Nấm tràm (Tylopilus felleus) là một loại nấm cộng sinh với cây lá kim. Nấm tràm phân bố rộng rãi khắp miền Trung Việt Nam, đặc biệt ở khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình và Phú Quốc.
Nấm tràm được phân biệt với hầu hết các loài nấm khác bởi thân to, dài 4-10 cm và có hình lưới, vị cực kỳ đắng. Bề mặt nấm xuất hiện nhiều lỗ chân lông màu hồng và chuyển dần sang nâu khi quả trưởng thành.
Nấm tràm là một loại nấm cộng sinh với cây lá kim
Nấm tràm là loại nấm có khá nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất sắt, khoáng chất mangan, chất xơ, carbohydrate, chất béo, vitamin B1, B2,… Từ đó, mang lại nhiều hiệu quả cho sức khỏe.
Nấm tràm là loại nấm có khá nhiều dinh dưỡng mang lại hiệu quả cho sức khỏe
Nấm tràm là một nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính và có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu và sử dụng, nấm tràm cũng chưa được báo cáo có chứa độc tố và ảnh hưởng đến cơ thể.
Do đó, bạn nên lựa chọn, đảm bảo mua đúng loại nấm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp và công thức chế biến đúng khi sử dụng nấm tràm để tránh gây ra tác động xấu đối với sức khỏe con người.
Nấm tràm là một nguồn thực phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên, lành tính và không chứa độc
Một nghiên cứu năm 1977 trên chế phẩm nấm tràm đông khô nhận thấy được hiệu quả ức chế tình trạng viêm nhiễm khi tiêm dịch chiết dưới da với liều 50 mg/kg trên chuột trong khi dùng đường uống thì không mang lại hiệu quả.[1]
Từ đó, nấm tràm có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn quá trình viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc bệnh cho cơ thể.
Nấm tràm có thể kháng viêm, tăng cường khả năng hệ miễn dịch
Một nghiên cứu trên chuột năm 1973 nhận thấy khi cấy trong phúc mạc bằng dung dịch polysaccharide chiết xuất từ sợi nấm tràm ở liều 300 mg/kg có thể ức chế sự tăng trưởng của dòng tế bào khối u Sarcoma 180 và mô thể rắn trong ung thư.
Một nghiên cứu mới hơn vào năm 2018 cho thấy chiết xuất nấm tràm có tác dụng gây độc tế bào có chọn lọc đối với dòng tế bào ung thư. Từ đó nấm tràm được nhận định có tiềm năng ứng dụng trong liệu pháp hỗ trợ cho bệnh ung thư.[2]
Nấm tràm có tiềm năng ứng dụng trong liệu pháp hỗ trợ cho bệnh ung thư
Nấm tràm có vị đắng đặc trưng mang lại hiệu quả thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Hơn nữa, trong Đông y và kinh nghiệm dân gian, nhờ tác dụng giải độc và làm mát này, người ta còn sử dụng nấm tràm để giải rượu.
Nấm tràm có vị đắng đặc trưng mang lại hiệu quả thanh nhiệt cơ thể
Nấm tràm chứa lượng dinh dưỡng dồi dào và phong phú nên khi sử dụng có thể cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Hơn nữa, vitamin và khoáng chất, đạm thực vật an toàn, lành mạnh trong nấm tràm còn rất phù hợp cho những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng.
Nấm tràm chứa lượng dinh dưỡng dồi dào, có thể cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Chất xơ trong nấm tràm có thể giúp nhuận tràng, giảm nguy cơ táo bón và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Đồng thời, nấm tràm có thể giúp thanh nhiệt nhờ vào vị đắng đặc trưng, hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau.
Chất xơ trong nấm tràm có thể giúp nhuận tràng, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa
Nấm tràm còn được biết là một nguồn thực phẩm chứa sắt dồi dào. Do đó tiêu thụ nấm tràm có thể tăng cường chất sắt trong cơ thể, rất tốt cho sự hình thành máu, từ đó hệ miễn dịch cũng trở nên khỏe mạnh hơn.
Nấm tràm là một nguồn thực phẩm chứa sắt, tốt cho sự hình thành máu
Chuẩn bị:
Chế biến:
Canh chay nấm tràm rau mồng tơi
Chuẩn bị:
Chế biến:
Nấm tràm kho với tiêu xanh
Chuẩn bị:
Chế biến:
Nấm tràm xào tôm thịt
Chuẩn bị:
Chế biến:
Canh nấm tràm nấu với hải sản
Chuẩn bị:
Chế biến:
Nấm tràm xào lá lốt
Nấm tràm thường có vị đắng đặc trưng, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được. Do đó, bạn có thể sơ chế nấm tràm để loại bỏ bớt vị đắng bằng cách:
Nấm tràm khô có thể ngâm nở, xả lại nhiều lần với nước để loại bỏ bớt vị đắng
Nấm tràm có vị đắng nên thường có tính hàn và giúp thanh nhiệt. Do đó, khi kết hợp nấm tràm với đồ uống lạnh như nước ngọt, nước đá hoặc trà đá có thể dẫn đến lạnh bụng và có khả năng gây đau bụng, tiêu chảy.
Nấm tràm có vị đắng, thường có tính hàn nên không kết hợp với đồ uống lạnh
Nấm tràm có khả năng hấp thụ dầu rất tốt nên trong quá trình nấu ăn, sử dụng quá nhiều dầu có thể làm tăng lượng chất béo trong cơ thể. Chất béo tích tụ lâu ngày có thể gây hại cho tim mạch, tăng nguy cơ béo phì.
Đồng thời, chất béo còn có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng từ nấm vào cơ thể dẫn đến cảm giác đầy bụng. Từ đó, khả năng tiêu hóa sẽ kém đi và trường hợp xấu nhất có thể gây ra triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như buồn nôn, ợ chua,...
Không nên dùng nhiều dầu khi nấu nấm tràm để hạn chế tăng chất béo cho cơ thể
Nấm là một loại thực vật mọc dưới đất nên trong quá trình chế biến, bạn nên lưu ý nấu chín kỹ trong ít nhất 10 phút để nấm được chín hoàn toàn. Nếu nấm tràm chưa đạt độ chín, vi khuẩn trên nấm có thể chưa được loại bỏ và có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.
Nên nấu chín kỹ nấm tràm trong ít nhất 10 phút
Để bảo quản nấm tràm được tươi lâu mà vẫn giữ được vị ngon cùng lượng dinh dưỡng, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Bạn có thể hút chân không và bảo quản nấm tràm tươi trong tủ lạnh
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thêm những thông tin bổ ích về nấm tràm và lợi ích cho sức khỏe của chúng. Tuy nhiên, bạn nên chế biến nấm tràm đúng cách để có thể thưởng thức món ăn ngon mỗi ngày và mang lại hiệu quả cho cơ thể. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/nam-cham-a70290.html