Biển Địa Trung Hải gồm những nước nào? Các quốc gia này có bản đồ phân bố ra sao? Biển Địa Trung Hải trải dài từ bờ biển Croatia đến bờ biển phía Nam Tây Ban Nha và một phần phía Tây Nam Châu Âu, Địa Trung Hải sở hữu cảnh sắc thiên nhiên lôi cuốn, văn hóa đa dạng.
Đến đây, du khách không chỉ được ghé thăm một địa điểm hay một vùng đất, mà là cả một vùng đại dương bao trọn những đất nước xinh đẹp khác biệt.
Vậy văn hóa và con người nơi đây thế nào? Cùng Epacket Việt Nam khám phá nhé!
Bản đồ Biển Địa Trung Hải
Biển Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền - phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á.
Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh). Chiều dài đông-tây là 4.000 km và chiều rộng trung bình là 800 km, nhưng tại chỗ thông với Đại Tây Dương (eo biển Gibraltar) chỉ rộng 13 km (8 dặm Anh) và bề rộng tối đa đạt 1.600 km.
Nhìn chung biển này nông, với độ sâu trung bình khoảng 1.500 m, độ sâu tối đa khoảng 4.900 m tới 5.150 m, tại khu vực phía nam bờ biển Hy Lạp.
Địa Trung Hải là phần sót lại của một đại dương lớn thời cổ đại, gọi là đại dương Tethys, đã bị ép gần như đóng chặt trong thế Oligocen, khoảng 30 triệu năm trước, khi các mảng kiến tạo lục địa làm cho châu Phi và đại lục Á-Âu va chạm vào nhau. Các mảng này vẫn đang tiếp tục đè nén nhau, gây ra các đợt phun trào của các núi lửa, như đỉnh Etna, đỉnh Vesuvius và Stromboli, tất cả đều tại Ý, cũng như kích thích các trận động đất thường xuyên, tàn phá các phần của Ý, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Một sóng ngầm đại dương từ Tunisia tới Sicilia chia Địa Trung Hải ra thành hai bồn địa đông và tây. Một sóng ngầm đáy biển khác, từ Tây Ban Nha tới Maroc, nằm tại lối thoát ra của Đại Tây Dương. Chỉ sâu 300 m (1.000 ft), nó hạn chế sự luân chuyển nước thông qua vịnh Gibraltar khá hẹp, vì thế nó làm giảm đáng kể khoảng lên-xuống của thủy triều tại biển này và cùng với tốc độ bốc hơi cao, làm cho Địa Trung Hải có độ mặn cao hơn của Đại Tây Dương[1].
Địa Trung Hải cũng là vùng nước được bao bọc bởi đất liền xung quanh lớn nhất thế giới (có diện tích ~ 2.5 triệu km²). Một phần do khí hậu Nam Âu ấm áp nên lượng nước bốc hơi từ biển Địa Trung Hải luôn nhiều hơn lượng nước được bù lại bởi các con sông đổ vào nó.
Điều này dẫn tới việc luôn có nước từ Đại Tây Dương đổ vào Địa Trung Hải qua eo biển Gibraltar và nồng độ muối ở Địa Trung Hải cao hơn nồng độ muối ở Đại Tây Dương. Điểm sâu nhất của Địa Trung Hải nằm ở bên phía Đông với độ sâu khoảng 5200m.
Nói Địa Trung Hải không có thủy triều thì không chính xác nhưng thủy triều ở Địa Trung Hải rất thấp, nhiều nơi chỉ chênh lệch vài cm.
Các hải cảng quan trọng nằm bên Địa Trung Hải gồm: Barcelona, Marseille, Genova, Trieste, Haifa. Các sông chính đổ vào Địa Trung Hải có Ebro, Rhone, Po và Nin.
Địa Trung Hải có rất nhiều đảo với dân số đông đảo, đảo lớn nhất là Sicily. Các đảo lớn khác có thể kể đến như Cộng hòa Síp, Crete, Sardegna, Corse, Mallorca, Malta.
Tên tiếng Anh của biển là Mediterranean được xuất phát từ hai từ trong tiếng Latin: Medius ~ Middle trong tiếng Anh có nghĩa là ở giữa (Trung) và Terra ~ Earth trong tiếng Anh có nghĩa là Trái Đất (Địa).
Nếu nhìn trên bản đồ thì bạn cũng có thể dễ dàng thấy rằng Địa Trung Hải nằm ở chính giữa các quốc gia bao bọc nó. Chỉ có eo biển Gibraltar ở Morocco (rộng 14.3 km) và eo biển Dardanelles ở Thổ Nhĩ Kỳ (hẹp hơn Gibraltar) là nơi mà Địa Trung Hải mở lòng ra để kết nối với các biển và đại dương khác.
Nhìn chung khu vực biển Địa Trung Hải khá nông, cụ thể có những đặc điểm như:
Ngoài ra, Địa Trung Hải không chỉ phức tạp về sinh thái mà còn phức tạp về chính trị - xã hội.
Hiện này có 21 quốc gia/vùng lãnh thổ nằm trên bờ Địa Trung Hải thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Phi:
Các quốc gia Châu Âu nằm trên bờ biển Địa Trung Hải:
Các quốc gia Châu Á nằm trên bờ biển Địa Trung Hải:
Các quốc gia Châu Phi nằm trên bờ biển Địa Trung Hải:
Các vùng lãnh thổ khác cũng có ranh giới với Địa Trung Hải (tây sang đông):
Vùng biển Địa Trung Hải là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, và nhiều quốc gia nên có các đặc điểm như:
Về đặc điểm địa lý của khu vực Địa Trung Hải, nơi đây có đường bờ biển không đều, lõm sâu, đặc biệt là ở phía Bắc, cụ thể là bán đảo Iberia, Ý và Balkan so với phần chính của châu Âu.
Là một phần của Đại Tây Dương, được bao bọc bởi 3 lục địa Á - Âu - Phi, Địa Trung Hải tự hào có một đường bờ biển dài với địa hình đồi núi. Địa hình độc đáo mang lại cho khu vực này vẻ đẹp cảnh quan tuyệt vời. Mỗi mùa ở Địa Trung Hải lại có một cảnh sắc, ý vị khác nhau.
Khu vực Địa Trung Hải đang chịu áp lực rất lớn do các hoạt động của con người. Đây là điểm đến du lịch số một trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động khai thác du lịch đã khiến phần lớn đường bờ biển Địa Trung Hải đã biến mất dưới lớp bê tông. Tình trạng thiếu nước triền miên và nguy cơ cháy rừng thường xuyên xảy ra.
Do vĩ độ của và vị trí nằm giữa các vùng đất liền, Địa Trung Hải cực kỳ nhạy cảm với những dao động khí hậu.
Khí hậu các nước ven biển Địa Trung Hải được đặc trưng bởi mùa hè khô nóng và mùa đông mát mẻ, ẩm ướt. Khí hậu cũng rất thất thường với mưa lớn bất chợt hoặc những cơn gió lớn như Sirocco và Mistral. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến thảm thực vật và động vật hoang dã của nơi đây.
Khu lục địa Địa Trung Hải có nhiều đồi núi. Khu vực này bao gồm những ngọn núi cao, bờ đá, thảo nguyên dày đặc, vùng đất ngập nước ven biển, bãi biển đầy cát và vô số hòn đảo rải rác trên biển.
Con người tác động lên phần lớn cảnh quan. Cây bụi Địa Trung Hải, với nhiều hoa và cây thơm, là kết quả trực tiếp của hàng thế kỷ con người chăn thả gia súc, canh tác và phát quang rừng… Các cây bụi này đã phát triển thành một môi trường sống di động phức tạp, đa dạng sinh học.
Môi trường sống và động vật hoang dã Địa Trung Hải rất đa dạng, thuộc top đầu thế giới do nơi này không bị ảnh hưởng bởi Kỷ băng hà cuối cùng.
Những khu rừng tự nhiên rộng lớn, gần như nguyên sơ, ít chịu tác động bởi con người. Các khu rừng ở Địa Trung Hải có tới 100 loài cây khác nhau.
Các khu vực khác của Địa Trung Hải được bao phủ bởi đồng cỏ. Những khu vực thảo nguyên bán khô hạn này thoạt nhìn có vẻ cằn cỗi và không có sự sống. Thực tế, một hệ động vật hoang dã phong phú sinh sống tại đây. Những đồng cỏ này là những vị trí đắc địa cho chim Otis tarda, Tetrax tetrax và một loạt các loài chim làm tổ trên mặt đất như gà gô đuôi kim (Pterocles alchata).
Các đầm phá nhỏ ven biển đến các đồng bằng châu thổ rộng lớn quanh bờ biển dài là nơi sống của hàng trăm loài cá, lưỡng cư, côn trùng, những đàn cá lội và vịt trời khổng lồ. Khoảng hai tỷ con chim di cư đến hoặc đi qua khu vực Địa Trung Hải mỗi năm.
Làn nước trong xanh của biển Địa Trung Hải nổi tiếng khắp thế giới. Người ta ước tính rằng Địa Trung Hải là nơi cư ngụ của 8-9% tổng số sinh vật biển trên thế giới. Nhiều loài bọt biển, mực biển và động vật giáp xác ít được biết đến hiện đang ẩn mình dưới đại dương.
Khu vực xung quanh vùng biển này sở hữu lịch sử văn hóa lâu đời:
Kiến trúc Địa Trung Hải là tổng hợp những gì tinh tế nhất của các phong cách như thời Phục Hưng, Tây Ban Nha Colonial, kiến trúc Gothic ở Venice, Beaux - Arts, Ý Phục Hưng.
Không có những chi tiết rườm rà cầu kỳ, kiến trúc Địa Trung Hải coi trọng sự giản dị, hòa hợp với thiên nhiên. Thiết kế nhà theo kiểu Địa Trung Hải cũng tập trung khắc họa hình khối và mang những đường nét rất khoáng đạt.
Phong cách kiến trúc Địa Trung Hải đã phát triển đến mức trở thành nghệ thuật trong thiết kế nội thất và nhà ở.
Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Địa Trung Hải rất nhiều kỳ quan tuyệt đẹp nổi tiếng toàn thế giới như Santorini và Rhodes của Hy Lạp, Larnaca hay Cape Greco tại Síp, thành phố đắm tại đảo Kekova, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Du khách tới đây sẽ không thể quên hình ảnh làn nước biển trong vắt, đẹp tựa thiên đường, ôm ấp những hang động chạy dài dọc các mỏm đá ăn ra biển.
Hài hòa với cảnh biển là những vách đá dựng đứng, những rặng cây rợp bóng đổ xuống bãi cát, những con đường cổ lát đá cuội và những di tích cổ xưa sừng sững; tất cả dựng nên một khung cảnh đắm say.
Hòa quyện với thiên nhiên tuyệt đẹp là không khí thân thiện cùng con người Địa Trung Hải giản dị, tích cực.
Những hoạt động về đêm náo nhiệt với các lễ hội văn hóa đặc sắc được diễn ra quanh năm, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm.
Nhờ những đặc trưng trên, con số khách du lịch đến Địa Trung Hải tăng cao mỗi năm và là niềm ao ước của rất nhiều quốc gia khai thác nền kinh tế du lịch.
Cụ thể, tổng doanh thu ngành du lịch của Hy Lạp tăng 261,6% trong 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ 2021, Síp tăng 213%, Thổ Nhĩ Kỳ tăng 272%,…
Các quốc gia Địa Trung Hải đang triển khai chương trình đầu tư định cư
Với nền kinh tế phát triển ổn định, du lịch phát triển, môi trường trong lành, chính sách được mở rộng, bên cạnh việc hấp dẫn du lịch các quốc gia Địa Trung Hải cũng là địa điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các chương trình đầu tư định cư bao gồm: Síp, Hy Lạp, Malta, Montenegro.
Tiêu biểu là chương trình đầu tư thường trú nhân tại Síp với 2 mức đầu tư linh hoạt 100.000 EUR và 300.000 EUR nhằm tối ưu hóa tài chính cho khách hàng.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhận thẻ xanh vĩnh viễn cho 2 - 3 thế hệ gia đình khi đầu tư vào bất động sản tại quốc gia này.
Ngoài ra, môi trường sống với các tiện ích và dịch vụ tiêu chuẩn Châu Âu, nền giáo dục hàng đầu thế giới miễn phí cùng hệ thống y tế cao cấp chỉ 1 EUR/lần thăm khám và chữa bệnh là những giá trị mà cuộc sống tại Síp sẽ mang lại cho nhà đầu tư.
Là thành viên của Liên minh châu Âu và thuộc khối Schengen, Hy Lạp tạo cơ hội cho nhà đầu tư và các thành viên trong gia đình (vợ/chồng nhà đầu tư, con cái và cha mẹ) được định cư tại quốc gia này thông qua chương trình Golden Visa (Thị thực vàng).
Theo đó, Chính phủ Hy Lạp sẽ cấp thẻ thường trú nhân (PR) cho những nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư từ 250,000 EUR trở lên.
Đi kèm với đó là những quyền lợi như: Trở thành thường trú tại Hy Lạp; Được di chuyển miễn visa đối với 26 quốc gia thuộc khu vực Schengen; Được phép xin cấp quốc tịch sau 7 năm cư trú; Được tiếp cận hệ thống giáo dục công lập miễn phí;
Lợi nhuận thu về ổn định với bất động sản đã đầu tư
Hiện tại Malta đang có 2 chương trình đầu tư định cư là chương trình đầu tư quốc tịch MEIN và thường chú nhân MRVP. Với mức đầu từ vào bất động sản từ 900.000 EUR trở lên, nhà đầu tư sẽ nhận được quốc tịch Malta cho cả 3 thế hệ trong gia đình hoặc với 150.000 EUR trở lên, nhà đầu tư sẽ trở thành thường trú nhân và được bảo lãnh cho 4 thế hệ.
Tại đây, công dân/thường trú nhân sẽ được hưởng hệ thống giáo dục theo chuẩn Anh quốc, hệ thống y tế top 5 thế giới, quyền tự do đi lại 26 quốc gia Schengen và chính sách thuế vô cùng ưu đãi.
Kể từ đầu năm 2019, Chính phủ Montenegro đã ban hành chương trình đầu tư nhận quốc tịch. Theo đó, nhà đầu tư có 2 lựa chọn đầu tư bất động sản với mức phí là 250.000 EUR hoặc 450.000 EUR.
Quốc tịch Montenegro sẽ mang lại cho nhà đầu tư và gia đình quyền tự do đi lại hơn 120 nước trên thế giới mà không cần visa, được phép sinh sống, làm việc và tận hưởng chế độ y tế giáo dục như người bản xứ và cơ hội nộp đơn xin visa E-2 sang Mỹ với nhiều quyền lợi cho cả gia đình.
Sau đây là một vài câu hỏi về chủ đề biển Địa Trung Hải mà bạn đọc thường thắc mắc như:
Địa Trung Hải không phải là chỉ nước nào, mà đây là vùng biển nằm giữa 3 châu lục là Châu Âu, Châu Á và Châu Phi
Các nước Địa Trung Hải gồm 21 quốc gia: Tây Ban Nha, Pháp, Monaco, Ý, Malta, Slovenia, Croatia, Bosna và Hercegovina, Montenegro, Albania, Hy Lạp và Síp, Syria, Liban, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ai Cập, Libya, Tunisia, Algérie và Maroc
Trên đây là một số thông tin về Biển Địa Trung Hải mà Epacket Việt Nam muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về vùng biển cực kỳ quan trọng này
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/bien-dia-trung-hai-thuoc-dai-duong-nao-a69555.html