HR là gì? Tất tần tật về ngành Nhân Sự

Hầu hết mọi người đều công nhận tiềm năng và tầm quan trọng của ngành nhân sự. Thế nhưng, có rất ít người có thể hiểu đầy đủ HR là gì? Công việc, chức năng, nhiệm vụ của một HR ra sao? Các tố chất, kỹ năng cần thiết. Hay mức lương, cơ hội thăng tiến và triển vọng việc làm ngành Human Resource như thế nào? Vì vậy, trong bài viết này Ms Uptalent sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu toàn bộ thông tin về ngành Nhân Sự. Các bạn hãy dành thời gian để cùng tìm hiểu thông tin về lĩnh vực này nhé. MỤC LỤC 1- HR là gì? 2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HR trong doanh nghiệp 3- HR là làm gì? 4- HR Department gồm? 4.1. Bộ phận tổ chức, quản trị hành chính - văn phòng 4.2. Bộ phận tiền lương và phúc lợi 4.3. Bộ phận tuyển dụng 4.4. Bộ phận đào tạo và phát triển 5- Vị trí công việc HR phổ biến 6- Học ngành gì ra làm HR? 7- Kỹ năng, tố chất quan trọng người làm HR 8- Cơ hội nghề nghiệp HR Mức lương của ngành HR Lộ trình thăng tiến Việc làm ngành Nhân sự human resource

1- HR là gì?

HR là viết tắt của “human resources”, được hiểu đơn giản là nguồn nhân lực hoặc quản trị nhân lực. Những người theo nghề Nhân sự có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản trị nhân sự của một doanh nghiệp.

Cụ thể, họ sẽ thực hiện những nhiệm vụ quan trọng sau đây: tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện các chính sách, phúc lợi cho nhân viên nhằm xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, chuyên nghiệp.

Từ trước đến nay, nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng với bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào. Bởi vậy bộ phận nhân sự (HR Department) có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển và thành bại của một công ty. Tại một số nơi, họ còn phụ trách cả những công việc liên quan đến hành chính văn phòng.

2- Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của HR trong doanh nghiệp

Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm của từng doanh nghiệp mà HRs sẽ đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, có những chức năng, nhiệm vụ hầu như bất kỳ ai trong phòng Nhân sự nào cũng phải thực hiện:

- Quản lý và triển khai các chính sách lương thưởng, phúc lợi

Lên kế hoạch chi trả lương thưởng, xây dựng cơ cấu lương và quản lý các chế độ, chính sách phúc lợi của công ty theo đúng quy định Pháp luật. Đồng thời, cũng trực tiếp phụ trách tính toán và chi trả các khoản lương thưởng, phúc lợi cho nhân viên của công ty.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Nhiệm vụ đào tạo cho cả nhân viên mới và nhân viên cũ của công ty. Họ sẽ phải lên kế hoạch đào tạo, đánh giá các yêu cầu, mục tiêu kinh doanh và phối hợp cùng các trưởng bộ phận nhằm triển khai chương trình đào tạo phù hợp giúp cải thiện năng suất làm việc.

- Xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các nhân viên

Bộ phận Human Resource có nhiệm vụ tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, phù hợp, đáp ứng tốt các quyền lợi của nhân viên. Từ đó có thể duy trì và phát triển mối quan hệ khăng khít giữa các nhân viên trong công ty.

- Tuyển dụng

Một trong những nhiệm vụ chính nữa là phải tìm được giải pháp nhằm đảm bảo nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp luôn được đáp ứng tốt nhất. Muốn được như vậy họ cần giám sát chặt chẽ quá trình tuyển dụng và chọn được ứng viên chất lượng.

- Tư vấn các vấn đề nhân sự

Hiện nay, vai trò của HR đã có thay đổi rất lớn. Họ không còn là những người làm việc sau hậu trường mà đã trực tiếp tham gia cùng các bộ phận khác và Ban giám đốc để từng bước hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của công ty. kỹ năng cần thiết của một hr >>>> Xem thêm: HR Manager là ai? Tất tần tật về Human Resource Manager

3- HR làm công việc gì?

Lĩnh vực quản trị nguồn nhân lực có rất nhiều vị trí công việc với những chức danh khác nhau. Mỗi vị trí sẽ phụ trách những nhiệm vụ, công việc riêng. Nhưng về cơ bản thì công việc của HR thường bao gồm:

- Thực hiện việc tuyển dụng nhân sự mới cho công ty qua một loạt các hoạt động tìm kiếm, sàng lọc, phỏng vấn, chuẩn bị các thủ tục thử việc,…

- Quản lý hợp đồng lao động, lương thưởng, phụ cấp, bảo hiểm và đảm bảo các chế độ đãi ngộ cho nhân viên trong công ty.

- Tổ chức các chương trình đào tạo kiến thức, kỹ năng cho nhân viên nhằm phát triển chất lượng nguồn nhân lực.

- Đề xuất các phúc lợi, đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân nhân tài.

- Đánh giá năng lực nhân viên qua KPI hoặc hiệu suất công việc. Từ đó đưa ra đề xuất tăng lương, thăng chức, luân chuyển nhân sự cho phù hợp.

- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong công ty và văn hoá doanh nghiệp.

- Tổ chức các hoạt động nhằm gắn kết tinh thần đồng đội cho nhân viên trong công ty. vị trí công việc đảm nhiệm >>>> Xem thêm: Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của HR trong doanh nghiệp

4- HR Department gồm?

Nếu bạn muốn theo đuổi ngành nhân sự thì bạn cần biết rõ những bộ phận, nhiệm vụ đảm đương, các vị trí công việc trong lĩnh vực này để vạch ra cho mình lộ trình rõ ràng để theo đuổi sự nghiệp. Đây là 04 bộ phận phổ biến của ngành nhân sự trong tất cả các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, sẽ tùy vào từng cấu trúc, quy mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để vận hành từng bộ phận, không nhất thiết phải có đủ các bộ phận trong một doanh nghiệp.

4.1. Bộ phận quản trị tổ chức, hành chính - văn phòng (Administration)

Đây là phòng ban có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì văn hóa tổ chức, giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và khuyến khích nhân viên cống hiến cho công ty. Ngoài ra, Họ cũng xử lý các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động, giải quyết khiếu nại, thực hiện quy định pháp lý và đảm bảo tuân thủ quy tắc và quy định về lao động.

4.2. Bộ phận tiền lương và phúc lợi (C&B)

C&B hay Compensation & Benefits là bộ phận tiền lương và phúc lợi. Đây là bộ phận thực hiện các công tác về chế độ lợi ích nhân viên như tính lương - thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép và các chế độ phúc lợi khác. Họ cũng đảm nhận vai trò trong việc thiết lập các chính sách lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để giữ chân và thu hút nhân sự tài năng.

4.3. Bộ phận tuyển dụng (Recruitment)

Bộ phận chịu trách nhiệm phụ trách quá trình tuyển dụng và tuyển chọn nhân viên mới cho tổ chức, doanh nghiệp. Các công việc bao gồm xác định nhu cầu nhân lực, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên và lựa chọn người phù hợp cho vị trí công việc.

4.4. Bộ phận đào tạo và phát triển (Training & Development)

Vai trò của bộ phận đào tạo và phát triển là thiết kế và triển khai các chương trình đào tạo và phát triển nhằm nâng cao kỹ năng, hiệu suất làm việc và phát triển sự nghiệp của nhân viên. Điều này bao gồm đào tạo nội bộ, khóa học bên ngoài, chương trình hợp tác và các hoạt động phát triển nguồn nhân lực khác. mô tả công việc của HR

5- Các vị trí công việc HR phổ biến

Khi bạn tìm kiếm trên internet về các vị trí ngành HR thì có rất nhiều "title job" được hiển thị ra ngay cho bạn. Bởi như ở trên bạn cũng đã biết phòng Nhân Sự có tới 4 bộ phận, phụ trách riêng từng mảng cho doanh nghiệp. Vì vậy, ngành Nhân sự có sự đa dạng về vị trí công việc từ cấp cơ bản (Enty level) tới vị trí quản lý cấp cao (Management level). Vị trí công việc HR

Tuỳ thuộc vào quy mô, nhu cầu quản lý của mỗi doanh nghiệp mà sẽ các vị trí này sẽ có những thay đổi nhất định. Dưới đây Ms Uptalent, tôi xin giới thiệu cho các một số vị trí phổ biến, bạn sẽ thường thấy tần suất xuất hiện trên thị trường lao động Việt Nam.

- CHRO - Chief Human Resources Officer/ Giám đốc nhân sự

Chief Human Resources Officer là vị trí có quyền lực cao nhất trong ngành quản trị nhân lực. Vị trí này có trách nhiệm chính giám sát toàn bộ các khía cạnh liên quan đến nguồn nhân lực và đưa ra các quyết định, chiến lược giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

- HR Manager /Trưởng phòng nhân sự

Human Resource Manager hay HRM là vị tríTrưởng phòng Nhân Sự có trách nhiệm lên kế hoạch, xây dựng, điều phối các hoạt động quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ cũng là người giám sát quá trình tuyển dụng và hỗ trợ ban giám đốc đưa ra các quyết định nhân sự quan trọng.

- HR Executive / Chuyên viên nhân sự

- Administrator /Quản trị hành chính - nhân sự

Hành Chính Nhân Sự có trách nhiệm phụ trách việc quản lý hồ sơ nhân viên và cập nhật dữ liệu nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng tham gia chuẩn bị cho các hội thảo, sự kiện, hội chợ việc làm của công ty.

- Recruitment Specialist /Chuyên viên tuyển dụng

Chuyên viên tuyển dụng có trách nhiệm đảm nhận các công việc liên quan đến quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp như tìm kiếm, tiếp cận ứng viên tiềm năng, giám sát quá trình tuyển dụng, ra quyết định tuyển dụng,… cũng như các công việc liên quan khác.

- Training Manager/Training & Development Manager

Trách nhiệm của một Chuyên viên đào tạo và phát triển là lên kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn để nâng cao kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp.

- C&B (Compensations and Benefits Specialist) /Chuyên viên tiền lương và phúc lợi

Chuyên viên C&B có trách nhiệm đảm bảo thực thi đúng các chính sách phúc lợi, giám sát việc bồi thường, quản lý dữ liệu tiền lương và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty.

- Talent Accquisition Manager

- Headhunter/ Chuyên viên tuyển dụng cấp cao - Hiring Manager/Trưởng phòng tuyển dụng - HRBP Manager

Xem thêm >>> Mô tả công việc 8 vị trí phổ biến ngành Nhân sự

Việc làm HRự

6- Học ngành gì ra làm HR?

HR là công việc đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn và trải qua quá trình đào tạo bài bản. Để theo ngành này bạn cần theo học những ngành liên quan đến nhân sự sau:

- Ngành quản trị nhân lực

Quản trị nhân lực là ngành được nhiều bạn lựa chọn bởi theo học ngành này bạn sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng quan trọng về nhân sự cũng như cách quản lý, đào tạo nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp.

- Ngành quản lý nhân sự

Đây cũng là ngành được nhiều người theo học và nếu theo học ngành này, sau khi ra trường bạn có thể làm quản lý nhân sự hoặc đảm nhận vai trò Giám đốc/Trưởng phòng nhân sự, chuyên viên đào tạo, chuyên viên C&B,…

- Ngành quản lý nguồn nhân lực

Cơ hội việc làm của ngành quản lý nguồn nhân lực rất rộng. Khi theo học ngành này, bạn sẽ có đủ các kiến thức cần thiết để ứng tuyển các vị trí công việc khác nhau trong ngành nhân sự.

- Ngành quản trị hành chính nhân sự

Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần thiết để làm việc tại nhiều vị trí khác nhau. Bạn có thể làm nhân viên hành chính nhân sự hoặc cũng có thể đảm nhận công việc quản lý nhân sự trong công ty.

Ngoài những ngành kể trên, bạn cũng có thể theo học các ngành khác nếu muốn theo nghề nhân sự, chẳng hạn như: Quản trị kinh doanh, Luật, Hành chính, Văn thư,...

Sau khi chọn được ngành học bạn sẽ phải quan tâm đến việc chọn trường. Hiện tại có khá nhiều trường đào tạo về ngành nhân sự. Trong đó có một số trường được rất nhiều người quan tâm, như:

- Đại học Kinh Tế Quốc Dân

- Đại học Thương Mại

- Đại học Nội Vụ

- Đại học Hành Chính Quốc Gia

- Đại học Xã Hội và Nhân Văn

- Đại học Lao Động và Xã Hội chức năng, nhiệm vụ của hr là gì >>>> Đừng bỏ lỡ: HRM là gì? Sự khác biệt giữa HRM và HRD

7- Kỹ năng, Tố chất người làm Nhân sự cần có

7.1. Kỹ năng

Nếu muốn trở thành một HR thành công bạn chắc chắn phải sở hữu những kỹ năng nhất định. Vậy, nó là những kỹ năng nào?

Trên thực tế, càng thành thạo nhiều kỹ năng, bạn càng thành công. Nhưng có một số kỹ năng rất quan trọng với vị trí này, bao gồm:

Kỹ năng giao tiếp

Nghề Nhân Sự khiến bạn phải tiếp xúc với rất nhiều bộ phận khác nhau. Do đó, bạn cần biết cách giao tiếp sao cho hiệu quả.

Đồng thời, việc thành thạo kỹ năng này còn giúp bạn dễ dàng tuyển chọn được những ứng viên tiềm năng, phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Kỹ năng đàm phán, thuyết phục

Có trách nhiệm giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa doanh nghiệp với nhân viên và giữa nhân viên với nhau. Vì vậy, bạn cần thành thạo kỹ năng đàm phán, thuyết phục để xử lý mọi việc ổn thoả và hợp lý nhất.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động không phải lúc nào cũng hoà hợp. Sẽ có những tình huống tranh cãi, mâu thuẫn nảy sinh. Lúc này, nhiệm vụ của một bạn là phải giải quyết vấn đề sao cho thoả đáng nhằm đảm bảo hiệu suất và môi trường làm việc luôn duy trì hiệu quả tối ưu.

Kỹ năng quản lý thời gian

Công việc của một người làm nhân sự khá nhiều. Trong khi đó thời gian lại có giới hạn. Vì vậy, bạn cần biết cách quản lý thời gian để luôn làm việc hiệu quả và vượt qua những áp lực từ công việc.

Khả năng đọc vị

Đây được xem là kỹ năng rất quan trọng. Trong quá trình phỏng vấn, nếu bạn có thể đọc vị người đối diện thì bạn sẽ đánh giá ứng viên chính xác hơn.

Có tầm nhìn

Một HR có tầm nhìn tốt sẽ hiểu được doanh nghiệp cần gì? Mục tiêu doanh nghiệp hướng đến là gì? Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch tuyển dụng nhân tài phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Kỹ năng tổ chức

Nếu bạn trong phòng Nhân sự bạn phải có trách nhiệm giải quyết rất nhiều công việc khác nhau. Đó có thể là tuyển dụng, sa thải nhân viên, lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo hoặc giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của nhân viên. Do đó, bạn cần biết cách tổ chức công việc sao cho phù hợp, hiệu quả.

Kỹ năng thích ứng

Bạn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau trong quá trình tuyển dụng và quản lý nhân viên. Đôi khi các vấn đề phát sinh một cách bất ngờ. Vì vậy, bạn cần có khả năng thích ứng tốt để giải quyết mọi việc hiệu quả nhất. các tố chất quan trọng của nghề hr là gì

7.2- Tố chất

Đặc thù nghề nhân sự có liên quan mật thiết đến con người cũng như các vấn đề pháp lý lao động. Bởi vậy, bạn cần sở hữu một vài tố chất nhất định để có thể thành công trong lĩnh vực này.

Luôn tuân thủ quy tắc

Công việc đòi hỏi bạn phải nắm bắt rất nhiều thông tin liên quan đến chính sách nhân sự, quy trình tuyển dụng cũng như các quy định pháp luật. Đồng thời bạn cũng phải giám sát và xử lý những việc về kỷ luật và giấy tờ. Cho nên, việc tuân thủ quy tắc rất quan trọng khi bạn theo nghề này.

Dám đưa ra những quyết định khó

Trong một số trường hợp bạn sẽ phải đưa ra những quyết định khá khó khăn. Ví dụ như sa thải nhân viên, cắt giảm phúc lợi,…

Lúc này, việc có dám đưa ra quyết định hay không có ảnh hưởng đến sự nghiệp lâu dài của bạn.

Yêu thích dữ liệu

Các HR thường có sự yêu thích nhất định với những thông tin, dữ liệu. Điều này giúp họ có thể làm việc trong thời gian dài với các bảng biểu, dữ liệu về lương thưởng, hồ sơ nhân viên, sổ sách cùng nhiều dữ liệu liên quan đến nhân sự khác.

Đa nhiệm tốt

Khối lượng công việc tương đối lớn. Vì vậy, bạn cần có khả năng đa nhiệm tốt để chuyển đổi mượt mà giữa hàng loạt các công việc khác nhau.

Ham học hỏi

Nghề nhân sự đòi hỏi bạn phải liên tục xử lý các mối quan hệ giữa con người và cả những mối quan hệ xã hội. Hơn nữa còn liên quan đến vấn đề pháp luật và chế độ xã hội.

Do đó, học hỏi những kiến thức mới là một trong những việc phải làm thường xuyên. Nếu bạn là người yêu thích việc học tập thì bạn đã sở hữu tố chất của một HR rồi đó.

Tỉ mỉ, chi tiết

Phải liên tục xử lý lượng lớn thông tin và giấy tờ, hồ sơ. Nếu không có đức tính tỉ mỉ, chi tiết, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình làm việc, thậm chí có thể gây ra sai sót. mức lương của nghề hr

8- Cơ hội nghề nghiệp của HR

8.1- Mức lương của HR

Một trong những điều được mọi người quan tâm chính là lương hay thu nhập bao nhiêu? Có cao hay không?

Theo Ms Uptalent được biết, mức lương của ngành Nhân Sự khá tốt. Bạn có thể tham khảo mức lương một số vị trí ngành nhân sự dưới đây để thấy rõ điều này:

- Giám đốc nhân sự: mức lương vào khoảng 30 - 100 triệu/tháng, với kinh nghiệm làm việc từ 10 - 25 năm.

- Trưởng phòng tiền lương và phúc lợi: mức lương từ 20 - 40 triệu/tháng, với kinh nghiệm từ 8 - 12 năm.

- Trưởng phòng nhân sự: mức lương khoảng 15 - 45 triệu/tháng, với kinh nghiệm làm việc từ 3 - 8 năm.

- Phó phòng nhân sự: mức lương khoảng 12 - 30 triệu/tháng, với kinh nghiệm từ 3 - 6 năm.

- Giám sát nhân sự: mức lương khoảng 10 - 20 triệu/tháng, với kinh nghiệm từ 2 - 5 năm.

- Chuyên viên nhân sự: mức lương khoảng 5 - 12 triệu/tháng, với kinh nghiệm từ 2 - 5 năm. cơ hội thăng tiến >>>> Xem thêm: Khó khăn của người làm nghề nhân sự (HR)

8.2- Cơ hội thăng tiến

Một trong những lý do khiến nhiều người yêu thích nghề Nhân sự là vì nghề này có lộ trình thăng tiến rất rõ ràng và những người chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có cơ hội gia nhập ngành này. Cụ thể như sau:

- Các vị trí công việc khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc thì những vị trí công việc phổ biến sau đây sẽ phù hợp với bạn:

- Nhân viên hành chính văn phòng

- Nhân viên phòng tuyển dụng

- Nhân viên tính lương và phúc lợi Có thể bạn quan tâm: HR Manager là gì? Lộ trình thăng tiến từ HR Manager đến HR Director

- Những công việc khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm

Sau khi đã tích luỹ được những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc nhất định, bạn có thể thử sức tại các vị trí có vai trò quan trọng hơn như:

- Vị trí đào tạo như: Training Manager, Training Speialist

- Vị trí quản lý nhân sự: HRM, Hiring Manager, CHRO,... hr thì học ngành gì

8.3- Cơ hội việc làm

Chủ đề tiếp theo được nhiều người quan tâm chính là cơ hội việc làm ngành nhân sự. Thực tế không ai muốn theo học một ngành không có triển vọng việc làm tốt. Đây là điều rất hiển nhiên.

Theo nhận định của các chuyên gia, ngành Nhân sự hiện có vị thế phát triển rất tốt. Nguyên nhân đến từ xu thế hội nhập cũng như sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã khiến các doanh nghiệp dành sự quan tâm lớn hơn cho việc tăng cường đội ngũ nhân lực chất lượng.

Rất nhiều ngành nghề bị thay thế do đổi mới công nghệ và sự phát triển của AI. Tuy nhiên, ngành này vẫn luôn không thể bị thay thế. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về tính ổn định của nghề nhân sự.

Đồng thời, ngành nhân sự cũng có rất nhiều vị trí việc làm đa dạng để bạn lựa chọn. Sau khi ra trường, bạn có rất nhiều lựa chọn công việc phù hợp với trình độ và kỹ năng của bản thân.

Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc điển hình sau đây:

- Nhân viên hành chính nhân sự

- Nhân viên tuyển dụng

- Chuyên Viên C&B

- Headhunter (chuyên viên săn chất xám, chuyên gia săn nhân tài, Chuyên viên tư vấn tuyển dụng)

- Chuyên viên tư vấn đào tạo, chuyên gia đào tạo,... Việc làm nhân sự >>>> Bạn tham khảo các Việc làm Nhân sự tại đây

Ngoài ra, bạn còn được tiếp xúc với nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau khi làm trong ngành quản trị nhân lực Điều này giúp bạn học hỏi được nhiều kiến thức, kỹ năng đa dạng thuộc các ngành nghề khác. Từ đó bạn có cơ hội rộng mở để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn nữa.

Như vậy, Ms Uptalent vừa giúp bạn đọc tìm hiểu toàn bộ thông tin về HR. Hy vọng với những gì Uptalent vừa chia sẻ, bạn sẽ có cái nhìn chính xác và toàn diện nhất về ngành nhân sự. Từ đó bạn sẽ có định hướng học tập, rèn luyện phù hợp để từng bước thăng tiến trong ngành này. Chúc bạn thành công! -

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/nganh-human-resource-a72551.html