch bị chèn ép, máu không lưu thông được, làm giãn mạch máu và sưng lên, hình thành trĩ.

4. Từng mắc bệnh trĩ

Nếu người mẹ từng bị trĩ hoặc táo bón trong thai kỳ thì không chỉ nguy cơ mắc trĩ sau sinh cao hơn mà tình trạng bệnh còn có thể nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone tăng cao, khiến tĩnh mạch giãn ra và ứ máu ngày càng nghiêm trọng, làm cho người từng bị trĩ dễ tái phát bệnh. Trĩ sau sinh ở những mẹ bầu này có thể gây phù nề, thuyên tắc và chảy máu búi trĩ.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ sau sinh

Tùy theo mức độ mà dấu hiệu bị trĩ sau sinh ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, bao gồm các triệu chứng thường gặp như: (1)

1. Đại tiện ra máu

Ở giai đoạn đầu, tần suất đại tiện ra máu của người bệnh ít, lượng máu cũng ít. Người bệnh chỉ có thể phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh hoặc tia máu trong phân.

Theo thời gian, khi trĩ phát triển nặng, tình trạng đi tiêu ra máu ngày càng nghiêm trọng. Số lần đi tiêu ra máu tăng lên, máu chảy trong mỗi lần đi tiêu cũng nhiều hơn, thậm chí, người bệnh có thể cảm thấy máu chảy ra rõ ràng. Đôi khi, máu chảy từ búi trĩ bị đông lại thành cục trong lòng trực tràng, dẫn đến đi tiêu ra cục máu đông.

2. Sa búi trĩ sau sinh

Ở mức độ nhẹ (độ 1 hay độ 2), bị trĩ sau khi sinh ít hoặc không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Khi trĩ đã phát triển (từ mức độ 3 trở lên), tình trạng sa búi trĩ xuất hiện, làm người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và cộm ở hậu môn; đặc biệt là khi đại tiện, mang vác nặng hoặc di chuyển nhiều.

3. Ngứa hậu môn

Ngứa hậu môn cũng là một trong những dấu hiệu bị trĩ sau sinh phổ biến. Ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp hoặc phải ra ngoài.

4. Sưng đau hậu môn

Khi các búi trĩ ngoại bị thuyên tắc hoặc khối trĩ nội bị sa gây nghẹt tắc mạch sẽ gây sưng đau hậu môn. Tình trạng này gây đau nghiêm trọng, người bệnh không thể ngồi, đi lại hoặc sinh hoạt bình thường; thậm chí, có người bệnh mô tả mức độ đau còn hơn cả khi chuyển dạ.

5. Nứt rát kẽ hậu môn

Dấu hiệu này xảy ra khi trĩ không được điều trị trong một thời gian dài. Khi đó, hậu môn có thể bắt đầu nứt ra, gây cảm giác rát và khó chịu, người bệnh cũng dễ bị chảy máu khi đi vệ sinh.

6. Các triệu chứng khác

Ngoài những dấu hiệu bị trĩ sau sinh kể trên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bệnh trĩ sau sinh thường được cải thiện bằng các biện pháp đơn giản tại nhà. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh cần được hỗ trợ y tế, nếu:

Cách điều trị bệnh trĩ sau khi sinh

1. Điều trị nội khoa

trĩ sau sinh có tự khỏi không

Cách trị trĩ sau sinh nội khoa là sự kết hợp giữa lối sống lành mạnh và thuốc. Đối với điều trị trĩ sau sinh, ưu tiên hàng đầu là dùng các biện pháp thay đổi lối sống, giảm việc sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho nguồn sữa mẹ.

1.1 Lối sống lành mạnh

1.2 Dùng thuốc

Điều quan trọng khi dùng thuốc điều trị trĩ là người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Tự ý dùng thuốc hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trĩ hoặc ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Một số thuốc được chỉ định như sau:

2. Phẫu thuật cắt trĩ

Đa số các trường hợp trĩ sau sinh có thể khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh phát triển nặng, dẫn đến các biến chứng như chảy máu cấp tính, hoại tử búi trĩ, tắc hậu môn… thì cần phải phẫu thuật.

2.1 Phẫu thuật thắt búi trĩ

Đối với các trường hợp chảy máu dai dẳng hoặc đau do trĩ, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, gọi là thắt búi trĩ. Bác sĩ sẽ buộc một hoặc hai vòng cao su xung quanh gốc búi trĩ để cắt đứt lưu thông máu. Sau khoảng một tuần, búi trĩ sẽ khô và rụng đi.

Các tác dụng phụ thường gặp của phương pháp này là khó chịu và chảy máu trong khoảng 2 - 4 ngày sau khi thực hiện thủ thuật.

2.2 Phẫu thuật cắt trĩ

Đây là biện pháp hiệu quả và dứt điểm nhất để điều trị bệnh trĩ nặng hoặc tái phát.

Người bệnh sẽ được phẫu thuật trong tình trạng gây tê tại chỗ kết hợp với thuốc an thần hoặc gây tê tủy sống, gây mê toàn thân. Sau đó, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô thừa gây chảy máu. Các biến chứng có thể gặp, từ nặng đến nhẹ, như: đau, chảy máu, bí tiểu, hẹp hậu môn và nhiễm trùng.

Ngoài ra, còn một số thủ tục điều trị trĩ ít xâm lấn khác như:

3. Sau sinh bao lâu thì cắt trĩ được?

sau sinh bao lâu thì cắt trĩ được

Bác sĩ Hậu cho biết, mẹ bầu sau sinh có thể phẫu thuật cắt trĩ ngay nếu được chỉ định. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây tắc sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ. Do đó, người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật khi bé 6 tháng tuổi.

Bị trĩ sau sinh có nguy hiểm không?

Trĩ sau sinh là một tình trạng thường gặp nhưng không nguy hiểm. Tuy nhiên, việc chủ quan, phát hiện và điều trị trễ có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, buộc phải phẫu thuật. Một số biến chứng có thể xảy ra như:

Trĩ sau sinh có tự khỏi không?

Trĩ sau sinh không thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và mức độ nghiêm trọng của trĩ mà quá trình lành bệnh có thể mất từ ​​vài ngày đến vài tuần. Đôi khi, trĩ có thể trở thành mạn tính, cần đến hàng tháng để điều trị thành công. (2)

Người bệnh nên thăm khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu trĩ để điều trị nhanh chóng và phòng ngừa biến chứng.

Phòng ngừa bị trĩ sau sinh

Bệnh trĩ sau sinh có thể được phòng ngừa bằng thói quen sinh hoạt hợp lý kể từ khi bắt đầu thai kỳ. Các thói quen này bao gồm:

Bị trĩ sau sinh nên ăn gì và kiêng gì?

1. Bị trĩ sau sinh nên ăn gì?

Những nhóm thực phẩm dưới đây giúp hỗ trợ điều trị trĩ hiệu quả, mẹ bầu sau sinh không nên bỏ qua:(3)

2. Bị trĩ sau sinh nên kiêng gì?

Những thực phẩm dưới đây sẽ làm bệnh phát triển nặng như:

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa - Ngoại khoa - Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Trĩ sau sinh không nguy hiểm nhưng người bệnh không nên chủ quan, hãy thăm khám bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh, giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt mà không ảnh hưởng quá trình nuôi con bằng sữa mẹ.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/bi-tri-uong-thuoc-gi-a78746.html