Chúng ta có thể thấy rằng, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều cần con người có tư duy phản biệt. Tư duy phản biện đem đến lối sống và suy nghĩ không rập khuôn, máy móc và là cơ sở cho tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo có vai trò quan trọng giúp chúng ta lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, tư duy phản biện đã được đưa vào chương trình học của nhiều chuyên ngành nhằm giúp sinh viên có thể tiếp cận và trau dồi tư duy phản biện, phục vụ cho công việc sau này. Và để thực hiện tốt bài tiểu luận môn học này, hãy tham khảo hướng dẫn cách viết tiểu luận tư duy phản biện và một số mẫu bài tiểu luận gợi ý sau của Luận Văn Beta nhé.
Tư duy phản biện (Critical thinking) là khả năng phân tích và đánh giá thông tin một cách khách quan để đưa ra kết luận hợp lý. Kỹ năng này bao gồm việc đánh giá các nguồn thông tin, như dữ liệu, sự kiện, hiện tượng có thể quan sát và các kết quả nghiên cứu. Những người có tư duy phản biện tốt có thể rút ra kết luận hợp lý từ một tập hợp thông tin và nhận diện các chi tiết cần thiết để giải quyết vấn đề hoặc ra quyết định.
Trong cuộc sống, tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng, có giá trị trong giáo dục, công việc, quyết định cá nhân, giải quyết vấn đề và cả trong mối quan hệ cá nhân. Tư duy này giúp cá nhân đưa ra quyết định sáng suốt, phân tích vấn đề phức tạp và tham gia thảo luận một cách xây dựng. Chương trình học môn tư duy phản biện thường nhấn mạnh việc phát triển kỹ năng này để học sinh có thể tư duy độc lập và phân tích thông tin hiệu quả.
Sau khi được trang bị đầy đủ những kiến thức của môn học Tư duy phản biện, sinh viên cần hoàn thành một bài tiểu luận kết thúc môn dựa trên những kiến thức đã được trang bị của môn học để phản biện (ủng hộ/ phản đối) một vấn đề mà bạn tâm đắc nhất trong cuộc sống. Đây là cơ hội để sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã được học, phát huy khả năng tư duy, lập luận của bản thân về niềm tin mà bạn tin là đúng đắn. Đồng thời, đây cũng là bài luận giúp giáo viên có thể đánh giá được khả năng tiếp thu, khả năng tư duy, lập luận của sinh viên. Bài tiểu luận môn tư duy phản biện có thể được làm theo hai hình thức: làm độc lập hoặc làm theo nhóm. Trong phần tiếp theo của bài viết, Luận Văn Beta sẽ gửi đến bạn đọc một số mẫu bài tiểu luận tư duy phản biện hay, ấn tượng mà chúng tôi đã tổng hợp được. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào cách thức viết & trình bày bài tiểu luận môn tư duy phản biện đạt kết quả cao. Ngoài ra, nếu như bạn cần sự hỗ trợ chuyên môn, hãy tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận môn học của chúng tôi!
Nêu vấn đề:
Trong bối cảnh hiện đại, công nghệ đang ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía cạnh của cuộc sống, đặc biệt là điện thoại thông minh - một thiết bị quan trọng đối với con người, nhất là giới trẻ từ 14 tuổi trở lên. Theo báo cáo Digital Marketing 2019, tính đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77,93 triệu người dùng Internet, chiếm 79,1% dân số, tăng 5,3 triệu người so với năm 2022. Đáng chú ý, 86,58% lưu lượng truy cập Internet tại Việt Nam thực hiện qua thiết bị di động, so với 12% qua máy tính xách tay và để bàn, điều này cho thấy tầm quan trọng của thiết bị di động trong đời sống (Vũ Đăng Chung, 2023).
Trong giáo dục, sau đại dịch Covid-19, học trực tuyến ngày càng được chú trọng. Nhiều quốc gia áp dụng chính sách BYOD (Bring Your Own Device - Mang thiết bị của bạn đến trường) nhằm cá nhân hóa và tăng cường hiệu quả học tập, đáp ứng mong đợi của học sinh, sinh viên, phụ huynh và giáo viên. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, vẫn có quan ngại về tác động tiêu cực của việc sử dụng điện thoại trong lớp học. Theo nghiên cứu “Thiết Bị Di Động Trong Môi Trường Giáo Dục: Tác Động Và Giải Pháp” của Thạc sĩ Nguyễn Xuân Nghĩa, một cuộc khảo sát với 2.200 giáo viên và hiệu trưởng tại Alberta, Canada, cho thấy 2/3 nhận định rằng công nghệ số làm giảm tập trung của học sinh, và ½ số giáo viên cũng thấy bản thân bị phân tâm. Đáng lo ngại, 2/3 giáo viên ghi nhận tình trạng học sinh ngủ trong lớp do mệt mỏi từ việc dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị màn hình (The Alberta Teachers Association 2015) (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2019, 132).
Tóm lại, tôi ủng hộ quan điểm “Cấm sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trong giờ học trên lớp” để bảo đảm chất lượng và hiệu quả học tập.
Tải miễn phí Tiểu luận tư duy phản biện Thể hiện quan điểm về việc cấm sinh viên sử dụng điện thoại (smartphone) trong giờ học trên lớp
Giới thiệu đề tài:
Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi cá nhân thường đứng trước lựa chọn: làm chủ hoặc làm thuê, mỗi con đường đều có những lợi ích và rủi ro riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp và chất lượng cuộc sống. Làm thuê mang lại sự ổn định, phúc lợi cùng các cơ hội phát triển nghề nghiệp trong môi trường có cấu trúc và tổ chức. Ngược lại, làm chủ cung cấp tự do, linh hoạt và tiềm năng thu nhập không giới hạn, song đòi hỏi tinh thần tự chủ cao, kỹ năng quản lý rủi ro, và chấp nhận sự bấp bênh về thu nhập.
Bài tiểu luận này sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về những yếu tố then chốt, lợi ích và hạn chế của từng lựa chọn, nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân xác định con đường phù hợp với mục tiêu và hoàn cảnh. Tiểu luận sẽ được triển khai qua ba phần: phân tích chi tiết về làm chủ, làm thuê, và rút ra các kết luận, bài học quan trọng từ nghiên cứu.
Link download: Tiểu luận môn tư duy phản biện - Làm chủ hay làm thuê
Lý do chọn đề tài:
Body shaming là những phát ngôn tiêu cực về ngoại hình người khác, có thể xảy ra với bất kỳ ai và giữa bất kỳ mối quan hệ nào, từ người xa lạ đến bạn bè, người quen, và thậm chí cả người thân trong gia đình. Đáng chú ý là một số người còn tự chỉ trích ngoại hình của mình, rơi vào tình trạng tự Body shaming. Đây là vấn nạn phổ biến toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Những lời nói chê bai đó giống như những nhát dao vô hình, dần dần gây tổn thương sâu sắc về mặt tinh thần, làm người bị chỉ trích có thể rơi vào trạng thái lo âu, trầm cảm, và mất đi sự tự tin. Hành vi Body shaming không chỉ đơn thuần là những lời nói, mà có thể là yếu tố dẫn đến những tổn thương tâm lý nghiêm trọng và thậm chí là nguyên nhân khiến một số người tìm đến giải pháp cực đoan. Vì vậy, nhóm chọn đề tài này để nghiên cứu và lên án hành vi “Body shaming.”
Mục tiêu của nhóm là nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng từ hành vi này và đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu nạn Body shaming, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh và văn minh hơn.
Download free: Tiểu luận tư duy phản biện - Vấn nạn body shaming trên mạng xã hội
Giới thiệu đề tài:
Gia đình luôn là chủ đề được cả xã hội nói chung và các nhà nghiên cứu khoa học về các vấn đề về xã hội nói riêng đặt nhiều sự quan tâm đặc biệt. Trong những năm trở lại đây, “gia đình” được tiếp cận trên nhiều phương diện khác nhau như giáo dục học, tâm lý học, xã hội học, nhân học… Đặc biệt hơn cả là vấn đề bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là một vấn đề nan giải không chỉ xuất hiện ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ mà nó trở thành một vấn đề mang tính toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã đầu tư rất nhiều công sức, chất xám để nghiên cứu vấn đề này.
Bạo lực gia đình được định nghĩa là hiện tượng vi phạm đến thân thể, danh dự và nhân phẩm của con người một cách có chủ của một thành viên đối với một hay nhiều thành viên khác trong cùng một gia đình dẫn đến nguy cơ gây ra hoặc gây ra những tổn hại về mặt tinh thần hay thể chất của thành viên đó. Bạo lực gia đình đang tồn tại tại nhiều quốc gia, đặc biệt là với phụ nữ và trẻ em.
Trong xã hội, bạo lực gia đình là một vấn đề nhạy cảm, thường được giấu kín trong phạm vi gia đình, các nạn nhân thường có xu hướng e ngại khi đề cập đến vấn đề này. Trên thế giới, bạo lực gia đình đang là thực trạng tồn tại của nhiều quốc gia nói chung và tại Việt Nam tình trạng này cũng đang diễn ra. Bạo lực gia đình để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với những người trong cuộc và cả cộng đồng, xã hội. Nhận thấy được ảnh hưởng nghiêm trọng này, Nhà nước ta đã ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình (2007). Thế nhưng, vì là một vấn đề mang tính nhạy cảm nên rất cần sự chung tay, góp sức của cộng đồng để nâng cao nhận thức của mọi người, giúp mọi người có sự nhìn nhận đúng đắn về vai trò của gia đình, lên án các hành vi bạo lực, bảo vệ bản thân khỏi bạo lực gia đình để vấn đề này không còn là một vấn đề mà khi nhắc tới thì mọi người đều ngại nói ra đặc biệt hơn nữa là tạo điều kiện cho những người trong cuộc được có tiếng nói, có khả năng tìm kiếm được sự trợ giúp và hỗ trợ từ xã hội và cộng đồng. Chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài Tiểu luận tư duy phản biện: “Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Sự tham gia của thanh niên trong công cuộc phòng chống bạo lực gia đình” cho bài tiểu luận môn tư duy phản biện của mình.
Tải miễn phí Tiểu luận tư duy phản biện Bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em. Sự tham gia của thanh niên trong công cuộc phòng chống bạo lực gia đình
Cấu trúc tiểu luận:
Phần I: Lý thuyết
Phần II: Ứng dụng thực tế
Phần III: Thực hành
Chủ đề: “Học đại học là con đường tốt nhất để đảm bảo tương lai
Phần IV: Cảm Nhận của nhóm
Phần V: Tài liệu tham khảo
Tải ngay: Tiểu luận môn tư duy phản biện Học đại học là con đường tốt nhất để đảm bảo tương lai PDF
Lý do nghiên cứu đề tài:
Miệt thị ngoại hình (Tiếng Anh: Body Shaming) là cụm từ được sử dụng để miêu tả việc đánh giá hoặc đánh giá một người dựa vào ngoại hình của họ, thay vì đánh giá dựa vào tính cách, tài năng, hoặc các khía cạnh khác của họ. Điều này có nghĩa là người ta đánh giá, phê phán hoặc ưu ái người khác dựa trên ngoại hình, thường là dựa vào vẻ ngoại trang, trang điểm, trang phục, trọng lượng cơ thể, hoặc các yếu tố khác về hình dáng và vẻ bề ngoại của một người, thay vì dựa vào những phẩm chất tinh thần hoặc phẩm chất đạo đức của họ. Việc miệt thị ngoại hình có thể gây ra những hệ quả tiêu cực và gây áp lực tâm lý cho những người bị ảnh hưởng.
Trong xã hội ngày nay, việc miệt thị ngoại hình của người khác đang trở thành một vấn nạn đang báo đâu. Chắc hẳn ai cũng đã từng một lần trong đời bị người khác chê bai, giễu cợt về ngoại hình của mình bằng những lời lẽ không hay. Việc miệt thị ngoại hình của người khác được diễn ra ở bất kỳ nơi nào. Đặc biệt khi mà công nghệ ngày càng phát triển, mạng xã hội trở nên phổ biến như hiện tại, nơi mà mọi người dễ dàng được kết nối với nhau một cách nhanh chóng và cập nhật liên tục. Có thể nói, mạng xã hội đã trở thành con dao hai lưỡi, ngoài mục đích kết nối mọi người, giúp mọi người tương tác và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhau thì mạng xã hội cũng là nơi mà một số người sẵn sàng để lại những bình luận ác ý, chê bai ngoại hình người khác.
Dựa trên yêu cầu bài thi tiểu luận: “Trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị trong môn học Tư duy phản biện, hãy phản biện (ủng hộ/phản đối) một vấn đề mà bạn tâm đắc nhất trong cuộc sống” em xin phép chọn đề tài “Body shaming và vấn nạn body shaming trên mạng xã hội” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
Link Download: Tiểu luận về tư duy phản biện Body shaming và vấn nạn body shaming trên mạng xã hội miễn phí
Lý do chọn đề tài:
Việt Nam là một đất nước đang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Chính vì thế, hiện nay chúng ta đang tiếp nhận rất nhiều tri thức mới, những thành tựu, văn hóa của nhân loại để giúp đất nước ngày càng phát triển hơn. Trong tiến trình mở cửa, có rất nhiều nét văn hóa độc đáo đã được du nhập vào Việt Nam, một trong số đó không thể không nhắc đến một trào lưu rất được giới trẻ hưởng ứng đó chính là xăm mình. Từ xưa đến nay, chúng ta đã từng nói quá nhiều về sự định kiến trong khi chúng ta đã và đang thay đổi từng ngày để thích ứng và bắt nhịp với vận tốc của dòng chảy tiến bộ, của văn minh nhân loại. Thế nhưng, đứng trước bức ảnh biểu thị thái độ “dè bỉu” của một số người lớn tuổi đối với một cô gái “xăm trổ đầy mình” - họa sĩ xăm Huỳnh Mai khiến chúng ta phải thực sự một lần nữa nghiêm túc suy ngẫm lại vấn đề này.
Trước tiên, hãy quay ngược lại về cội nguồn của hình xăm. Hình xăm đã có từ rất lâu tại nhiều quốc gia phương Tây, nó được xem là biểu tượng thiêng liêng cho quyền lực hoặc sự bảo vệ; như một phép thuật dể chữa bệnh hoặc cũng có thể là biểu tượng đại diện cho một trạng thái nào đó. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngày nay xăm hình có thể được xem như một loại nghệ thuật đáng được tôn trọng ở các nước phương Tây. Thế nhưng tại Việt Nam hình xăm trong mắt người Việt chưa được xem là một nghệ thuật chân chính. Vậy phải chăng đã đến lúc nhìn nhận lại những định kiến về hình xăm? Liệu xăm mình là nguồn cảm hứng nghệ thuật hay đơn thuần chỉ là một trào lưu phản cảm của các bạn trẻ “ngỗ nghịch”? Để làm rõ vấn đề trên, chúng em quyết định tiến hành nghiên cứu những suy nghĩ của dư luận về hình xăm để tìm hiểu và nên rõ được cách nhìn cũng như cảm nhận của mọi người về hình xăm.
Tải Full Tiểu luận tư duy phản biện Hình xăm của giới trẻ PDF
Lý do chọn đề tài:
Dựa theo yêu cầu bài thi tiểu luận: “trên cơ sở các kiến thức đã được trang bị trong môn học Tư duy phản biện, hãy phản biện (ủng hộ/ phản đối) một vấn đề mà bạn tâm đắc nhất trong cuộc sống”, em xin phép lựa chọn đề tài về “Đổ lỗi cho nạn nhân - Victim Blaming - trong xâm hại tình dục” để làm đề tài nghiên cứu. Đổ lỗi cho nạn nhân trong xâm lại tình dục được xem là một trong những vấn đề liên quan mật thiệt đến nhận thức cũng như đạo đức của con người trong xã hội.
Đổ lỗi cho nạn nhân không phải là một vấn đề mới, nó đã được hình thành, tồn tại trong tư tưởng của nhiều người, qua nhiều thế hệ. Thông qua hành vi đổ lỗi, khái niệm “nạn nhân” trong một sự việc trở nên lệch lạc và tệ hại hơn so với khái niệm nguyên bản của nó. Đặc biệt, trong một số trường hợp có tính chất đặc biệt nghiêm trong như xâm hại tình dục, việc đổ lỗi cho nạn nhân trở thành vấn đề cực kỳ độc hại, gây phẫn nộ và đáng lên án. Chính vì thế, trong bài nghiên cứu này, em sẽ làm rõ các khái niệm “nạn nhân” “đổi lỗi cho nạn nhân” và các hậu quả của tư tưởng đổ lỗi cho nạn nhân đối với người bị hại nói riêng cũng như toàn xã hội nói chung. Thông qua đó nâng cao nhận thức của cộng đồng trong vấn đề này.
Tải ngay: Tiểu luận tư duy phản biện Đổ lỗi cho nạn nhân trong xâm hại tình dục
Để hoàn thành một bài tiểu luận tư duy phản biện đạt điểm cao, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây nhé!
Khi thực hiện tiểu luận tư duy phản biện, điều đầu tiên các bạn cần làm đó là lựa chọn đề tài nghiên cứu. Khi lựa chọn đề tài, các bạn cần xét đến khả năng bản thân cũng như thời gian hoàn thành tiểu luận để không chọn những đề tài quá sức với mình hoặc những đề tài cần nhiều thời gian thực hiện trong khi deadline giảng viên đưa ra chỉ khoảng 2 tuần.
Khi học ở giảng viên, một số giảng viên sẽ đưa ra những đề tài cụ thể để sinh viên lựa chọn nhưng cũng có những trường hợp để phát huy khả năng và đánh giá năng lực sinh viên, giảng viên sẽ để các bạn tự chọn đề tài trong khuôn khổ môn học của mình.
Các bạn cần xác định rõ mục đích nghiên cứu là gì, phạm vi nghiên cứu và những giới hạn về nội dung, mức độ nghiên cứu….Khi trình bày với giảng viên hướng dẫn, các bạn cần nêu rõ nội dung mình sẽ trình bày, lý do chọn đề tài, phương pháp nghiên cứu đề tài,…Trong bước này, việc chọn và xác định đề tài khá quan trọng, cần chú ý chọn những đề ngắn gọn nhưng vẫn bao quát được ý chính.
Để viết được tiểu luận môn tư duy phản biện, cần nên tìm kiếm nhiều nguồn tài liệu và số liệu khác nhau để làm cơ sở cho những lập luận và luận điểm của mình. Các bạn có thể tham khảo một số nguồn thông tin phổ biến sau:
Sách và sách giáo trình: Các bạn có thể sử dụng tài liệu chuyên ngành, sách giáo trình và sách tham khảo để nắm vững kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những sách mà các chuyên gia trong lĩnh vực này đang nghiên cứu và viết để bổ sung và cập nhật thông tin mới nhất.
Báo và nghiên cứu khoa học: Các bạn cũng có thể tìm kiếm các bài báo khoa học hoặc các bài nghiên cứu khoa học từ các tạp chí chuyên ngành hoặc dữ liệu học thuật để có những nghiên cứu mới nhất. Nguồn này thường sẽ có bằng chứng đi kèm và lập luận được tạo ra thông qua quá trình nghiên cứu khoa học.
Báo cáo và nghiên cứu: Nếu các bạn có các báo cáo và nghiên cứu về đề tài nghiên cứu đã được công bố cũng là một nguồn thông tin chính xác và được kiểm chứng về vấn đề mà bạn đang quan tâm và chuẩn bị thực hiện.
Thống kê và dữ liệu số: Sử dụng số liệu thống kế, bảng biểu và dữ liệu số từ các nguồn thông tin đáng tin cây như thống kê của cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế hoặc các nghiên cứu độc lập để làm cơ sở vững chắc cho những lập luận của mình.
Tham khảo các website chuyên ngành: Các bạn cũng có thể tìm kiếm trên mạng internet liên quan đến các website chuyên ngành để tìm kiếm các tin tức đáng tin cậy để tìm hiểu về vấn đề mà bạn quan tâm. Việc tìm kiếm trên các website trên mạng sẽ giúp các bạn tiết kiệm thời gian và công sức rất nhiều.
Cuộc khảo sát và phỏng vấn: Nếu có thể, các bạn hãy tiến hành các cuộc khảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp để thu thập ý kiến và thông tin từ những người có kinh nghiệm hoặc người có liên quan đến chủ đề.
Đề cương được xem như là khung sườn của tiểu luận nên có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng nên khi soạn đề cương, các bạn cần chú ý chỉn chu về hình thức và nội dung. Đối với viết tiểu luận tư duy phản biện cũng vậy, đề cương sẽ giúp các bạn phác họa những nét chính về những phần mà các bạn sẽ giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Trong đề cương, các bạn cần trình bày tiểu luận gồm bao nhiêu chương với nội dung từng phần là gì, cách bố trí nghiên cứu ra sao,….
Nội dung tiểu luận gồm 3 phần cơ bản:
Phần mở đầu: Trong phần này, các bạn cần trình bày đề tài nghiên cứu, lý do và mục đích nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong tiểu luận.
Phần thân bài: Thân bài của tiểu luận sẽ bao gồm nhiều phần nhỏ để thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu ra trong đề tài, kết quả trong quá trình nghiên cứu và nhận định, đánh giá. Phần thân bài chiếm dung lượng lớn nhất và cũng là phần chiếm điểm số nhiều nhất nên cần có sự chỉnh sửa, bổ sung đến khi tốt nhất. Thông qua phần thân bài, giảng viên có thể hiểu được công sức, trình độ nghiên cứu của tác giả cũng như kỹ năng viết tiểu luận.
Kết bài: Trong phần này, tác giả cần tóm tắt quá trình giải quyết vấn đề và các kết quả nghiên cứu. Ngoài ra, các bạn cũng nêu lên ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn của kết quả thu được.
Đây là bước cần nhiều thời gian và công sức nhất trong quá trình viết tiểu luận, tác giả cần tiến hành nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm, điều tra và phỏng vấn, phân tích dữ liệu,… Trước hết, các bạn cần viết dưới dạng bản thảo tất cả các thông tin, kết quả có được, những ý tưởng đã có rồi đến bước chỉnh sửa, sắp xếp ý và hoàn thiện.
Sau khi soạn được hầu hết nội dung tiểu luận, các bạn cần đọc lại và hoàn thiện tiểu luận. Trong phần này, các bạn nên viết trên máy tính để phát huy tác dụng và sử dụng các ưu điểm của việc soạn thảo trên máy tính như thêm, bớt, xóa,…nhanh gọn và tự do. Trong bước này, các bạn cần chú ý:
Điều chỉnh nội dung và bố cục bài viết cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu cũng như khiến các phần trong tiểu luận được liên kết với nhau cách mạch lạc, rõ ràng. Ngoài ra, những phần hoặc nội dung chưa được kiểm chứng và không chắc chắn thì các bạn có thể bỏ đi.
Chỉnh sửa nội dung và hình thức của tiểu luận một cách tốt nhất. Các bạn có thể nhờ một người khác giúp mình sửa lỗi chính tả, câu văn, ý tứ để tiểu luận chỉn chu nhất có thể.
Chú ý và định dạng hình thức văn bản phù hợp với quy định chung như tiêu đề, chú thích, danh mục tham khảo,…
Trên đây là bài viết tham khảo mà Luận Văn Beta đã tổng hợp để giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về tư duy phản biện cũng như cách để hoàn thành bài tiểu luận tư duy phản biện của mình một cách tốt nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích trong quá trình học tập và tìm kiếm thông tin nhé.
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/tieu-luan-tu-duy-phan-bien-a72930.html