Mỗi nước tham dự trưng bày 2 trang phục truyền thống dành cho nam và nữ, mang đậm đặc trưng về địa lý, khí hậu, văn hoá truyền thống của mỗi nước trong ASEAN, tạo nên một bức tranh thể hiện sự giao thoa văn hóa trong khu vực Đông Nam Á.
Việt Nam
Theo sử liệu, Võ vương Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765), vị Chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam là người đã định chế lại chế độ y quan trong triều chính, quy định áo dài ngũ thân của cả nam và nữ trở thành trang phục chung của người Việt. Có 2 loại áo ngũ thân là áo ngũ thân tay chẽn (tay áo được bó chẽn vào tay người mặc) dành cho sinh hoạt thường ngày và áo ngũ thân tay thụng dành cho các nghi lễ quan trọng. Cận cảnh những nét trang trí trên bộ áo dài ngũ thân dành cho nam và nữ truyền thống của Việt Nam, được trưng bày trong triển lãm.Indonesia
Trang phục truyền thống của Indonesia có tên betawi được sử dụng trong các lễ cưới hoặc các lễ hội truyền thống. Với màu sắc rực rỡ cùng cùng những chi tiết cầu kỳ, tinh xảo nổi bật trang phục này được rất nhiều du khách chú ý. Ngày nay, betawi được cách tân theo nhiều phong cách mới đơn giản hơn, chất liệu bằng vải cotton-polyester chống cháy kèm với váy vải batik với những họa tiết theo họa tiết đôi cánh của loài chim Garuda và những chấm bi nhỏ mang biểu tượng của hoa lài.Lào
Trang phục truyền thống của Lào bao gồm các phần và các kiểu dáng khác nhau tùy thuộc vào sự kiện, địa điểm tham gia hoặc giới tính của người mặc. Trang phục truyền thống của Lào thường được mặc vào các dịp đặc biệt và các sự kiện quan trọng như làm công quả ở nhà riêng và chùa chiền, bái lậy các nhà sư, trong lễ cưới và các nghi lễ Phật giáo khác. Trong lễ, chú rể có thể mặc áo sơ mi trắng, tất trắng dài đến đầu gối, mang một chiếc "Pha biang" bằng cách quàng ngang ngực, che một bên vai và buông thông phần cuối ra phía sau, và mặc một chiếc váy quấn quanh người, hai đầu xoắn lại với nhau ở phía trước, kéo vào giữa hai chân và cố định ở phía sau. Với cô dâu, cô sẽ mặc trang phục cưới truyền thống của người Lào gồm "Sinh" (Váy lụa lào) và áo lụa phủ lụa và trang trí công phu và thường được kết hợp với "Pha blang" (Khăn quàng cổ).Myanmar
Trang phục truyền thống của người Myanmar được xem là biểu tượng thể hiện rõ nét nền văn hóa đặc sắc và lòng mến khách của đất nước này. Điều đó tạo nên ấn tượng sâu sắc cho du khách khi đến thăm Myanmar. Trang phục truyền thống của người Myanmar rất đơn giản, thể hiện lối sống bình dị và không cầu kỳ. "Longyi" - trang phục truyền thống của người Myanmar là một trang phục quấn tròn quanh eo bằng một miếng vải hình trụ dài khoảng 2m. Cả nam giới và nữ giới đều mặc Longyi, chân thường đi dép sandal. Còn áo "Talkpon" là áo truyền thống có cúc vải của nam giới. Nam giới mặc áo màu sáng vào ban ngày và mặc áo khóa đen, tối màu đậm vào ban đêm. Loại trang phục này rất phổ biến ở Myanmar trong thời kỳ thuộc địa.Philippines
Barong tagalong (có nghĩa là áo người Tagalog), là loại áo truyền thống được làm từ vải dứa. Để làm ra sợi vải dứa đòi hỏi một quá trình dài công phu và tinh tế. Người dân tộc AKlanon ở phía tây đảo Panay, miền trung vùng Visayan được ghi nhận là những người tiên phong trong nghề dệt Pina. Giới thiệu về loại vải T''NaLak dùng để may lễ phục của người Philippines.Thái Lan
Trang phục truyền thống của người Thái Lan có thể khác nhau tùy theo vùng miền. Chẳng hạn như ở miền Trung Thái Lan, váy ống dài đến mắt cá chân là kiểu phổ biến nhất và chịu ảnh hưởng từ phong cách của thời kì Ayutthaya hơn 200 năm trước. Thế hệ trung niên thường mặc kiểu quần "Jong krabone" truyền thống thay cho váy ống. Ở vùng phía Bắc và Đông Bắc của Thái Lan kiểu váy ống dài đến mắt cá chân cũng phổ biến nhất, nhưng phong cách lại có sự ảnh hưởng từ một số nhóm bộ lạc như Thai-Lue, Thai Kiem, Thai Yai,.. Trang phục truyền thống của Thái Lan được trưng bày tên là Thái Chakkri, là một trong những bộ trang phục nổi tiếng và thanh lịch nhất của người Thái Lan, thích hợp để mặc trong các dịp trang trọng.Malaysia
Malaysia được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng và phong phú bậc nhất tại châu Á. Baju Kurung là tên của bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Malaysia theo đạo hồi. Bộ trang phục này gồm có một chiếc váy hoặc một chiếc xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến ngang hông hoặc đầu gối. Thông thường, khi mặc Baju Kurung, người phụ nữ Malaysia sẽ choàng khăn vắt qua vai hoặc có khi trùm lên đầu. Baju Melayu là tên gọi của bộ trang phục truyền thống Malaysia dành cho nam giới với phần thiết kế đơn giản hơn, nhưng cũng được trang trí bằng những họa tiết bắt mắt, tỉ mỉ. Baju Melayu gồm quần áo dài tay, có nón đội và bên ngoài quần có quấn một tấm vải giống như sà rông nhưng chỉ ngắn đến đầu gối.Singapore
Baju kebaya có kiểu dáng giống với Baju kurung, bao gồm chiếc váy dài và một chiếc áo dài. Nhưng kiểu dáng áo dài trong trang phục truyền thống của Singapore được trang trí công phu hơn. Ngoài ra, áo còn được trang trí thêm hoa văn nhằm tôn lên vẻ e lệ, nhu mì cho người con gái. Áo này còn được may ôm sát và người mặc thường mặc thêm bên trong lớp áo lót. Thông thường bộ trang phục này được mặc trong những dịp trang trọng như cưới xin, lễ hội… Ngày nay Bayju kebaya được giới trẻ cách tân khi kết hợp áo với quần bò hoặc chân váy ngắn để sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống hàng ngày như đi dạo phố hay tới công sở.Campuchia
Trang phục truyền thống của người Khmer, trang phục có nhiều các sử dụng trong các dịp khác nhau như nghi lễ truyền thống và tôn giáo, đêm hội họp, đám cưới, cuộc diện kiến với nhà vua và các sự kiện chính thức khác và có các màu riêng biệt cho các ngày trong tuần. Cụ thể trang mục truyền thống thay đổi theo ngày của người Campuchia: Chủ nhật: Sử dụng Sompot Kben màu đỏ; Thứ hai: sử dụng Sompot Kben màu vàng đậm; Thứ ba: sử dụng Sompot Kben màu tím; Thứ tư: sử dụng Sompot Kben màu xanh lá cây nhạt; Thứ năm: sử dụng Sompot Kben màu xanh lá cây; Thứ sáu: sử dụng Sompot Kben màu xanh lam; Thứ bảy: sử dụng Sompot Kben màu tím đậmBrunei
Quốc phục Brunei Darussalam gồm hai loại: Baju Melayu dành cho nam và Baju Kurung dành cho nữ. Giống với trang phục của người phụ nữ Malaysia, người Brunei mặc các trang phục đạo Hồi với khăn trùm đầu giấu tóc và trang phục dài che thân. Nam giới ở đây thường đội mũ và có khăn quấn quanh quần.
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/trang-phuc-truyen-thong-brunei-a73309.html