Trong thời buổi hội nhập toàn cầu như hiện nay, cơ hội việc làm sẽ đến với ai có chứng chỉ tiếng Anh hay bất kỳ một ngoại ngữ thông dụng nào khác. Trình độ ngoại ngữ trong CV được nhiều nhà tuyển dụng ở cả trong và ngoài nước quan tâm và là một trong những mấu chốt quan trọng giúp ứng viên được lọt vào vòng trong, đặc biệt nếu bạn ứng tuyển vào các ngành nghề đặc thù liên quan đến ngoại ngữ hoặc vào các tập đoàn đa quốc gia.
Cùng tham khảo qua bài viết hướng dẫn cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch hoặc đơn xin việc dưới đây của Cake nhé!
“Chứng chỉ ngoại ngữ" luôn là điều kiện bạn phải đáp ứng đầu tiên khi muốn xin học học bổng đi du học. Ở bất kỳ quốc gia, hồ sơ xin học bổng đầy đủ phải có CV tiếng Anh hoặc CV song ngữ. Và ứng viên phải trình bày rõ ràng về trình độ ngoại ngữ trong CV. Việc này sẽ giúp hội đồng xét duyệt có đủ cơ sở để đánh giá và chọn lọc ra những ứng viên phù hợp cho vòng tiếp theo.
Nếu muốn tìm việc ở một đất nước khác, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh hoặc xin việc tại các công ty đa quốc gia thì chắc chắn bạn phải biết cách thể hiện khả năng ngoại ngữ trong CV để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mặt khác, điều này cũng giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lựa chọn ngôn ngữ phù hợp nhất dùng cho vòng phỏng vấn với ứng viên.
Ví dụ, đính kèm bằng TOEIC, IELTS là một cách ghi trình độ ngoại ngữ trong cv, hoặc bạn cũng có thể viết CV tiếng Anh thật hay để chứng minh năng lực.
Một số công việc đặc thù bắt buộc ứng viên phải liệt kê chứng chỉ tiếng Anh trong CV (ví dụ như: CV ngành IT, CV giáo viên, CV trợ giảng, v.v). Vì đây là những công việc đòi hỏi năng lực cũng như kiến thức chuyên môn, nên trình độ ngoại ngữ sẽ là một yếu tố cực kì quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá và lựa chọn ra được người phù hợp nhất.
Mỗi quốc gia sẽ ưu tiên các chứng chỉ tiếng Anh khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn khung tham chiếu phù hợp.
Sau đây là 3 khung tham chiếu về trình độ ngoại ngữ phổ biến:
1. CEFR - Khung tham chiếu ngôn ngữ chung Châu Âu
Đây là khung phân loại về cấp độ thông thạo ngoại ngữ được dùng chung trong Liên minh Châu Âu và là khung tham chiếu phổ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng.
2. ILR - Khung tham chiếu của Hội Bàn Tròn Các Tổ Chức Ngôn Ngữ
Là khung tham chiếu của Mỹ về đo lường cấp độ thông thạo ngoại ngữ (từ 0 đến 5) qua 4 kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết.
3. ACTFL - Khung tham chiếu của Hội đồng Giảng dạy Ngoại ngữ Hoa Kỳ
Được nâng cấp từ khung tham chiếu ILR để dành riêng cho việc cải tiến và mở rộng việc dạy và học tất cả các ngôn ngữ ở mọi cấp độ giảng dạy.
Để xác định đúng trình độ ngoại ngữ của bản thân, bạn nên tham gia vào các kỳ thi lấy chứng chỉ của ngôn ngữ đó. Dựa vào chứng chỉ đạt được, bạn có thể thể hiện trình độ ngoại ngữ trong CV bằng cách nêu tên ngôn ngữ, cấp độ theo khung tham chiếu, tên chứng chỉ đạt được và thang điểm.
Dưới đây là 3 mục thông dụng để bạn thể hiện trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch/đơn xin việc:
Bạn có thể liệt kê tất cả các ngôn ngữ mà bạn sử dụng, kèm theo cấp độ thành thạo theo khung tham chiếu.
Hãy trình bày các nhiệm vụ bạn đảm nhiệm trong công việc trước đó mà có sử dụng đến khả năng ngoại ngữ trong CV của bạn.
Liệt kê các chứng chỉ bạn đạt được kèm theo thang điểm cũng là một cách hiệu quả để minh chứng cụ thể hơn về trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch của bạn đấy!
Có 2 cách để bạn xác định đúng được trình độ ngoại ngữ của bản thân:
Tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng mục ngoại ngữ trong đơn xin việc lại vô cùng quan trọng. Đặc biệt đối với những CV xin học bổng hoặc CV xin việc cho những ngành nghề đặc thù về ngoại ngữ thì càng phải chú trọng cách trình bày sao cho khoa học và làm nổi bật lên thế mạnh của bản thân.
Năng lực thật sự sẽ được bộc lộ khi va chạm thực tế. Do đó, hãy ghi trình độ ngoại ngữ trong CV một cách trung thực. Việc này sẽ giúp nhà xét duyệt đánh giá cao về bạn và bản thân bạn cũng sẽ tự tin hơn về năng lực của mình trong các vòng tuyển chọn kế tiếp.
Nếu bạn không tự tin về trình độ ngoại ngữ của bản thân cũng không sao, vì đó chỉ là điều kiện cần chứ không phải yếu tố tiên quyết.
Ngoại ngữ là sợi dây kết nối đầu tiên giữa bạn với nhà tuyển dụng khi đi xin việc, cho dù là họ mới chỉ đọc lướt qua hồ sơ xin việc của bạn. Để nổi bật trong đám đông thì cách ghi trình độ ngoại ngữ trong CV sao cho thật ấn tượng là một chiến thuật giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Đặc biệt là khi đi xin việc tại các doanh nghiệp quốc tế hoặc xin học bổng đi du học thì ít nhất ứng viên phải thể hiện được khả năng ngoại ngữ trong đơn xin việc của mình.
- Tác giả bài viết: Casy Dang -
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/cach-ghi-trinh-do-tieng-anh-trong-cv-a74157.html