Táo mèo: Đặc điểm, lợi ích, cách dùng và một số lưu ý

Táo mèo thường không sử dụng để ăn sống như nhiều trái cây khác. Loại quả này có dược tính rất cao nên thường dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc chữa bệnh.

Giới thiệu về táo mèo

Tào mèo còn có tên gọi Hán Việt là sơn tra. Đây là đại diện của họ Hoa hồng (Rosaceae), bắt gặp nhiều ở khu vực miền núi phía Bắc, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu,...

Táo mèo: Đặc điểm sinh học, lợi ích, cách dùng và một số lưu ý 2
Hoa táo mèo thường nở rộ vào tháng 2, tháng 3 hằng năm

Sơn tra là cây thân gỗ, sinh trưởng tốt ở các triền núi cao từ 1500 mét trở lên. Loài thực vật này phát triển cực thuận trong điều kiện đủ sáng và độ ẩm cao.

Ở giai đoạn trưởng thành, cây có chiều cao từ 2 - 5 mét, vỏ ngoài mọc nhiều gai, lá có phiến dạng mũi mác, phân bố tập trung thành cụm. Hoa của sơn tra cũng mọc thành khóm từ 3 - 5 bông, phần tràng màu trắng và hẹp về hai bên, thường nở rộ vào tháng 2, tháng 3 hằng năm.

Táo mèo thường cho thu hoạch vào mùa thu (tháng 8, tháng 9 dương lịch). Khi chín, quả có hình cầu và kích thước tương tự trái sấu lớn. Vỏ quả có sắc vàng và hơi ngả đỏ hồng. Vị quả khá chát, chua dìu dịu và hơi ngọt nhẹ.

Táo mèo: Đặc điểm sinh học, lợi ích, cách dùng và một số lưu ý 1
Quả táo mèo khi chín có màu vàng pha hồng đỏ, trông rất đẹp mắt

Quả táo mèo được dùng ở những dạng nào?

Khi có nhu cầu, bạn có thể dùng loại quả này ở dạng khô hoặc tươi.

Táo tươi chỉ cần thu hái, rửa qua là có thể dùng ngay. Tuy nhiên như vừa chia sẻ, đây không phải là loại quả dễ ăn vì vị vừa chua, lại vừa chát, tỷ lệ đường ở quả chín khá thấp. Vậy nên người dân thường dùng táo tươi để ngâm đường, ủ giấm hoặc ngâm rượu.

Táo khô là kết quả của quá trình sấy bằng máy chuyên dụng hoặc phơi nắng nhiều lần. Thành phẩm thường được dùng để sắc thuốc hoặc ngâm rượu, tùy nhu cầu người dùng.

Táo mèo: Đặc điểm sinh học, lợi ích, cách dùng và một số lưu ý 3
Bạn có thể dùng loại quả này ở dạng tươi hoặc dạng khô

Những công dụng chủ yếu của quả táo mèo

Không chỉ y học cổ truyền mà cả y học hiện đại cũng thừa nhận những tác dụng dược lý của táo mèo đối với sức khỏe.

Theo Đông y

Có không ít các y văn cổ của Việt Nam ghi rõ tác dụng của sơn tra trong việc chữa bệnh, cải thiện sức khỏe. Điển hình là Bản Thảo Cương Mục, Nhật Dụng Bản Thảo, Bản Thảo Sơ Kinh,...

Cụ thể, theo y học cổ truyền phương Đông, loại quả này có thể giải nhiệt, tiêu độc gan, tán huyết ứ, cải thiện tình trạng chướng bụng do đầy hơi, điều trị rối loạn tiêu hóa,...

Theo y học hiện đại

Các phân tích dược lý trên sơn tra cho thấy trong loại quả này hàm chứa rất nhiều thành phần dưỡng chất, bao gồm cả đa lượng và vi lượng.

Đa lượng có thể kể đến chất đạm, axit béo, đường, chất xơ,... Vi lượng như vitamin B2, vitamin C, canxi, sắt, tanin, phytosterrin, acetylcholine,... Những dưỡng chất quan trọng này đã góp phần tạo nên những tác dụng tích cực dưới đây:

Táo mèo: Đặc điểm sinh học, lợi ích, cách dùng và một số lưu ý 4
Sơn tra được đánh giá rất cao về tác dụng dược lý nên thường dùng để làm dược liệu

Cách dùng táo mèo để chữa bệnh

Chữa chướng hơi, đầy bụng

Làm nhỏ 30g quả khô, thêm 1l nước rồi sắc với lửa nhỏ. Đun cho đến khi nước cô lại chỉ còn chừng 0,3l thì tắt bếp và chắt lấy nước cốt, uống khi thuốc còn nóng. Chú ý chỉ dùng trong ngày.

Trị rối loạn mỡ máu

Dùng nửa lạng táo tươi đã qua sơ chế đem nấu cùng 40g gạo tẻ. Sau khi gạo đã chín nhừ thì tra chút đường phèn, đun thêm ít phút cho đường tan rồi bắc xuống. Chia làm 2 bữa và dùng trong ngày.

Điều trị cao huyết áp và táo bón kéo dài

Đem tán nhuyễn 12g sơn tra khô (đã sao đen), 9g cúc trắng và thảo quyết minh rồi hãm với nước sôi già trong khoảng 1/3 giờ. Sau đó uống thay nước hằng ngày.

Chữa cao huyết áp do béo phì, thừa cân

Cho 20g hạ diệp và 15g sơn tra vào ấm rồi hãm nước sôi, dùng thay nước lọc.

Tiêu đàm, giải nhiệt

Cho cúc hoa, lá chè xanh và sơn tra với lượng ngang ngửa vào ấm, đem hãm với nước sôi chừng 15 phút rồi uống hết trong một ngày.

Giảm gan nhiễm mỡ

Lập thang thuốc bao gồm 30g quả sơn tra tươi, 15g đan sâm, 15g thảo quyết minh, 20g lá mã đề, 15g hà thủ ô tươi, 15g hoàng kỳ, 15g hổ trương. Sau đó đun lấy nước uống.

Hỗ trợ điều trị bệnh đại tràng cấp

Lấy 60g quả sơn tra khô, đem xắt lát rồi sao cho đến khi hơi ngả vàng thì trộn thêm 0,3l rượu, sao tiếp để rượu bay hơi hết. Tiếp theo châm 0,2l nước lọc, đun 1/4 giờ rồi bỏ bã, lấy nước pha cùng 4 thìa đường đỏ và uống khi thuốc còn nóng.

Táo mèo: Đặc điểm sinh học, lợi ích, cách dùng và một số lưu ý 5
Sơn tra được dùng để làm thuốc chữa bệnh tim mạch, gan, tiêu hóa, mất ngủ,...

Một số lưu ý khi sử dụng táo mèo

Khi dùng sơn tra, bạn cần nằm lòng những lưu ý quan trọng sau:

Hy vọng qua nội dung bài viết bạn đã có thêm thông tin về đặc điểm và lợi ích của táo mèo. Táo mèo là một loại quả quen thuộc trong Đông y, được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc cổ truyền nhờ các công dụng đa dạng đối với sức khỏe. Nhưng bạn cần sử dụng cẩn thận theo hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/tao-meo-la-gi-a70003.html