Hiểu biết cơ bản về hệ xương

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Đặng Minh Quang - Bác sĩ Phẫu thuật u xương và phần mềm - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Trong cơ thể người, hệ xương giữ một vai trò vô cùng quan trọng, giúp các chức năng vận động được phối hợp nhịp nhàng và linh hoạt. Ngoài ra, xương cũng đảm bảo cho các cơ quan khác trong cơ thể không bị tổn thương. Để có một hệ xương chắc khoẻ, tất cả mọi người nên thực hiện những bước thay đổi lành mạnh trong thói quen sống của mình ngay từ sớm.

1. Hệ xương là gì?

Hệ xương là một trong những cơ quan đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Xương giúp bảo vệ và hỗ trợ cho tim, não cũng như các bộ phận khác trong cơ thể.

Hơn nữa, khung xương cơ thể người còn giữ chức năng sản sinh ra các tế bào bạch cầuhồng cầu, dự trữ chất khoáng cần thiết và giúp duy trì chức năng vận động. Thông thường, cơ thể của một người khỏe mạnh khi sinh ra sẽ có 270 chiếc xương. Trong quá trình tiến hoá, rất nhiều xương sẽ có xu hướng liên kết với nhau.

Khi trưởng thành, con người sẽ có 206 chiếc xương khác nhau, chưa kể đến một lượng lớn các xương ở vùng nhỏ trong cơ thể. Xương lớn nhất thường là xương đùi và xương nhỏ nhất là xương bàn đạp (thuộc phần tai giữa - tham gia dẫn truyền các rung động âm thanh vào tai trong).

2. Hệ xương cơ thể người có cấu trúc như thế nào?

Theo nghiên cứu cho biết, hệ xương cơ thể người được cấu tạo từ 3 phần chính, bao gồm xương đặc (lớp ngoài), xương xốp (lớp trong) và tuỷ xương. Cụ thể:

Ngoài ra, hệ xương cơ thể người còn bao gồm:

Hệ xương cơ thể con người được cấu tạo từ các thành phần chính

3. Chức năng của hệ xương cơ thể người

Hệ xương cơ thể người đóng nhiều vai trò khác nhau, bao gồm:

4. Hệ xương người phát triển như thế nào?

Sự hình thành và phát triển của hệ xương người thường diễn ra qua 2 quá trình sau:

Nhìn chung, các xương dài trong cơ thể sẽ tiếp tục phát triển kích thước, cả chiều rộng và chiều dài, cho đến khi bạn trưởng thành. Sự gia tăng chu vi của thân xương thường bắt nguồn từ sự hình thành của những xương mới ở mặt ngoài của vỏ xương. Trong khi đó, sự gia tăng chiều dài của xương thường xảy ra do các mảng sụn phát triển ở mỗi điểm cuối của xương dài.

Xương cơ thể cần trải qua sự hình thành và phát triển

5. Cần làm gì để có một hệ xương chắc khỏe?

Một hệ xương chắc khoẻ là tiền đề giúp chất lượng cuộc sống của bạn được nâng cao và ngăn ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật khác. Độ cứng chắc của khung xương sẽ được phát triển tốt nhất trong suốt thời thơ ấu cho đến giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành. Theo tuổi tác, mật độ xương sẽ trở nên suy giảm dần. Khi đó, nguy cơ loãng xương sẽ tăng cao nếu không có biện pháp chăm sóc và bảo vệ xương ngay từ sớm.

Tình trạng loãng xương có thể khiến xương trở nên suy yếu, dễ gãy. Để duy trì mật độ xương và ngăn ngừa những vấn đề trên, bạn cần thực hiện một số thay đổi nhỏ trong lối sống dưới đây:

Sức khỏe xương khớp là một phần rất quan trọng trong tất cả các giai đoạn của cuộc đời. Tuy nhiên, chăm sóc sức khỏe xương khớp là điều mà mọi người thường ít quan tâm và bỏ qua, vì các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi tình trạng mất xương tiến triển. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh có thể giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/thanh-phan-cau-tao-cua-xuong-a70242.html