Thời gian gần đây, nhiều mẹ cho con uống sữa công thức phát hiện một thành phần mới xuất hiện đó là: HMO. Vậy HMO là chất gì và có lợi cho trẻ em như thế nào?
Hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được HMO là gì, vai trò của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cũng như cách bổ sung HMO cho trẻ nhé!
HMO có tên đầy đủ là Human Milk Oligosaccharide, là một nhóm đa dạng về cấu trúc và sinh học của các loại đường phức hợp khó tiêu hóa có sẵn trong sữa mẹ. Thành phần sinh học thể rắn này là một dưỡng chất phong phú thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau lactose và chất béo.
Nghiên cứu cho thấy, HMO được tìm thấy duy nhất trong sữa mẹ, không có trong sữa bò hay sữa của các loài động vật có vú khác.
Có khoảng 15 cấu trúc của HMO đã được xác định và có hơn 100 loại HMO khác nhau đã được tìm thấy. Trong đó, 2’-fucosyllactose (2’-FL) HMO là loại HMO dồi dào nhất trong sữa của hầu hết các bà mẹ.
Sữa mẹ chứa 3 loại HMO chính:
Nồng độ HMO cao nhất xuất hiện trong sữa non và lên tới 20 - 23g/lít. Khi sữa non chuyển đổi thành sữa trưởng thành, lượng HMO giảm xuống còn 12 - 14g/lít.
Ngoài ra, sữa của những người mẹ sinh con non sẽ có nồng độ HMO cao hơn sữa của mẹ sinh con đủ tháng. Mỗi người mẹ có thể tổng hợp các HMO khác nhau dựa trên nền tảng di truyền.
Tuy không có giá trị về mặt dinh dưỡng nhưng HMO có vai trò trực tiếp kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách thúc đẩy lợi khuẩn trong đường ruột và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Những lợi ích độc đáo của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được thảo luận kỹ hơn trong phần dưới đây.
Sau khi đã biết được HMO là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vai trò của chất này đối với trẻ em. Vậy, tác dụng của HMO là gì? Dưới đây là 6 lợi ích phổ biến của HMO mà các nhà khoa học đã nghiên cứu được:
Lợi ích của HMO là gì? Nghiên cứu cho thấy, việc cho con bú sẽ bảo vệ trẻ sơ sinh chống lại các bệnh nhiễm trùng. Cụ thể, việc để trẻ bú mẹ hoàn toàn đến 4 tháng tuổi, sau đó bú mẹ một phần, sẽ giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm về đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Nếu trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ hoàn toàn từ 6 - 8 tuần tuổi, nguy cơ nhập viện sớm liên quan đến một loạt các bệnh nhiễm trùng sẽ cao hơn.
HMO có tác dụng bảo vệ chống nhiễm trùng cho trẻ em là vì sữa mẹ có cơ chế cung cấp các kháng thể mẹ đặc hiệu đối với mầm bệnh. Các globulin miễn dịch trong sữa mẹ có một phạm vi rộng đặc hiệu với mầm bệnh, phản ánh trạng thái kháng nguyên của người mẹ.
Điều này sẽ giúp trẻ sơ sinh có được sự bảo vệ cụ thể trước mầm bệnh trong những tháng đầu đời khi sự phát triển tế bào B của bé chưa hoàn thiện. Hơn nữa, nồng độ IgA, IgG và IgM cao trong sữa mẹ cũng giúp các bé chống lại mầm bệnh.
Bên cạnh đó, HMO cũng có khả năng kích thích sự đa dạng của hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến sự phát triển của phản ứng trao đổi chất cân bằng. Nhờ đó, HMO góp phần vào sự phát triển của niêm mạc, thúc đẩy hệ thống miễn dịch của các bé.
Ngoài ra, các oligosaccharide tiền sinh học cụ thể, như galacto - chuỗi ngắn và fructo -oligosaccharides chuỗi dài đã được chứng minh làm giảm sự phát triển của bệnh chàm và bệnh dị ứng, cũng như giảm tác động của nhiễm trùng ở trẻ em.
HMO có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus cho trẻ em nhờ vào khả năng ngăn ngừa sự bám dính của mầm bệnh. Nhiều loại virus hoặc vi khuẩn phải bám vào bề mặt tế bào biểu mô để sinh sôi và gây bệnh.
Phần bám vào đầu tiên của vi trùng trên bề mặt tế bào là glycan. HMO giống với một số cấu trúc glycan và đóng vai trò như các thụ thể dẫn dụ hòa tan.
Thông qua cơ chế bắt chước các thụ thể để ức chế sự liên kết của mầm bệnh với tế bào chủ, HMO ngăn chặn trực tiếp các mầm bệnh, vi khuẩn và nhiễm độc tố xâm nhập vào tế bào. Các mầm bệnh không có khả năng bám vào bề mặt tế bào sẽ được đào thải ra ngoài mà không gây bệnh.
Nhờ khả năng này, HMO có thể ngăn chặn các mầm bệnh gây tiêu chảy cụ thể, từ đó làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đồng thời, HMO cũng ngăn chặn sự nhân lên của virus.
HMO trong sữa có tác dụng gì? HMO tương tác với glycans có trong bề mặt của tế bào biểu mô ruột hoặc với tế bào đuôi gai nhô ra lòng ruột từ lớp đệm. Điều này làm cho HMO có thể hỗ trợ trực tiếp cho sự phát triển của hàng rào biểu mô.
HMO cũng giúp điều chỉnh hệ vi sinh vật, từ đó sản xuất axit béo chuỗi ngắn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.
HMO giúp tăng cường khả năng miễn dịch bởi vì thành phần này nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột của bé, nơi tồn tại 70% hệ thống miễn dịch.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng HMO ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào miễn dịch. HMO có thể hỗ trợ phát triển niêm mạc và hệ thống miễn dịch toàn thân. Đặc biệt, HMO trong sữa non có thể làm giảm viêm và làm giảm hoạt hóa bạch cầu đơn nhân.
Một số HMO cụ thể còn có khả năng điều hòa miễn dịch. Chức năng này liên quan đến galectin - một loại lectin liên quan đến việc điều chỉnh các quá trình miễn dịch và sưng viêm. HMO liên kết với các galectin tái tổ hợp khác nhau của con người theo cách rất phụ thuộc và có chọn lọc về cấu trúc. Sự gắn kết này ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, giúp điều hòa miễn dịch hiệu quả và chống lại mầm bệnh xâm nhập.
Bên cạnh đó, HMO cũng giúp phát triển hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh và hạn chế các vấn đề dị ứng. HMO có tính axit có thể điều chỉnh các phản ứng miễn dịch đặc hiệu với chất gây dị ứng sau khi sinh bằng cách ức chế các phản ứng ở những người dễ bị dị ứng.
Ngoài ra, HMO còn có tác dụng chống viêm bằng cách giảm sự hình thành phức hợp tiểu cầu - bạch cầu trung tính. Các HMO đặc hiệu đóng vai trò như các thành phần chống viêm bằng cách ức chế sự lăn và bám dính của bạch cầu vào các tế bào nội mô.
Lợi ích của HMO là gì? Tình trạng viêm ruột hoại tử khiến ruột của trẻ sơ sinh bị phá hủy nghiêm trọng và thường gây tử vong. Khoảng 5-10% trẻ sinh non nhẹ cân gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Hơn 25% trẻ sơ sinh tử vong khi bị viêm ruột hoại tử. Trẻ sơ sinh sống sót thường có các biến chứng thần kinh lâu dài.
Nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít bị bệnh viêm ruột hoại tử hơn, với tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn 6-10 lần trẻ uống sữa công thức. Nguyên nhân là do HMO góp phần vào tác dụng bảo vệ của sữa mẹ chống lại căn bệnh này.
HMO hoạt động như một prebiotic thực thụ, có ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh đường ruột. Hoạt chất này có cả 3 đặc điểm của prebiotic:
Phần lớn HMO vẫn còn nguyên vẹn và ở nồng độ cao khi đến ruột non và ruột già. Hỗn hợp oligosaccharide phức tạp trong HMO đã làm cho lợi khuẩn, nổi bật là bifidobacteria, phát triển trong đường ruột trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bằng cách tạo điều kiện cho sự hình thành và sinh sôi của các loài bifidobacteria, HMO ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại tiềm ẩn. Ở trẻ bú mẹ, các nhà khoa học đã tìm thấy vi khuẩn bifidobacteria chiếm ưu thế trong đường ruột.
HMO còn có thể gián tiếp làm tăng sản xuất axit béo chuỗi ngắn - một nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào ruột và là phân tử quan trọng để duy trì sức khỏe đường ruột. Sự gia tăng này là do các loài vi khuẩn bifidobacteria thực hiện. Với cơ chế này, HMO góp phần kích hoạt và biệt hóa các tế bào miễn dịch có liên quan đến các bệnh viêm và dị ứng.
Sau khi biết được HMO là gì và các tác dụng của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên bổ sung HMO cho các bé ngay từ khi con vừa chào đời. Vậy, làm sao để bổ sung hoạt chất HMO cho bé? Có 2 cách mà bạn có thể áp dụng:
Nguồn thực phẩm dồi dào HMO nhất chính là sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Do đó, để đảm bảo có đủ sữa cung cấp HMO cho trẻ, mẹ bỉm nên lưu ý những điều sau:
Nếu mẹ không có sữa, có thể cho trẻ uống sữa công thức có bổ sung HMO. Những loại sữa này không chứa HMO từ sữa mẹ hay sữa động vật, mà bao gồm HMO được tạo ra bằng kỹ thuật lên men tiên tiến. Đây là loại HMO có cấu trúc giống với 2-fl HMO trong sữa mẹ.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được HMO là gì cũng như những lợi ích của HMO đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Link nội dung: https://wordplay.edu.vn/hmo-co-tac-dung-gi-a69061.html