Cách chưng yến trong hũ thủy tinh giữ trọn dinh dưỡng
Chưng yến là một trong những phương pháp chế biến tổ yến phổ biến và được ưa chuộng bởi khả năng giữ trọn giá trị dinh dưỡng quý giá mà yến mang lại. Trong đó, cách chưng yến trong hũ thủy tinh không chỉ giúp giữ trọn vị yến mà còn tạo điều kiện cho việc bảo quản và sử dụng lâu dài thuận lợi hơn sau này. Vậy cách chưng yến trong hũ có khó không? Làm sao để yến hũ chín mềm, thơm và bổ dưỡng? Bửu Yến sẽ bật mí cho bạn quy trình chưng yến hũ thủy tinh đúng chuẩn ngay sau đây!
Chuẩn bị nguyên liệu khi chưng yến bằng hũ thuỷ tinh
Việc chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ đầy đủ, chính xác là bước đầu tiên và quan trọng trong quy trình làm yến hũ. Và để cách chưng yến trong hũ thủy tinh thành công, bạn cần chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ sau:
Nguyên liệu chưng yến
Nguồn nguyên liệu là yếu tố chính quyết định vị ngon, bổ dưỡng cho hũ yến sau khi chưng. Và nguyên liệu chưng yến bạn cần chuẩn bị là:
Tổ yến tinh chế: 1 tổ yến tinh chế (8 - 10g) có thể chưng được 5 hũ thủy tinh dung tích 70ml. Bạn có thể điều chỉnh lượng yến tương ứng với số hũ bạn muốn chưng.
Đường phèn: Khoảng 7g/hũ hoặc tùy chỉnh theo khẩu vị gia đình.
Nguyên liệu chưng kèm: Táo đỏ, kỷ tử, long nhãn, hạt sen, hạt chia,… tùy vào sở thích.
Nước đun sôi để nguội
Dụng cụ chưng yến
Trong cách chưng yến trong hũ thủy tinh, có hai dụng cụ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị là:
Nồi chưng yến: Bạn có thể sử dụng nồi chưng điện hoặc nồi hấp thông thường tùy thuộc vào điều kiện có sẵn.
Hũ thủy tinh 70ml có nắp đậy: Hũ cần được rửa sạch và tiệt trùng trước khi chưng yến bằng hủ thủy tinh để đảm bảo vệ sinh và giữ nguyên hương vị yến.
Cách chưng yến trong hũ thủy tinh đơn giản tại nhà
Cách chưng yến trong hũ thủy tinh là một quy trình không quá phức tạp, nhưng đòi hỏi sự cẩn thận ở từng bước để đảm bảo yến giữ được độ tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao nhất. Để bạn dễ hình dung hơn, sau đây là hướng dẫn chưng yến bằng lọ thủy tinh chi tiết bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Trước khi chưng, bạn cần ngâm tổ yến trong nước khoảng 30 phút để tổ yến nở mềm hoàn toàn. Sau khi yến đã nở, dùng tay xé nhỏ để yến chưng dễ nở hơn và vớt ra để ráo nước.
Bước 2: Sau khi yến đã ráo nước, chia đều lượng yến (khoảng 2g/hũ) vào các hũ thủy tinh đã chuẩn bị sẵn.
Bước 3: Những nguyên liệu như táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, long nhãn,… nên được sơ chế và nấu chín trước khi cho vào hũ. Còn với các nguyên liệu như hạt chia, saffron,… mềm, dễ chín thì không cần nấu trước. Sau đó, chia đều các nguyên liệu vào từng hũ thủy tinh đã có yến.
Bước 4: Đổ nước vào từng hũ yến sao cho ngập phần yến, nhưng không vượt quá 80% dung tích của hũ để tránh tràn khi chưng. Đậy kín nắp hũ và cho vào xửng hấp, chưng cách thủy trong khoảng 15 - 20 phút với lửa nhỏ.
Bước 5: Phần đường phèn, cho lên bếp đun sôi cùng một ít nước cho tan. Sau khi yến chưng xong thì mở nắp, cho nước đường phèn và các nguyên liệu như gừng, hạt chia, saffron,… vào hũ. Đậy nắp hũ yến, chưng thêm 5 phút nữa là hoàn thành.
Cách làm sữa chua yến (yaourt yến sào) vừa ngon vừa bổ dưỡng
Lưu ý khi chưng yến bằng lọ thuỷ tinh
Mặc dù cách chưng yến trong hũ thủy tinh khá đơn giản, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây để đảm bảo chất lượng yến sau khi chưng:
Chưng yến với lửa nhỏ (dưới 85 độ C), lửa lớn dễ làm dưỡng chất trong yến thất thoát.
Thời gian cách chưng yến bằng hũ thủy tinh vẫn như cách chưng thông thường, chỉ nên từ 20 - 25 phút.
Khi chưng yến bằng lọ thủy tinh, không nên cho đường phèn vào chưng trực tiếp cùng yến. Bởi đường phèn sẽ làm yến bị cứng, chai và khó nở. Thay vào đó, có thể cho vào 5 phút cuối hoặc đun chảy đường cho vào sau khi chưng.
Yến sau khi chưng xong không nên cho vào ngăn mát ngay mà nên để nguội, rồi mới bảo quản lạnh.
Hũ yến chưng có thời gian bảo quản tối đa 1 tuần trong ngăn mát, bạn nên dùng trong thời gian sớm để đảm bảo chất lượng.
Cách câu hỏi thường gặp khi chưng yến bằng hũ thuỷ tinh
Đi kèm với cách chưng yến trong hũ thủy tinh, Bửu Yến sẽ giải đáp thêm các thắc mắc xung quanh để bạn có thể sử dụng hũ yến chưng hiệu quả nhất.
Có nên nấu yến trực tiếp không?
KHÔNG! Dù là cách chưng yến trong lọ thủy tinh hay cách chưng thông thường, bạn đều phải chưng cách thủy. Bởi yến sào kỵ nhiệt, hàm lượng protein và dưỡng chất trong yến sào rất dễ tan nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Cách ăn yến chưng đúng cách là gì?
Sau khi hoàn thành quy trình chưng yến hũ, để tận dụng tối đa dưỡng chất của tổ yến bạn cần ăn đúng thời điểm, đúng liều lượng như sau:
Thời điểm: Nên ăn yến chưng khi bụng đói, tốt nhất là vào buổi sáng sớm sau khi thức dậy 30 phút hoặc tối trước khi ngủ 1 giờ. Ngoài ra, có thể ăn yến thay thế bữa xế, giữa các bữa chính.
Liều lượng: Lượng yến khuyến cáo cho người trưởng thành là 3 - 5g yến sào/ ngày và không quá 3 lần 1 tuần. Như vậy, theo cách chưng yến trong hũ thủy tinh trên, mỗi hũ chưng yến có 2g yến sào. Tức, người trưởng thành có thể ăn tối đa 2 hũ/ ngày và 6 - 8 hũ/ 1 tuần.
Yến chưng chưa chín ăn có sao không?
Yến chưng chưa chín không gây hại nghiêm trọng, nhưng không đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng. Khi yến chưa chín thường có độ cứng nhất định, khó ăn, dẫn đến cơ thể khó hấp thụ hết dưỡng chất. Nguy hiểm hơn, yến chưa chín có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa. Nên hãy luôn đảm bảo yến chưng có thể chín mềm, nở đều trước khi thưởng thức.
Qua bài viết này, Bửu Yến hy vọng bạn đã nắm vững cách chưng yến trong hũ thủy tinh sao cho giữ trọn dinh dưỡng và thơm ngon. Nếu bạn cần mua tổ yến chất lượng cao, đừng ngần ngại liên hệ với Bửu Yến để được tư vấn và cung cấp những sản phẩm yến sào tốt nhất, đảm bảo an toàn và dinh dưỡng cho cả gia đình nhé! Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm yến hũ chưng sẵn tại Bửu Yến với hàm lượng yến lên đến 30% vô cùng tiện lợi.