Làm sao để vẽ mẹ đẹp nhất? Bật mí cách vẽ mẹ đẹp nhất bằng bút chì cho học sinh tham khảo. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây của studytienganh để tìm hiểu cách làm nhé!
+ Khung vẽ
+ Giấy vẽ: có thể dùng giấy in, nhưng các loại giấy vẽ chuyên dụng sẽ hỗ trợ tốt hơn cho bạn. Bởi nó có độ sần nhất định, do đó sẽ làm tăng khả năng bám chì, nhờ vậy mà bức tranh chân dung của bạn đẹp hơn, đa dạng được độ đậm nhạt hơn.
+ Bút chì: Bạn nên chọn và sử dụng nhiều bút chì có các độ khác nhau như: HB, 2B, 3B, 4B,.. để phù hợp cho từng bước vẽ khác nhau.
+ Tẩy
Dụng cụ vẽ chân dung cơ bản
Bước 1: Chọn bố cục và cách thể hiện thích hợp
Bố cục trong hội họa là sự tổng hòa các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, độ đậm nhạt, màu sắc… sắp xếp chúng trong khuôn khổ của một bức tranh thông qua cảm xúc của người vẽ để tạo ra một giải pháp hợp lý, nêu bật được nội dung chủ đề của một bức tranh.
Thường vẽ chân dung sẽ vẽ người ở bố cục trung tâm của khung vẽ, bạn cũng có thể chọn bố cục ⅓ .
Chọn phong cách bạn thích để tạo sự độc đáo mới lạ cho bức tranh: vẽ bằng chữ, nét rối, truyền thần, siêu thực,...
Bước 2: Phác họa hình khối mặt và cơ thể
Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu vẽ một bức tranh. Để có một bức tranh đẹp cần có một hình phác thảo đúng tỉ lệ, cân đối, hài hòa.
Có rất nhiều phương pháp để phác hình: kẻ ô, kẻ trục, scan...Cần chú ý vẽ phác nhạt và chi tiết nhất có thể để sau đó tỉa nét dễ dàng hơn.
Lưu ý khi dựng hình nên vẽ các nét mảnh và nhạt, tránh để lại vết hằn để có thể tẩy các nét dựng hình dễ dàng hơn không làm mất thẩm mỹ của bức tranh tổng thể.
Bước 3: Vẽ hoàn thiện ngũ quan và hình dáng cơ thể
Sau khi đã dựng hình và phác thảo cơ bản, tiếp theo bạn sẽ tiến hành đi sâu vào ngũ quan.
Tô đậm và dùng chì loại 8B hoặc chì than để vẽ các chi tiết tối và đen nhất, ví dụ như lòng đen mắt, chân mày, lỗ mũi và khóe miệng.
Dùng bút chì 8B hoặc 6B để tạo khối và đổ bóng cho khuôn mặt thêm sinh động.
Lưu ý ở các chi tiết như: bọng mắt, 2 mí mắt, phần dưới mũi và môi nên tô đậm hơn một chút để tách biệt với phần da và tạo khối lập thể cho bức tranh.
Các bước vẽ cơ bản
Bước 4: Làm đều màu da
Bạn có thể sử dụng bông gòn hoặc ngón tay để làm đều màu da, hòa trộn đều sắc độ và chuyển tiếp màu da mượt mà sinh động hơn.
Bước 5: Nhấn sáng và đổ bóng
Dùng tẩy để nhấn vào các điểm sáng trên khuôn mặt như: lòng trắng mắt, 2 đầu mắt, bọng mắt, sống mũi, mép miệng và các mảng sáng trên mặt như gò má sau đó nhấn thêm chì vào các vùng tối còn lại để tạo độ sâu cho bức tranh.
Tùy thuộc vào hướng ánh sáng theo góc nhìn mà tùy chỉnh các vùng sáng tối sao cho chân thật và hợp lý nhất có thể.
Bước 6: Vẽ chi tiết
Nhấn nhá lại các chi tiết như nếp nhăn, lông mi, các điểm sáng trong mắt, vân môi, sợi lông mày… sao cho tự nhiên nhất có thể.
Dùng chì ngòi đậm (ví dụ như: 8B) tăng sắc độ cho các điểm tối lòng mắt, chân mày, lỗ mũi, khóe cười.
Dùng tẩy để nhấn sáng lại các chi tiết nhỏ lần nữa, chú ý đến sự chuyển tiếp giữa các vùng sáng tối càng mượt mà càng chân thật.
Bước 7: Vẽ tóc, áo, nền và hoàn thành bức tranh
Dùng bút chì than để vẽ tóc và các chi tiết trên trang phục.
Dùng bút chì trắng hoặc đầu nhọn của tẩy để tạo các chi tiết như nếp nhăn hoặc tóc trắng.
Bạn có thể dùng giấy hoặc bông gòn để chà than làm nền tối nổi bật chân dung người ở giữa.
Một số lưu ý quan trọng:
Bức tranh thể hiện thần thái của người mẫu và phong cách của họa sĩ
Vẽ chân dung bằng chữ:
Họa sĩ sử dụng thường xử lý rất chi tiết trong việc dùng các kích cỡ chữ khác nhau để họa ngũ quan của nhân vật. Cách vẽ này có 2 phong cách thể hiện khác nhau, hoặc chú ý kỹ vào từng chi tiết nhỏ hoặc chỉ quan tâm đến các chi tiết chính làm nên đặc điểm của nhân vật.
Vẽ chân dung bằng nét rối:
Các nét vẽ dường như chỉ là vẽ bậy nhưng đan xen vào nhau, mật độ dày đặc ở các chi tiết chính và thưa hơn ở các vùng da trống tạo nên sự độc đáo cho phong cách vẽ này.
Vẽ chân dung truyền thần:
Sử dụng cảm xúc là vật liệu chính tạo nên sự độc đáo của bức tranh. Phong cách này đòi hỏi khả năng quan sát nắm bắt tâm lý và truyền đạt cảm xúc tốt từ người vẽ.
Vẽ chân dung tả siêu thực;
Cách vẽ này đòi hỏi khả năng quan sát tốt và chi tiết. Bức vẽ sẽ giống người thật đến 98%
Chân dung mẹ
Chân dung một người mẹ - Nguyễn Đình Đăng
Chân dung mẹ già
Qua bài viết này, studytienganh hy vọng các bạn đã biết cách vẽ chân dung mẹ và có thể tặng cho mẹ những bức vẽ thật là đẹp và ý nghĩa.
Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo của studytienganh để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé!
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/cach-ve-me-dep-nhat-a70567.html