Có nhiều thuật ngữ để gọi người viết nội dung trong lĩnh vực content marketing như content creator, content writer và copywriter,… Bạn không phân biệt được sự khác nhau giữa những thuật ngữ này và không biết người viết content gọi là gì? Vậy hãy tìm câu trả lời qua bài viết này của OLLI Technology nhé!
1. Người viết content gọi là gì?
Người viết content là người tạo ra những nội dung trên các kênh marketing online và offline để thu hút người đọc và quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến họ. Lúc này, content có vai trò kết nối doanh nghiệp và khách hàng với nhau. Content sẽ truyền tải thông điệp truyền thông từ thương hiệu đến người dùng. Ngược lại, người dùng thông qua những bài viết mà biết được những sản phẩm, dịch vụ sẽ giải quyết được những vấn đề của họ trong cuộc sống.
Người viết content gọi là gì? Câu trả lời là tùy vào tính chất công việc mà người viết content sẽ có những tên gọi khác nhau. Những tên gọi này giúp họ và những người khác biết định vị được vai trò, trách nhiệm, phạm vi công việc của họ trong giới content marketing rộng lớn.

2. Content writer là gì?
Content writer là người viết content theo sát những thông điệp, giá trị cốt lõi của thương hiệu để tiếp cận và chăm sóc khách hàng. Họ viết nội dung cho các kênh marketing online như blog, website, mạng xã hội, email, bài PR báo chí,… Những bài viết của Content writer nhằm mục đích cung cấp thông tin, kiến thức hữu ích cho khách hàng và giữ chân họ theo dõi, đón đọc những nội dung của doanh nghiệp.
Không thể vội vàng trong ngày một ngày hai, content writer có nhiệm vụ sáng tạo nội dung hấp dẫn để chăm sóc khách hàng về lâu về dài. “Mưa dầm thấm lâu”, trong suốt hành trình “nuôi dưỡng” dài hạn đó, sẽ đến lúc content writer thực hiện được mục đích dài hạn của doanh nghiệp là lưu lại dấu ấn với khách hàng và bán được nhiều sản phẩm.
3. Content writer cần những kỹ năng gì?
Đầu tiên chắc chắn là content writer phải có kỹ năng viết lách và làm chủ ngôn ngữ. Ngoài ra còn có những kỹ năng khác mà content writer nên trang bị cho mình để có lợi thế trong ngành như:
- Kỹ năng nghiên cứu: Tra cứu và tìm kiếm những nguồn thông tin đáng tin cậy để tham khảo và mở rộng dung lượng kiến thức hữu ích cho bài viết. Kỹ năng này cũng giúp người viết content hiểu rõ, hiểu sâu về chủ đề để khai thác nội dung chất lượng nhất có thể.
- Kỹ năng tự học: Đây không chỉ là kỹ năng với người viết content mà còn là kỹ năng ai cũng nên tự trang bị cho mình để phát triển bản thân. Với sự phát triển của internet, content writer có thể tự học hỏi bằng cách đọc tài liệu chuyên ngành, cập nhật những xu hướng mới, đăng ký những khóa học,… để luôn làm mới kiến thức và kỹ năng của mình.
- Kỹ năng về SEO: Nắm vững những kỹ thuật SEO sẽ giúp những nội dung mà content writer viết ra tối ưu và dễ tìm kiếm cho người dùng. Xác định chính xác từ khóa và sử dụng từ khóa tự nhiên sẽ giúp những công cụ tìm kiếm đánh giá cao bài biết của bạn.
- Kỹ năng phân tích và đánh giá: Đây là kỹ năng giúp content writer chọn đúng chủ đề, cấu trúc và nội dung bài viết để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Đặc biệt, có kỹ năng phân tích và đánh giá, content writer sẽ đo lường được hiệu quả của nội dung. Nhờ đó, họ sẽ có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả nội dung của chiến dịch content marketing.
Những kỹ năng khác cũng sẽ giúp content writer thuận lợi và thành công hơn nữa trong công việc như: kỹ năng làm việc nhóm, quản lý thời gian, thiết kế hình ảnh, giao tiếp, thuyết trình, phản biện… Đặc biệt, trong kỷ nguyên bùng nổ của trí tuệ nhân tạo, việc có kiến thức hoặc kinh nghiệm về AI cũng là kỹ năng quan trọng giúp content writer tạo ấn tượng với khách hàng hoặc nhà tuyển dụng. Chuyên dùng cho giới content marketing và trực quan, dễ sử dụng, bạn nên tham khảo công cụ viết lách Maika AI để ứng dụng trong việc của mình.
4. Copywriter là gì?
Người viết content gọi là copywriter khi họ viết những nội dung quảng cáo ngắn nhưng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nhận thức lẫn hành vi mua sắm của khách hàng. Yêu cầu về nội dung của Copywriter là tạo ra cảm xúc cho người đọc và thuyết phục họ thực hiện một hành động cụ thể theo điều hướng của người viết. Hành động đó có thể là dùng thử, mua hàng, đăng ký nhận bản tin, truy cập vào trang web, ghi nhớ thương hiệu… Về phạm vi công việc, copywriter sẽ viết nội dung slogan, tagline, tên thương hiệu, kịch bản TVC, phim ngắn, brochure, catalogue,…
5. Copywriter cần những kỹ năng gì?
Những ai không biết người viết content gọi là gì hoặc còn lạ lẫm với thuật ngữ copywriter sẽ rất dễ hiểu lầm copywriter là người sao chép nội dung. Nhưng thực tế thì trái ngược hoàn toàn, copywriter đòi hỏi sự sáng tạo rất nhiều. Vì viết ngắn thì khó hơn rất nhiều so với viết dài. Dưới đây là những kỹ năng cần thiết khi trở thành copywriter:
- Kỹ năng sáng tạo: Kỹ năng này đặc biệt cần thiết với copywriter. Bạn không thể trở thành copywriter hoặc sẽ bị đào thải ngay nếu không có khả năng sáng tạo. Copywriter phải sáng tạo từ chữ viết, hình ảnh, video đến cả âm thanh. Đừng ngại ngần phá vỡ những nguyên tắc quen thuộc! Đừng sợ sai! Hãy cứ tự do tư duy, phá vỡ những giới hạn của bản thân để tạo nên những điều mới mẻ và bứt phá. Vừa sáng tạo và vừa đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng, copywriter sẽ tạo nên những nội dung hứa hẹn chất lượng và hiệu quả ngoài mong đợi.
- Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu: Để nội dung, thông điệp truyền thông lan tỏa đến số đông khách hàng, copywriter cần biết lắng nghe, tiếp nhận ý kiến và thấu hiểu nhu cầu của họ. Nhờ lắng nghe và thấu hiểu, người viết content sẽ biết cách diễn đạt và sử dụng từ ngữ phù hợp để giao tiếp với khách hàng. Từ đó, giúp khách hàng dễ hiểu, dễ nhớ và cũng dễ ấn tượng về sản phẩm, dịch vụ.
- Kỹ năng viết cô đọng, súc tích: Hãy tập cách diễn đạt ngắn gọn nội dung nhưng vẫn truyền tải đầy đủ thông tin và thậm chí là hấp dẫn và gợi nhiều cảm xúc cho khách hàng. Muốn làm được điều này, copywriter phải có vốn từ vựng phong phú, biết nhiều từ đồng nghĩa, hiểu rõ nghĩa của từ để “chơi” cùng từ ngữ và sử dụng từ đắt giá.
- Kỹ năng bán hàng: Nếu đội ngũ sale bán hàng qua việc tư vấn, thuyết phục trực tiếp khách hàng thì copywriter bán hàng thông qua câu chữ. Để viết nên nội dung kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của người dùng, người viết content phải am hiểu về nhu cầu tiêu dùng của thị trường nói chung và của khách hàng tiềm năng nói riêng.
Ngoài ra, copywriter cũng nên trang bị thêm cho mình những kỹ năng khác như: quản lý thời gian, tổng hợp và tra cứu thông tin, SEO onpage, tư duy thiết kế hình ảnh, sử dụng AI,…
6. Content writer và copywriter khác nhau như thế nào?
Những nội dung trên đã phần nào giúp bạn trả lời được người viết content gọi là gì và phân biệt được sơ bộ content writer và copywriter. Để rõ ràng hơn nữa, mời bạn đọc tiếp những điểm sau để thấy rõ sự khác biệt của hai vị trí này trong giới content marketing.
6.1. Mục đích
Content writer tập trung vào việc sản xuất nội dung để cung cấp thông tin hữu ích, chia sẻ kiến thức thú vị và kinh nghiệm giá trị đến người đọc. Qua đó, content writer thu hút, duy trì sự quan tâm của khách hàng để thực hiện những mục tiêu marketing dài hạn cho doanh nghiệp. Tóm lại, content writer là người viết nội dung để cung cấp thông tin đến khách hàng tiềm năng.

Trong khi đó, copywriter có nhiệm vụ thuyết phục khách hàng thực hiện một hành động ngay lập tức theo sự điều hướng của người viết. Hành động đó có thể là mua hàng, click xem banner, truy cập vào website, đăng ký nhận bản tin, tìm hiểu thêm thông tin, dùng thử,… Với mục tiêu này, nội dung do copywriter viết ra phải mạnh mẽ và có sức tác động lớn đến cảm xúc lẫn nhận thức của khách hàng. Chung quy lại, copywriter là người viết nội dung để thuyết phục và tác động đến hành động của khách hàng.
6.2. Phong cách viết
Content writer viết theo phong cách chia sẻ thông tin, kiến thức, kinh nghiệm nên nội dung sẽ dài và được phân bổ theo cấu trúc logic. Họ sẽ viết bài cho blog, website, bản tin điện tử của email, bài PR báo chí, thông cáo báo chí, bài đăng mạng xã hội, nội dung mô tả video,… Ngoài ra, content writer còn phải tối ưu hóa SEO để tăng thứ hạng cho bài viết trên trang kết quả tìm kiếm và giúp người dùng dễ tìm thấy khi họ có nhu cầu tra cứu.
Ngược lại với content writer, copywriter phải viết nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng có sức tác động mạnh mẽ vào cảm xúc và hành động của khách hàng. Họ sẽ viết nội dung cho banner, tờ rơi, slogan, tagline, tên thương hiệu, kịch bản TVC, phim ngắn, brochure, catalog, poster,…
Tuy có những điểm khác nhau về tính chất và phạm vi công việc nhưng cả content writer và copywriter đều có chung một mục đích là tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp. Ở bước đầu, content writer thu hút sự quan tâm, tăng lượt truy cập, xây dựng lòng tin và mối quan hệ với khách hàng qua những nội dung chất lượng và giá trị. Sau đó, trên nền tảng sự liên kết giữa khách hàng và doanh nghiệp, copywriter sẽ đưa ra nội dung có thông điệp mạnh mẽ để “chạm” đến cảm xúc và thôi thúc khách hàng hành động.
Hoặc quy trình cũng có thể diễn tiến theo cách ngược lại. Khách hàng bị thu hút bởi những nội dung ấn tượng của copywriter. Nhưng họ lại chưa quyết định mua hàng ngay. Lúc này, qua những nội dung cụ thể và hữu ích của content writer, khách hàng sẽ dần dần bị thuyết phục và tin tưởng để sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

7. Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã tìm được cho mình đáp án của câu hỏi người viết content gọi là gì và phân biệt được sự khác nhau giữa content writer với copywriter. Có thể thấy rằng, mỗi vị trí đều có vai trò nhất định trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng và nâng cao doanh số cho doanh nghiệp. Chúc bạn hiểu được thế mạnh và sự đam mê của mình để chọn ngã rẽ phù hợp và vươn xa trong lĩnh vực viết lách nhé!