- Bà bầu, chồng và những người thân sống cùng nhà
- Người có sức khỏe không tốt, người có khối u hoặc bị ung thư
- Phụ nữ mới sinh, người đang nuôi con dưới 1 tuổi
- Hai vợ chồng mới cưới trong 1-2 tuần trở lại
- Trẻ em nhỏ dưới 7 tuổi
Do đó, tốt nhất vợ có bầu chồng không nên đi đám ma. Quan niệm này xuất phát từ việc lo sợ điềm không may sẽ từ người chồng truyền sang cho vợ. Mà tử khí, âm khí dày đặc ở đám ma có thể mang tới nhiều điềm gở, có thể gây khó khăn trong việc sinh con…
Nếu bắt buộc phải đi dự đám tang, chồng có vợ mang bầu cần lưu ý điều gì?
Vợ có bầu chồng có nên đi đám ma? Mặc dù các ông chồng có vợ mang bầu không nên đi đám tang, tuy vậy nếu là người thân thiết trong gia đình thì bạn cũng không thể thoái thác trách nhiệm được. Do đó, cần chuẩn bị một số mẹo nhỏ sau để đảm bảo an toàn nhất cho vợ mang bầu ở nhà nhé!
- Bạn nên thăm viếng lúc người mất vừa mất hoặc trước và sau khâm liệm 6 giờ. Lúc này nguồn vi khuẩn chưa sinh sôi nhiều và sẽ ít nguy cơ hơn. Để càng lâu thì vi khuẩn trong tử thi sẽ càng sinh sôi nhiều hơn.
- Sau khi đi bạn đi đám về, cần phải rửa sạch tay và mặt bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn khác. Một số cách dân gian khác để hạn chế những điềm xấu từ đám ma đó là người chồng sẽ rửa mặt bằng nước lá bưởi, đốt lửa ngồi hơ trước khi vào nhà… Bạn cần tắm sạch sẽ một lần nữa trước khi tiếp xúc trực tiếp với vợ đang mang bầu nhé!
- Trường hợp là song thân phụ mẫu hoặc ông bà mất, lúc đó người vợ mang bầu cũng phải có mặt để lo tang chay. Lúc này, bạn nhớ luôn cắt cử người ở bên theo dõi tình hình sức khỏe cho bà bầu. Nếu phát hiện thấy bà bầu có điều gì bất thường, cầm đưa tới bệnh viện nhanh và kịp thời để tránh những rủi ro xảy ra cho mẹ và bé.