Giới thiệu đảo Bali Indonesia

Giới thiệu đảo Bali là vùng đất tôi yêu thuộc quốc gia Indonesia. Cùng với Phương review đảo Bali thú vị này nhé

Bản đồ Đảo Bali - đảo nhỏ bên phải tên là Nusa Penida

Review đảo Bali

Đảo Bali là một tỉnh đảo thuộc về Indonesia, nằm trong Ấn Độ Dương và miền khí hậu nhiệt đới. Thủ phủ Bali là thành phố Denpasar. Trực thuộc tỉnh Bali có 4 hòn đảo, lớn nhất là đảo Bali ( 5780km2), sau đó là Lembongan, Ceningan và Penida. Dân số Bali hiện ước chừng trên dưới 5 triệu người.

Đối với Indonesia, Bali thuộc nhóm đảo nhỏ phía Tây, và chỉ cách đảo Java với thủ phủ Jakarta 2,5km đường biển. Trục Nam-Bắc của Bali dài 95km và trục Đông-Tây là 145Km. Với khoảng cách ngắn và rất nhiều thắng cảnh về tự nhiên và văn hóa, Bali cực kỳ thích hợp là một điểm đến du lịch không nên bỏ qua.

Bali là một hòn đảo trẻ. Phia Tây, Bali chỉ ngăn cách với phần lục địa Mã Lai bởi ba eo biển nhỏ và từng nhiều lần khô cạn trong lịch sử, do đó hệ động và thực vật ở Bali không khác nhiều so với lục địa Malaysia. Tuy nhiên phía đông, đường Wallace, eo biển chạy giữa Bali và Lombok lại rất sâu và tồn tại rất lâu đời và cũng là đường phân chia địa lý sinh học giữa hệ động thực vật châu Á và châu Úc. Kết quả là hệ động thực vật của hai đảo Bali và Lombok, dù chỉ cách nhau 2 tiếng tàu cao tốc lại rất khác nhau.

3/4 diện tích đảo Bali được bao trùm bởi các ngọn núi có nguồn gốc từ núi lửa. Núi lửa Gunung Agung (“Núi Lớn”) là ngọn núi cao nhất trên đảo với độ cao 3.142 mét và là ngọn núi thiêng liêng nhất, nơi các vị thần ngự trị tại Bali. Đợt phun trào lớn nhất áp chót vào năm 1963 đã cướp đi sinh mạng của 2000 người và tàn phá nhiều làng mạc và đồng ruộng. Năm 2018, núi lửa Agung thức giấc và cùng với đợt động đất kéo dài gần 2 tuần tại Bali và Lombok đã tạo ra sự hỗn loại không nhỏ đối với cuộc sống người dân Bali, đặc biệt là ngành du lịch. Ở phía tây của Agung là miệng núi lửa khổng lồ, rộng 10 km của khối núi Batur, với hình nón vành của Gunung Abang (2153 m) là độ cao cao nhất. Bên trong miệng núi lửa được lấp đầy bởi hình nón trẻ Gunung Batur (1717 m), hoạt động bốn lần trong thế kỷ 20, và bởi hồ miệng núi lửa Danau Batur, nơi là điểm du lịch nhiều người biết đến.

Tuy nhiên có một điều đặc biệt lạ lùng dù Bali thuộc Indonesia cùng nằm ở điểm giao giữa 2 mảng kiến tạo: Mảng Thái Bình Dương và Mảng Ấn - Úc và ảnh hưởng từ sự va chạm giữa hai mảng kiến tạo này dưới đáy biển có thể tạo “thảm họa kép” động đất và sóng thần, cùng với việc nằm ở Vành đai lửa Thái Bình Dương nên nơi đây có khả năng cao sẽ xảy ra hiện tượng núi lửa phun trào nhưng Bali dường như chưa từng một thảm họa thực sự nghiêm trọng nào trong suốt quá trình lịch sữ. Đó chắc cũng là lời giải thích tại sao người dân hay gọi Bali là “hòn đảo của các vị thần”.

Đối với người mê trekking, việc chinh phục lên tất cả các ngọn núi lửa tại Bali là một điều không thể bỏ qua.

Thực vật tại Bali

Đối với khách du lịch thích khám phá về thực vật thì có thể nói Bali vẫn là một thiên đường. Chỉ cần một chiếc xe máy và 30 phút rong ruổi, bạn có thể bước chân trong một khu rừng nhiệt đới đúng nghĩa và nếu có chút may mắn, biết đâu bạn sẽ tìm được một cây đột biến hoàn hảo nào đó trong thảm thực vật dày đặc ở đây.

Toàn bộ hòn đảo trước đây được bao phủ bởi rừng ẩm nhiệt đới ngoài trừ một phần diện tích rất nhỏ dành cho việc trồng hoa màu của người bản xứ. Từ khoảng sau năm 1950 bắt đầu quá trình mở rộng các khu định cư, nông nghiệp và rừng rậm nhiệt đới bị thu hẹp diện tích đáng kể, tuy nhiên ở phía tây của hòn đảo, khá nhiều rừng nguyên sinh được bảo tồn , và kể từ năm 1984, thảm thực vật ban đầu của hòn đảo đã được bảo vệ như một phần của Vườn Quốc gia Bali Barat. Hiện tại khoảng 25% lãnh thổ Bali là rừng nguyên sinh, 25% là rừng tái tạo, 35% là đất nông nghiệp và cây công nghiệp, phần còn lại là khu dân cư và hạ tầng.

Hòn đảo Bali không to, nhưng nếu đi xuyên qua bạn sẽ tìm thấy sáu khu vực thực vật trong một khu vực rất nhỏ:

1-Rừng khô nhiệt đới:

Được sử dụng chủ yếu bao phủ phía bắc và phía tây khô hạn, nơi mùa khô có thể kéo dài đến 8 tháng.

2-Rừng mưa nhiệt đới:

Rừng núi nhiệt đới từng có mặt trên tất cả các đỉnh núi cao trên 800 đến 1500 m. Nó là thử thách tuyệt vời cho các bạn đi trekking núi lửa. Các cánh rừng này được người dân bảo vệ tuyệt đối, không bao giờ khai thác gỗ vì nó là nơi chứa nước rất quan trọng đối với các khu vực bên dưới, một số khu dân cư đông đúc và là nơi bảo vệ hiệu quả chống xói mòn.

3-Thảo nguyên:

Thảo nguyên của Bali tương tự như thảo nguyên ở Đông Phi. Ở Bali có các đồng cỏ, đặc biệt là ở phía nam và bán đảo khô, nơi đất chủ yếu là đá vôi và do đó không thể trữ nhiều nước.

4-Rừng ngập mặn:

Chúng mọc ở vùng triều của sông và bờ biển. Các khu rừng ngập mặn duy nhất nằm ở phía đông nam và phía tây của Bali. Tuy nhiên, vì đây là khu vực sát đại dương nên nước rất trong. Có 3 khu rừng ngập mặn nên đi thăm đó là Nusa Penida, Nusa Lembongan và Gili

5-Cảnh quan dung nham:

Những cảnh quan dung nham không có thảm thực vật này có thể được tìm thấy gần các miệng núi lửa như nổi tiếng nhất là Mount Batur, Núi Agung, Núi Ljen,… Dành cho những người thích trải nghiệm trekking

6-Đất nông nghiệp :

Các loại cây nông nghiệp tương tự như Việt Nam và một số loại đặc sản khác trong đó có trái Salak ( có thể nói ngon nhất Đông Nam Á )

Động vật tại đảo Bali

Hệ động vật Bali rất nhiều điểm tương tự như đảo lớn Mã Lai hoặc Đông Dương, đơn giản là vì các eo biển nối với đất lớn tương đối hẹp và đã từng có thời gian khô cạn nên việc di cư động vật đã từng luôn xãy ra.

Động vật ăn thịt lớn nhất tại Bali là Hổ, nhưng đã tuyệt chủng từ năm 1950. Làm phiền khách du lịch nhiều nhất là bọn khỉ. Ngoài việc thổ nhưởng Bali là nơi tuyệt vời cho chúng phát triển thì đồng thời văn hóa Hindu, với thần khỉ Hanuman cũng cho chúng một quyền lực nhất định tại xứ này.

Tất nhiên rắn cũng được bảo vệ vì hiện thân cho Nagar, thần rắn quan trọng trong tín ngưỡng. Các loài động vật có vú lớn được đại diện bởi lợn rừng, hươu đỏ, mang theo 30-40 mẫu vật của gia súc hoang dã Java vẫn còn sống trong vườn quốc gia, cũng như nhiều loài chim khác nhau, bao gồm cả chim sáo đá bali ( Balistar), loài chim chỉ được tìm thấy ở Bali.

Khí hậu ở đảo Bali

Nói chung Bali đi chơi quanh năm đều được. Đừng ngại mưa vì mưa cũng có cái đẹp khi bạn đến với Bali. Mưa Bali thường từ tháng 9 đến đầu tháng 3. Điều thú vị là mưa ở đây từng khu vực cục bộ nhỏ, đôi khi chạy xe 4-5 phút là đã ra khỏi vùng mưa rồi

Khí hậu nhiệt đới ấm áp với độ ẩm cao. Từ tháng 11 đến tháng 3, Vùng hội tụ liên nhiệt đới (ITC) mang đến một trận mưa gió mùa từ phía tây bắc. Dãy núi trung tâm đảm bảo mưa phân bố không đều trên đảo. Ở phía nam của hòn đảo, khoảng 2000 mm lượng mưa rơi hàng năm. Ở vùng núi, lượng mưa tăng lên đến 3000 mm, trong khi bờ biển phía bắc của Bali, nơi nằm trong bóng mưa, chỉ nhận được khoảng 1000 mm lượng mưa.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24-34°C ở mực nước biển, vào mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10 trung bình 10-20°C ở vùng cao và 29-35°C ở vùng ven biển.

Lịch sử đảo Bali và Địa lý hành chính

Bali là một tỉnh đảo của tỉnh Nusa Tenggara Barat khi Indonesia được thành lập vào năm 1945. Kể từ ngày 14 tháng 8 năm 1959, nó là một trong 34 tỉnh của nước cộng hoà Indonesia cùng với các đảo lân cận. Tất cả các khu vực tỉnh của Indonesia đều do một thống đốc quản lý, người báo cáo trực tiếp với Tổng thống.

Thống đốc Bali, I Wayan Koster kể từ năm 2018, có trụ sở tại thủ đô Denpasar. Tỉnh Bali (từ năm 1992) được chia thành tám kabupaten (quận chính quyền) và một kota (quận nội thành Denpasar), có bupati (hội đồng quận) hoặc walikota (thị trưởng) báo cáo cho thống đốc. Các Kabupaten này được chia thành 57 Kecamatan (quận). Số lượng desa (làng) không thay đổi kể từ năm 2011 và là 716. Mỗi desa được cai trị bởi một kepala desa (trưởng làng). Các làng lần lượt được chia thành các banjars ( tổ ), được quản lý bởi một klian.

Như vậy về hành chính Indo rất giống Việt Nam với thành phố, quận và phường, xã ( làng ). Điểm khác biệt là trong việc bảo đảm an ninh trật tự thì công an chỉ đóng vai trò cảnh sát giao thông và hành chính. Trong thực tế toàn bộ an ninh trật tự trong khu vực đều do Pencalang ( dân phòng ) làng đảm nhận. Pencalang có nguồn thu từ nhà nước và nguồn thu riêng ví dụ giữ xe, dẹp đường, thanh tra xây dựng, bảo vệ các mô hình kinh doanh. Pencalang tuỳ mỗi làng có đồng phục truyền thống riêng.

Rất nhiều làng ở Bali có lịch sử hàng trăm năm và là gốc rể văn hoá của hòn đảo này. Mỗi làng đều có tập tục, tên họ, truyền thống, ngày cúng lễ riêng nên khi bạn đi dọc hòn đảo, bạn sẽ gặp ít nhất một lễ hội nào đó được tổ chức. Người Bali thờ núi nên hầu như các làng truyền thống đều nằm phía đông gần khu vực hồ Batur. Những làng này được mang danh hiệu Bali Aga ( Bali truyền thống ), các làng mới nằm dọc bờ biển, các khu vực định cư trong quá trình phát triển đô thị. Người sống trong làng luôn có định hướng tôn giáo rõ ràng như làng Hồi Giáo, làng Tin Lành…., ví dụ khu vực nơi gia đình mình đang sống là khu vực người Công Giáo sinh sống.

Tại Indonesia, cộng đồng kinh tế rất mạnh là người Indo gốc Hoa. Phần lớn họ đều theo đạo Thiên Chúa và có nhiều hiệp hội hỗ trợ nhau.

Trang phục nam và nữ ở đảo Bali

Đặc điểm trang phục cũng khá quan trọng, khi khách mua tour du lịch Bali cần biết để đi vào tham quan các đền thờ tại Bali để phù hợp với tôn nghiêm quy định tôn giáo tại Bali

Trang phục nam

Trang phục nữ

Ẩm thực ở đảo Bali

Ẩm thực ở Bali đa dạng và không kiêng ăn thịt heo hoàn toàn nhé, Đón xem bài viết chuyên đề Ẩm thực Bali

Tôn giáo ở đảo Bali

Quốc giá Indonesia là quốc gia có số lượng người hồi giáo lớn nhất trong khu vực Châu Á. Nhưng tại Bali thì không phải vậy. Đa phần dân số Bali theo đạo hindu. Đạo hindu gần như 1 quốc đạo hầu hết kiến trúc đền thờ và tượng thần toàn là theo đạo Hindu

Tôi là Phương đang sống đảo Bali, chia sẻ

Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/dien-tich-dao-bali-a69207.html