Cách bày mâm ngũ quả ngày Tết sao cho đẹp mắt, trang trọng là điều mà mọi người quan tâm mỗi dịp Tết đến. Đây là nét văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam nhằm mang đến ý nghĩa tốt đẹp cho năm mới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách trình bày mâm ngũ quả đơn giản, dễ thực hiện trong bài viết dưới đây nhé!
Cách bày mâm ngũ quả thể hiện mong muốn, ý nguyện của bạn về sự đoàn viên, sung túc và những điều ước tốt đẹp. Mỗi loại quả, màu sắc và cách sắp xếp các loại quả trong mâm ngũ quả sẽ tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau.
Trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam, trưng mâm ngũ quả là một cách thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên của mình. Là một nét đẹp trong đạo lý uống nước nhớ nguồn. Bên cạnh đó, mâm ngũ quả còn tượng trưng cho thành quả sau một năm dài với biểu tượng của sự sung túc, đủ đầy.
Mỗi địa phương, vùng miền sẽ có cách trình bày mâm ngũ quả với ý nghĩa khác nhau. Do đó, nắm bắt chính xác cách trình bày mâm ngũ quả sẽ giúp bạn trình bày đúng ý nghĩa, đẹp mắt, thẩm mỹ. Cũng như làm trọn vẹn lòng tôn kính, nhớ về ông bà tổ tiên của mình.
Bày mâm ngũ quả đúng cách cũng là một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt vào mỗi dịp lễ, Tết quan trọng trong năm.
Mâm ngũ quả được trình bày với hình ảnh năm loại trái cây khác nhau. Theo quan niệm của nhà Phật, 5 màu sắc của 5 loại trái cây tượng trưng cho “ngũ thiện căn”. Theo quan niệm của người phương Đông, 5 quả tượng trưng cho 5 hành - 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ. Do đó, nguyên tắc quan trọng là cần phải có đầy đủ 5 loại quả.
Ngoài ra, mâm ngũ quả cần được trình bày theo nguyên tắc: Quả to, lớn nằm ở bên dưới để nâng đỡ các quả nhỏ, mềm hơn. Lần lượt xếp theo thứ tự kích cỡ quả nhỏ dần lên trên. Các màu sắc quả nên xếp đan xen sao cho hài hòa, tạo thành một khối hình tháp.
Chưng mâm ngũ quả là điều không thể thiếu của mỗi gia đình Việt vào dịp quan trọng. Tuy nhiên, thực tế mỗi vùng, miền lại có cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tối tìm hiểu cách bày mâm ngũ quả miền Bắc, Trung, Nam ngay sau đây nhé:
Mâm ngũ quả miền Bắc quan niệm phải có đầy đủ các loại quả như sau: chuối xanh, bưởi, phật thủ, hồng, sung, quất cảnh, ớt, dứa,... Đảm bảo đầy đủ màu sắc và đúng theo Ngũ hành: Kim ( trắng), thủy ( đen), hỏa ( đỏ), mộc (xanh lá), thổ (vàng). Tuy nhiên, các quả có thể thay đổi miễn là mang ý nghĩa tốt đẹp.
Trong đó, quả chuối thường tượng trưng cho sự sum vầy, đầm ấm. Bưởi là sự giàu sang, phú quý và may mắn. Phật thủ có ý nghĩa giữ thần, Phật gia tiên lưu lại trong nhà. Quất tượng trưng sự may mắn, thành đạt. Quả dứa là biểu hiện cho một năm mới may mắn, an lành.
Về cách bày trí: Chuối thường đặt ở phần dưới cùng để làm bệ đỡ cho toàn bộ các loại quả còn lại. Sau đó, bưởi, phật thủ hoặc mãng cầu sẽ được đặt ở giữa. Các loại quả khác sẽ được phủ đầy xung quanh tạo thành hình chóp. Những vị trí trống có thể trang trí xen kẽ quất, ớt.
Mâm ngũ quả miền Trung lại có phần đơn giản, không câu nệ hình thức. Bởi vì mảnh đất miền Trung thường phải chịu thiên tai, bão lũ hàng năm nên mọi người thường quan niệm thành tâm là tốt nhất. Các loại trái cây thường được dùng trong mâm ngũ quả miền Trung là: thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, sung, cam,...
Miền Trung có đặc điểm là mâm ngũ quả thường không kiêng kị cam, quýt như miền Nam. Cũng không câu nệ đầy đủ ngũ hành như miền Bắc hay phải cầu kỳ. Mâm ngũ quả miền Trung cần phải tươi mới, đẹp mắt để thể hiện tấm lòng thành của người làm.
Về cách bày trí: Mâm ngũ quả cũng ưu tiên đặt các quả to, nặng, cứng bên dưới để làm lớp nền cho mâm. Bên trên sẽ là các quả nhỏ hơn để tạo thành khối chóp. Những kẻ hở có thể trang trí thêm quả quýt, cam nhỏ nhắn.
“Cầu sung vừa đủ xài” đây là quan niệm khi trình bày mâm ngũ quả của người miền Nam. Với mong muốn một năm mới đầy đủ, sung túc, tương ứng cho 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài.
Trái ngược với miền Bắc, miền Nam thường không thờ cúng các loại trái cây có phát âm mang ý nghĩa không tốt. Ví dụ như chuối đọc gần như chúi nhủi cho ý nghĩa làm ăn không phất lên được. Hay quả lê gần như lê lết, dễ thất bại, quả quýt với ý nghĩa quýt làm cam chịu,...
Về cách bày trí: Thông thường, quả đu đủ, dừa hoặc xoài được xếp đầu tiên. Vì những loại quả này thường to, cứng, nặng nên dùng làm bệ đỡ cho các quả khác. Sau đó, xếp xen kẽ các loại quả còn lại cho hợp lý, đẹp mắt.
Bên cạnh đó, bạn sẽ dễ dàng thấy mâm ngũ quả của người miền Nam có đi kèm cặp dưa hấu. Tuy nhiên, dưa hấu sẽ không để chung vào mâm ngũ quả mà sẽ được đặt vào 2 bên cạnh của mâm ngũ quả.
Tùy vào vùng miền mà cách bày trí mâm ngũ quả cũng có thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa tốt đẹp. Do đó, bạn có thể chọn lựa những quả tươi ngon mà trình bày cho đẹp. Nếu bạn vẫn chưa biết trang trí như thế nào thì hãy bỏ túi ngay những cách bày trí mâm ngũ quả ngay dưới đây:
Hoa mai là một hình ảnh quen thuộc trong mỗi ngày Tết của người dân Việt ở miền Nam, miền Trung. Do đó, sự kết hợp mâm ngũ quả cùng hoa mai sẽ là một điều mới lạ và đẹp mắt.
Đầu tiên, bạn có thể vẽ, khắc một hình ảnh cây hoa mai lên trên quả dưa hấu. Sau đó, kết hợp cùng với các loại quả khác để tạo nên một mâm ngũ quả mới lạ, sắc sảo.
Thứ hai, bạn có thể bày một mâm ngũ quả như thông thường. Sau đó, khéo léo trưng bày mâm ngũ quả bên cạnh những cành hoa mai điểm xuyết. Hoặc tô điểm một vài bông hoa mai trong kẽ hở của mâm ngũ quả. Điều này sẽ làm nổi bật mâm ngũ quả của bạn mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa ngày Tết.
Khác với miền Nam và miền Trung, cành đào là nét đẹp tượng trưng cho ngày Tết đến. Hầu như nhà nào cũng có cho mình một cành đào tươi đẹp. Vì vậy, kết hợp trang trí mâm ngũ quả ngày Tết cùng với hoa đào cũng là một lựa chọn hoàn hảo.
Bạn có thể bày một mâm ngũ quả đầy đủ, sau đó, gắn thêm một cành đào nhỏ vào kẽ hở của mâm ngũ quả. Cành đào hồng sẽ tô điểm nổi bật cho mâm ngũ quả của bạn.
Bên cạnh đó, tương tự như phối cùng hoa mai. Bạn cũng có thể vẽ một cành đào nhỏ lên những quả trong mâm cúng. Cách trang trí này cũng khiến cho mâm ngũ quả vừa mới lạ vừa tăng tính thẩm mỹ.
Những chữ mang ý nghĩa tốt lành được chạm khắc màu đỏ trong ngày Tết đã quá quen thuộc với người dân Việt. Vì vậy, bạn cũng có thể trang trí mâm ngũ quả ngày Tết cùng với chữ đỏ.
Các loại trái cây trưng bày trong mâm sẽ thể hiện ước nguyện của gia chủ. Kết hợp cùng chữ đỏ “vạn sự, tài lộc hay bình an” cũng tô điểm thêm ước nguyện của bạn cho một năm mới trọn vẹn.
Không phải tự dưng mà mọi người lựa chọn trái cây bất kỳ để trưng bày cho mâm ngũ quả. Bởi vì mỗi loại quả đều mang lấy một ý nghĩa riêng, ngụ ý tốt đẹp cho gia chủ trong một năm dài sắp tới. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa từng loại trái cây trong mâm ngũ quả ngày Tết dưới đây:
Trái mãng cầu trong mâm ngũ quả mang ý nghĩa cầu chúc mọi thứ suôn sẻ, sức khỏe dồi dào. Mọi điều bạn ước nguyện đều như ý, thuận lợi.
Dừa gần tương đồng với từ “vừa” - đây là cách thể hiện sự mong cầu vừa đủ, không túng thiếu. Hay sâu xa hơn là mong muốn một cuộc sống viên mãn, đủ đầy hạnh phúc.
Giống như tên gọi của chính mình, quả đu đủ tượng trưng cho mong muốn đủ đầy, phồn thịnh trong cuộc sống.
Trái xoài có phát âm gần na ná từ “xài”. Do đó, trưng bày trái xoài trên mâm ngũ quả ngụ ý cho mong muốn một năm đầy đủ xài, không lo túng thiếu.
Sung nằm trong cụm từ “sung túc”. Trình bày trái sung trong mâm ngũ quả ngụ ý cho một năm sung túc trên mọi mặt, từ sức khỏe, công việc, gia đình,...
Dưới đây là những mẫu cách bày mâm ngũ quả Tết 2025 đẹp mắt và đơn giản nhất:
Bỏ túi ngay những cách bày mâm ngũ quả ngày Tết trên đây, đảm bảo bạn sẽ có ngay một mâm ngũ quả đẹp mắt cho ngôi nhà vào dịp Tết 2025 sắp tới!
Để mâm ngũ quả được chỉn chu nhất, bạn cũng cần lưu ý những điều sau khi bày mâm ngũ quả ngày Tết:
Thực hiện đầy đủ những lưu ý trên, bạn sẽ có ngay một mâm ngũ quả đẹp mắt, đầy đủ ý nghĩa cho ngày Tết thêm trọn vẹn.
Bài viết trên đây đã mang đến bạn các cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp mắt và ý nghĩa của từng loại quả. Hy vọng bạn đã biết cách bày mâm ngũ quả ngày Tết cho gia đình của mình và có một năm mới đủ đầy. Đừng quên theo dõi Điện Thoại Vui để cập nhật ngay các mẹo ngày Tết cực kỳ hữu ích nhé!
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/cach-bay-mam-ngu-qua-a72780.html