Bố mẹ cần cho trẻ em tiêm vắc xin theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi do Bộ Y tế khuyến cáo để ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trẻ được bảo vệ toàn diện và phát triển khỏe mạnh từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, chi phí dành cho tiêm chủng là thấp hơn rất nhiều so với chi phí, thời gian và công sức điều trị nếu chẳng may trẻ phải nhập viện. Vậy trẻ từ 0 đến 5 tuổi cần tiêm những mũi vắc xin quan trọng nào? Cần lưu ý gì để trẻ đi tiêm chủng đảm bảo an toàn?
BS Bùi Công Sự - Quản lý Y khoa vùng 3 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC chia sẻ: “Trẻ 0-5 tuổi là giai đoạn cần nhận được nhiều sự bảo vệ bởi vắc xin nhất trong cuộc đời, vì vậy phụ huynh cần nắm chắc lịch tiêm chủng, cho trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để bảo vệ trẻ khỏi sự tấn công của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm đầu đời”.Vì sao giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi trẻ cần tiêm chủng đầy đủ?
BS Bùi Công Sự - Quản lý Y khoa vùng 3 - miền Bắc, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC cho biết, trẻ em khi mới sinh ra có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức để kháng tốt do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ truyền qua trong thai kỳ kết hợp cùng kháng thể có trong sữa non. Hơn nữa, lượng kháng thể trong sữa non của mẹ có khả năng tiêu diệt virus, vi khuẩn gây hại và tối ưu hoạt động của hệ miễn dịch giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật nguy hiểm, phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy lượng kháng thể thụ động này không tồn tại lâu dài mà bắt đầu giảm từ 3 đến 6 tháng sau sinh. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ tại thời điểm mới sinh còn rất yếu, chưa hoàn thiện để tự sản sinh ra kháng thể đặc hiệu bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân virus, vi khuẩn tấn công nên trẻ rất dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, 0 đến 5 tuổi cũng là giai đoạn “vàng” trong quá trình phát triển của một đứa trẻ. Trẻ bắt đầu đi học, tiếp xúc với nhiều thầy cô, bạn bè và dần hình thành các khả năng ngôn ngữ - nhận thức, vận động thể chất, giao tiếp xã hội, năng lực tư duy phát triển một cách vượt bậc.
Sự gia tăng tiếp xúc với môi trường bên ngoài khiến trẻ có nguy cơ cao bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và tấn công cơ thể, trẻ phải nghỉ học dài ngày để điều trị, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ.
Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn trẻ rơi vào khoảng trống “miễn dịch” do hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19 và tình trạng bỏ lỡ lịch tiêm của con, tỷ lệ tiêm chủng sụt giảm mạnh khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
Chính vì vậy, bố mẹ cần nắm chắc lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi và cho trẻ đi tiêm vắc xin đúng lịch, đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế để tạo nền móng vững chắc bảo vệ trẻ, chống lại sự tấn công của các tác nhân trong nguy hiểm trong giai đoạn này.
Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo Bộ Y Tế
Dưới đây là lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo khuyến cáo của Bộ Y tế bố mẹ cần biết:
Vắc xin phòng bệnh Tháng Tuổi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 12 15 18 2 - 3 4 - 5 Lao Mũi 1 Viêm gan B Mũi 1(24h)
Mũi 2 Mũi 3 Bạch hầu, ho gà, uốn ván Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 Bại liệt Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Mũi 5 Viêm phổi, viêm màng não mủ do Hib Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Tiêu chảy do Rotavirus (Uống) Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3* Viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Mũi 4 Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3Nếu chưa tiêm ở giai đoạn trước, trẻ cần tiêm 2 mũi:
- Mũi 1: lần tiêm đầu tiên
- Mũi 2: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng
Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm B, C Mũi 1 Mũi 2 Cúm mùa Mũi 1 Mũi 2 Tiêm nhắc 1 mũi mỗi năm Viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi do não mô cầu khuẩn nhóm A,C,Y,W-135 2 Mũi 1 Mũi Viêm não Nhật Bản (Vắc xin bất hoạt) Mũi 1 + Mũi 2 Mũi 3 Viêm não Nhật Bản (Vắc xin sống giảm độc lực tái tổ hợp) Mũi 1 Tiêm nhắc 1 mũi cách Mũi 1 tối thiểu 12 tháng Sởi, quai bị, rubella (Vắc xin Priorix) Mũi 1 Mũi 2 Mũi 3 Sởi, quai bị, rubella (MMR II) Mũi 1 Mũi 2 Thủy đậu (vắc xin Varilrix) Mũi 1 Mũi 2 Thủy đậu (vắc xin Varivax/ Varicella) Mũi 1 Mũi 2 Viêm gan A Mũi 1 Mũi 2 Viêm gan A, B Mũi 1 Mũi 2 Thương hàn 1 Mũi, tiêm nhắc mỗi 3 năm Tả Uống 2 liều cách nhau tối thiểu 2 tuần Dại Tiêm dự phòng trước phơi nhiễm 3 mũi và các mũi nhắc đối với người có nguy cơ cao. Tiêm bắt buộc khi phơi nhiễm (5 Mũi nếu chưa từng tiêm dự phòng, 2 Mũi nếu đã tiêm dự phòng)Chi tiết các loại vắc xin cần tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi
1. Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Bộ Y tế khuyến cáo lịch tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cần thực hiện càng sớm càng tốt:
- Vắc xin BCG (Việt Nam) liều sơ sinh phòng bệnh lao.
- Vắc xin Heberbiovac (Cu Ba), Gene-HBvax (Việt Nam) liều sơ sinh phòng bệnh Viêm gan B, tiêm cho trẻ 24 giờ đầu sau sinh.
Trẻ sơ sinh cần được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Bởi đây là những mũi tiêm đầu tiên của trẻ, mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn chặn virus viêm gan B và vi khuẩn gây bệnh lao. Thống kê cho thấy, ước tính có ít nhất một nửa triệu trẻ sơ sinh và trẻ em mắc bệnh lao mỗi năm khiến 70.000 trẻ tử vong vì căn bệnh này.
Theo nhiều chuyên gia, trẻ sơ sinh mắc lao chủ yếu do mẹ truyền sang thai nhi qua nhau thai, qua tĩnh mạch rốn đến gan hoặc hít/ nuốt dịch ối có nhiễm vi khuẩn lao, một số ít trường hợp khác, trẻ sơ sinh mắc lao khi vừa lọt lòng, do tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế hoặc từ người thân. Nhiều mẹ bầu mắc bệnh ngay trong thai kỳ hoặc có thể mắc bệnh từ trước đó nhưng không phát hiện và điều trị sớm, vô tình trở thành nguồn lây bệnh cho con.
Hệ quả, lao ảnh hưởng đến phổi và có thể ảnh hưởng sang các cơ quan khác như hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim, màng não, xương… Trong các thể lao, lao màng não ở trẻ sơ sinh có thể để lại những di chứng nặng nề suốt đời như liệt tay chân, động kinh, bại não, sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần… Vắc xin BCG phòng lao được khuyến cáo tiêm sớm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh để đạt hiệu quả bảo vệ cao trước các hình thái lao nguy hiểm, trong đó có lao viêm màng não với độ bảo vệ lên tới 70%.
Bên cạnh đó, viêm gan B cũng là vấn đề sức khỏe toàn cầu và Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng lưu hành dịch tễ cao của virus viêm gan B. Ước tính có hơn 2 tỷ trường hợp trên thế giới đã hoặc đang mắc viêm gan B, trong đó có khoảng 400 triệu trường hợp mắc viêm gan B mạn tính, trong đó 75% là người châu Á (1). Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan B trong quá trình mang thai, khả năng lây nhiễm cho thai nhi là rất cao chiếm tới 60-70% (nếu mẹ nhiễm bệnh trong 3 tháng cuối của thai kỳ).
Ngoài ra, trong quá trình chuyển dạ nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con lên đến 90%. Nếu trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B càng sớm càng tốt, ngay trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, vắc xin sẽ bảo vệ trẻ hiệu quả trước tác nhân gây bệnh lên đến 95%.
2. Vắc xin cho trẻ từ 2 tháng tuổi
- Vắc xin phối hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra) như vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa (Bỉ)/ Hexaxim (Pháp) hoặc 5 trong 1 Pentaxim (Pháp) (không có thành phần kháng nguyên viêm gan B) (mũi 1).
- Vắc xin Rotarix (Bỉ), Rotateq (Mỹ), Rotavin (Việt Nam) phòng Rotavirus gây bệnh tiêu chảy cấp (liều 1).
- Vắc xin Bexsero (Ý) phòng ngừa các bệnh lý do não mô cầu nhóm B gây ra như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi,… với hiệu quả bảo vệ cao lên đến 95% (mũi 1).
- Vắc xin Synflorix (Bỉ), Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết do phế cầu khuẩn (mũi 1).
Theo lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi, khi trẻ từ 2 tháng tuổi có thể tiêm các loại vắc xin giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những năm tháng đầu đời như: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib), tiêu chảy do Rotavirus, các bệnh do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết,…
Để giảm chi phí đi lại và tiêm chủng, hạn chế đau đớn cho trẻ khi phải tiêm nhiều mũi, bố mẹ có thể chọn cho con tiêm mũi vắc xin phối hợp 6 trong 1 phòng ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib); hoặc vắc xin 5 trong 1 (thành phần không có kháng nguyên viêm gan B).
Bên cạnh đó, tiêu chảy do Rotavirus cũng đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, hàng năm, trường hợp trẻ tử vong do Rotavirus chiếm khoảng 4-8% tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì mọi nguyên nhân. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết trẻ em dưới 5 tuổi là đối tượng mắc bệnh nhiều nhất (2).
Trẻ bị tiêu chảy do Rotavirus thường sốt, đau bụng, nôn ói, đi ngoài ra phân lỏng toàn nước (có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu) nên nguy cơ mất nước là rất cao. Nếu không được bù nước kịp thời, trẻ có nguy cơ cao bị trụy mạch, thậm chí là tử vong.
Viêm màng não do não mô cầu nhóm B là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thống kê của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não mô cầu ở Việt Nam lên đến khoảng 2,3/100.000 dân và được coi là một trong 6 căn bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất nước, lên đến 0,03/100.000 dân.
Từ khi khởi phát, chỉ sau 24 giờ đồng hồ, trẻ mắc viêm màng não mô cầu có thể tử vong. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%. Kể cả, sau khi được điều trị khỏi, có đến 30% trẻ phải gánh chịu những di chứng vĩnh viễn như cắt cụt tay chân, nhiễm khuẩn huyết, điếc, liệt, mù…
Phế cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa. Trong đó biến chứng viêm phổi được coi là một trong những bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm nhất và gây ra phần lớn các trường hợp tử vong ở cả trẻ em và người lớn.
Thống kê cho thấy tỷ lệ tử vong do viêm phổi phế cầu khuẩn cao gấp 100 - 1.000 lần so với tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng huyết, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn huyết cao gấp 10 lần so với tỷ lệ tử vong do viêm não mủ và tỷ lệ tử vong do viêm tai giữa cao gấp 1.000 - 10.000 lần so với tỷ lệ tử vong do viêm não mủ.
Hơn thế, đáng lo ngại khi phế cầu khuẩn gây nhiều khó khăn cho quá trình điều trị vì chúng có khả năng kháng kháng sinh, tức thuốc kháng sinh khó thẩm thấu vào phần phổi đã dần hoại tử. Kể cả sau khi điều trị khỏi, trẻ mắc viêm phổi hoại tử có thể phải mang di chứng nặng nề suốt đời như suy giảm chức năng phổi, nguy cơ vỡ các kén khí phổi gây tràn khí màng phổi.
Chính vì vậy, tiêm các loại vắc xin 6 trong 1, 5 trong 1, vắc xin phòng ngừa tiêu chảy do Rotavirus, vắc xin phòng viêm màng não và vắc xin phế cầu khuẩn là phương pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và biến chứng nghiêm trọng cho trẻ từ 6 tháng tuổi.
3. Vắc xin cho trẻ từ 3 tháng tuổi
- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1: Tiêm mũi 2. (Nếu tiêm 5 trong 1 thì phải bổ sung mũi viêm gan B).
- Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 2).
- Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 2)
Khi trẻ bước sang giai đoạn 3 tháng tuổi, theo lịch tiêm chủng trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, bố mẹ sẽ cần cho trẻ đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm/ uống liều thứ 2 của vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1, vắc xin phế cầu khuẩn và vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Các chuyên gia cho biết, sở dĩ cần tiêm/ uống liều nhắc là nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của vắc xin hoặc có một tỷ lệ nhỏ trẻ sau khi tiêm tiêm/ uống liều 1 nhưng cơ thể chưa đáp ứng miễn dịch thì cần phải tiêm/ uống liều thứ 2 để giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh mạnh hơn, kéo dài thời gian hơn.
4. Vắc xin cho trẻ từ 4 tháng tuổi
- Vắc xin kết hợp 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 mũi 3 (nếu tiêm vắc xin kết hợp 5 trong 1 thì tiêm thêm mũi viêm gan B).
- Vắc xin Synflorix (Bỉ)/ Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 3).
- Vắc xin uống phòng bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus (liều 3 - đối với vắc xin Rotateq).
- Vắc xin Bexsero (Ý) phòng bệnh viêm màng não mô cầu (mũi 2).
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, trẻ cần được tiêm đúng lịch vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 2), vắc xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn (mũi 3) và uống (liều 3) vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus, vắc xin phòng viêm màng não mô cầu nhóm B (mũi 2).
5. Vắc xin cho trẻ từ 6 tháng tuổi
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng).
- Vắc xin VA-MENGOC-BC (Cu Ba) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu nhóm B,C (mũi 1). Trẻ cần tiêm mũi 2 cách mũi 1 là 45 ngày.
Theo nhiều nghiên cứu, lượng kháng thể thụ động trẻ nhận được từ mẹ trong suốt thai kỳ sẽ giảm dần trong giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi, trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện để có thể tự sản sinh kháng thể cần thiết bảo vệ chính mình trước dịch bệnh nguy hiểm. Do đó, giai đoạn này, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ tiêm vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu B, C (mũi 1).
6. Vắc xin cho trẻ từ 9 tháng tuổi
- Vắc xin sởi đơn MVVac (Việt Nam) phòng bệnh sởi (mũi 1).
- Vắc xin Varilrix (Bỉ) phòng bệnh thủy đậu (mũi 1).
- Vắc xin Imojev (Thái Lan) phòng Viêm não Nhật Bản (mũi 1).
- Vắc xin Priorix (Bỉ) phòng Sởi - quai bị - rubella (mũi 1).
- Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW-135 (mũi 1).
Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường tấn công trẻ em. Virus sởi lây lan rất nhanh trong không khí và có thể sống tới 2 giờ trong không gian người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu trẻ em vô tình hít phải hoặc vô tình cầm nắm đồ vật có dính dịch tiết từ mũi, họng của người bệnh, sau đó vô tình cho tay dụi mắt hoặc vô miệng sẽ có nguy cơ mắc bệnh.
Sau khi nhiễm virus sởi, trẻ có triệu chứng đặc trưng sốt, ho, sổ mũi, chảy nước mắt, phát ban… Phần lớn các trường hợp, trẻ phục hồi tốt sau phát ban xuất hiện và thường mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục sức khỏe hoàn toàn Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời trẻ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm các vị trí tai giữa, xoang, phổi, phế quản, màng não, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt.
Nguy hiểm hơn, khi virus gây bệnh sởi không chỉ tấn công các cơ quan trong cơ thể mà còn tấn công các tế bào lympho nhớ, tức hệ thống miễn dịch của người bệnh bị phá hủy và trở lại trạng thái ban đầu (tức trạng thái khi chưa ghi nhớ cách phòng vệ trước các tác nhân gây bệnh) còn gọi là khả năng xóa trí nhớ miễn dịch.
Thời gian xóa trí nhớ miễn dịch không chỉ diễn ra 1 - 2 tháng mà kéo dài 2 - 5 năm sau trẻ mới có thể tái tạo lại được trí nhớ miễn dịch. Điều này được cho là nguy hiểm bội phần khi mà trẻ đang rơi vào “khoảng trống miễn dịch”.
Đối với các bệnh sởi, quai bị, rubella trẻ được bảo vệ toàn diện do nhận được lượng kháng thể thụ động từ mẹ đã tiêm vắc xin trước khi mang thai. Tuy nhiên, theo thời gian lượng kháng thể này dần suy giảm, trẻ không còn khả năng bảo vệ trước các căn bệnh nguy hiểm này, Do đó, vắc xin Priorix là vắc xin thế hệ mới phòng ngừa 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella được sử dụng để tiêm sớm cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn.
Nhiều người vẫn nghĩ thủy đậu là bệnh lành tính ngoài da, không nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ em mắc thủy đậu có nguy cơ gặp biến chứng viêm tiểu não (tỷ lệ mắc là 1/40.000 trẻ), viêm màng não (tỷ lệ 4,4 - 11% trong số các trường hợp nghi ngờ viêm màng não do virus), viêm cơ tim, viêm mạch máu, viêm gan, viêm phổi và nhiễm trùng thứ phát (bội nhiễm)…
Viêm não Nhật Bản (còn được gọi là bệnh viêm não mùa hè) cũng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm mà bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi để con được tiêm vắc xin đúng lịch và đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao lên đến 30% cùng di chứng vĩnh viễn suốt đời như co giật, động kinh, nằm liệt giường, liệt, rối loạn tâm thần, rối loạn ngôn ngữ,… đối với một số người sống sót sau điều trị.
Trong đó, trẻ em từ 0-14 tuổi chiếm đến 75% các trường hợp tử vong. Đáng lo ngại, viêm não Nhật Bản hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có chung mục đích điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng bệnh. Do đó, chủ động tiêm các loại vắc xin trong giai đoạn trẻ 9 tháng tuổi là cách dự phòng bệnh hiệu quả, an toàn mà bố mẹ có thể làm ngay từ nhỏ cho trẻ.
7. Vắc xin cho trẻ 12 tháng tuổi
- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II (Mỹ), MMR (Ấn độ) phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi 1) (Nếu trẻ chưa tiêm vắc xin Priorix phòng sởi-quai bị-rubella).
- Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu (mũi 1) (Nếu chưa tiêm vắc xin Varilrix).
- Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản B: Tiêm 2 mũi, cách nhau 1 - 2 tuần (Nếu trẻ chưa tiêm vắc xin Imojev).
- Vắc xin Avaxim 80U phòng bệnh viêm gan A (mũi 1). Mũi nhắc lại thực hiện sau 6 tháng.
- Vắc xin Synflorix (Bỉ)/Prevenar 13 (Bỉ) phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (mũi 4).
- Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu ACYW-135 (mũi 2).
- Vắc xin Twinrix (Bỉ) phòng bệnh viêm gan A, B (mũi 1). Hai mũi cách nhau 6 tháng.
Theo lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 đến 5 tuổi, 12 tháng tuổi, ngoài tiêm các loại vắc xin phòng thủy đậu, viêm não Nhật Bản, viêm màng não do não mô cầu ACYW-135, các bệnh do phế cầu khuẩn và vắc xin phối hợp 3 trong 1 phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella, trẻ còn có thể tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan A.
Vì có tính lây nhiễm cao nên bệnh viêm gan A có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới, bất cứ ai chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa tiêm chủng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải trẻ nào nhiễm virus viêm gan A cũng tiến triển thành bệnh, bởi một số ít trường hợp các triệu chứng chỉ xảy ra 2 - 6 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể.
Theo các chuyên gia, ngay cả khi các triệu chứng virus viêm gan A không biểu hiện ra ngoài thì virus gây bệnh viêm gan A vẫn âm thầm trú ngụ trong gan và khi gặp các điều kiện thuận lợi như viêm gan cấp, chức năng gan suy giảm, suy gan,… chúng sẽ hoạt động gây bệnh trở lại.
Chính vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trẻ từ 12 tháng tuổi, bố mẹ cần cho trẻ tiêm đúng lịch và đủ mũi vắc xin viêm gan A để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
8. Vắc xin cho trẻ 15 - 24 tháng tuổi
- Vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 (mũi 4) (nếu chích 5 trong 1 thì chích thêm mũi viêm gan B).
- Vắc xin Avaxim 80U phòng bệnh viêm gan A (mũi nhắc).
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (mũi nhắc lại).
Giai đoạn từ 15 đến 24 tháng, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ đi tiêm vắc xin vì giai đoạn này trẻ chủ yếu tiêm các mũi nhắc theo lịch hẹn của bác sĩ vì kháng thể nhận được sau khi tiêm một số loại vắc xin giảm dần theo thời gian. Cho dù trẻ đã được tiêm vắc xin nhưng chưa hoàn thành phác đồ tiêm chủng vẫn có khả năng mắc bệnh nếu không được thực hiện các mũi tiêm nhắc trong giai đoạn này.
9. Vắc xin cho trẻ đủ 24 tháng tuổi
- Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 3).
- Vắc xin Typhim VI/Typhoid VI phòng bệnh thương hàn (mũi 1).
- Vắc xin Tả mORCVAX (Việt Nam) gồm 2 liều uống (dành cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều hai sau liều một 2 tuần).
- Vắc xin Pneumovax 23 (Phế cầu 23 - Mỹ). Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn tiêm 1 liều.
Bước vào giai đoạn 24 tháng tuổi, bên cạnh việc tiêm các loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản Jevax, trẻ cũng cần tiêm thêm vắc xin phòng thương hàn, phế cầu 23 và tả.
Thương hàn có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng trẻ em có sức đề kháng kém dễ mắc bệnh nhất. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các biến chứng rất nguy hiểm như về đường tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, hệ thần kinh như thủng đường tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa, viêm não, viêm màng não, thậm chí là tử vong. Cho đến nay thương hàn vẫn đang là nỗi lo của hàng triệu người trên thế giới, ước tính mỗi năm có khoảng 11-21 triệu ca sốt thương hàn và 200.000 ca tử vong do căn bệnh này gây ra.
Ước tính mỗi năm có 1,3 triệu - 4,0 triệu trường hợp mắc bệnh, trong đó khoảng 21.000 - 143.000 trường hợp tử vong do dịch tả trên phạm vi toàn cầu. Bệnh tả được cho là mối hiểm họa ở trẻ em khi bệnh thường có diễn biến phức tạp và rất khó lường.
Trẻ em mắc tả nếu không được điều trị kịp thời, bệnh trở nặng khiến bệnh nhi mất lượng lớn chất lỏng và chất điện giải gây tử vong nhanh chỉ trong vòng 2 đến 3 giờ. Mặc dù sốc và mất nước là các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh tả, song một số trường hợp trẻ còn có thể gặp các vấn đề nghiêm trọng khác như hạ đường huyết, nồng độ kali thấp, suy thận.
Với vắc xin phế cầu 23. Trường hợp trẻ đã tiêm phế cầu 10 (Synflorix) thì nên tiêm 1 liều vắc xin phế cầu 13 (Prevenar 13) khi trẻ từ 2 tuổi, sau đó tiêm vắc xin phế cầu 23 (Pneumovax 23).
10. Vắc xin cho trẻ từ 3 tuổi trở lên
- Vắc xin 3 trong 1 MMR-II phòng bệnh sởi, quai bị, rubella (mũi nhắc, áp dụng trong trường hợp trẻ chưa tiêm mũi 2 ở mốc 12 hay 15 tháng) khi trẻ 4-6 tuổi.
- Vắc xin Vaxigrip Tetra (Pháp)/ Influvac Tetra (Hà Lan) phòng bệnh cúm (Tiêm nhắc lại hàng năm).
- Vắc xin Menactra (Mỹ) phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135 (mũi nhắc cho trẻ từ 15 tuổi đến người lớn 55 tuổi).
- Vắc xin Jevax (Việt Nam) phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
- Vắc xin Tetraxim (Pháp) (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván - bại liệt) hoặc vắc xin Adacel (Canada)/Boostrix (Bỉ) (phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván) khi trẻ từ 4 tuổi trở lên, và nhắc lại mỗi 10 năm.
Theo biểu đồ tăng trưởng, từ 3 tuổi trở lên, cơ thể trẻ dần trở nên cứng cáp: biết đi đứng, chạy nhảy, cầm nắm các đồ vật nhỏ nên nguy cơ nhiễm các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài là rất cao.
Chính vì vậy, giai đoạn này bố mẹ cần ghi nhớ lịch tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi để trẻ được tiêm đầy đủ các mũi nhắc như vắc xin phòng sởi - quai bị - rubella, vắc xin Menactra phòng viêm màng não do não mô cầu A,C,Y,W-135, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản (Jevax). Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng bạch hầu - ho gà - uốn ván, bại liệt.
Một số lưu ý bố mẹ cần biết để trẻ đi tiêm chủng đảm bảo an toàn
Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng sẽ giúp bố mẹ hoặc người giám hộ có sự chuẩn bị tốt nhất giúp cho quá trình tiêm chủng của trẻ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và hạn chế tối đa những phản ứng sau tiêm có thể xảy ra.
1. Các việc cần chuẩn bị trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng
- Bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ cần mang theo sổ tiêm chủng của trẻ từ trước để bác sĩ khám sàng lọc theo dõi chi tiết và đầy đủ lịch sử tiêm chủng trước đó của trẻ và để chỉ định các mũi tiêm tiếp theo cho phù hợp và chính xác nhất. Trong trường hợp đưa trẻ đi tiêm chủng tại VNVC, bố mẹ hoặc người giám hộ sẽ được nhắc lịch tiêm tự động và miễn phí qua điện thoại, tin nhắn, tổng đài nhắc lịch và VNVC Mobile App “Trợ lý tiêm chủng” để trẻ không bỏ lỡ lịch tiêm cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi giúp phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
- Trước khi tiêm vắc xin, trẻ sẽ được khám sàng lọc bởi các bác sĩ có chuyên môn. Bố mẹ hoặc người giám hộ cần thông báo cho bác sĩ các thông tin quan trọng như tiền sử bệnh, trẻ có mắc bệnh bẩm sinh hay đang mắc bệnh nào không, trẻ có đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh hay không, có xảy ra tình trạng dị ứng, sốc phản vệ từ lần tiêm trước hay không). Đây là những thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ có cơ sở để chỉ định tiêm/ uống loại vắc xin phù hợp, chính xác hoặc cần hoãn tiêm/ uống vắc xin.
- Việc khám sàng lọc trước tiêm là bắt buộc và phải được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Y tế. Theo quyết định số 1575/QĐ-BYT ban hành 27 tháng 3 năm 2023 quy định về việc hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm cho trẻ cần tập trung vào việc đánh giá tình trạng sức khỏe chung của cơ thể bao gồm: Đo thân nhiệt, đánh giá tri giác, quan sát nhịp thở, nghe phổi, nghe tim, phát hiện các bất thường khác.
2. Trong khi tiêm
- Trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào, bố mẹ hoặc người giám hộ cần kiểm tra chéo các thông tin liên quan đến vắc xin với điều dưỡng viên. Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, trước khi tiến hành tiêm vắc xin cho trẻ, điều dưỡng viên sẽ giới thiệu cho Khách hàng các thông tin quan trọng như tên vắc xin, nhà sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tác dụng phòng bệnh, các phản ứng sau tiêm có thể gặp cũng như tính vẹn toàn của vắc xin khi quan sát bằng mắt thường… Trong quá trình đối chiếu chéo, trường hợp nghe chưa rõ bố mẹ nên hỏi lại để nắm rõ thông tin trước khi tiến hành tiêm vắc xin cho con.
- Bố mẹ hoặc người giám hộ có thể hỗ trợ bế trẻ ở tư thế ôm trẻ vào lòng và để lộ bắp tay hoặc bắp đùi của trẻ để điều dưỡng viên thực hiện tiêm cho bé dễ dàng hơn. Đối với những trẻ lớn, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể hướng dẫn cho trẻ ngồi lên ghế ngay ngắn, thoải mái để quá trình tiêm chủng diễn ra một cách nhanh chóng. Tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, 100% điều dưỡng viên được đào tạo bài bản và thành thạo kỹ thuật tiêm giảm đau, nhẹ nhàng, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ, kỹ năng tương tác tốt giúp trẻ luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ trước từng mũi tiêm.
3. Sau khi tiêm
- Mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau, do đó sau khi tiêm vắc xin, trẻ cần được ở lại tại cơ sở tiêm chủng tối thiểu 30 phút để được theo dõi sức khỏe sau tiêm chủng. Nếu bố mẹ hoặc người giám hộ phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường như nôn ói, thở nhanh, thở ngắt quãng, nghẹt thở hoặc khó thở, thở rít, tím tái, da nổi mẩn đỏ, đau bụng, tiêu chảy,… cần báo ngay cho nhân viên y tế để được can thiệp kịp thời.
- Sau đó, trẻ cần được theo dõi tại nhà tiếp tục sau khoảng 24-48 giờ tiếp theo, bố mẹ cần lưu ý đến thân nhiệt, nhịp thở, toàn trạng, da niêm mạc, các sinh hoạt hàng ngày bao gồm ăn, chơi, ngủ nghỉ… Đồng thời, chú ý quan sát vết tiêm và toàn thân của trẻ xem có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, mề đay, phát ban, ngứa hoặc sưng phù mí mắt. Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường này cần nhanh chóng cho trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử trí kịp thời.
- Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ nên ưu tiên cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi để trẻ luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, tránh trường hợp quần áo dày cọ xát vào da làm đau vết tiêm của trẻ.
- Sau tiêm, trẻ có thể bị sốt. Tuy nhiên, đây là phản ứng sau tiêm bình thường cho thấy cơ thể trẻ đã tiếp nhận vắc xin như một “kẻ lạ mặt” và phản ứng lại. Do đó, trong trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ C, bố mẹ hoặc người giám hộ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol, ibuprofen với liều lượng phù hợp.
- Đối với vết tiêm có dấu hiệu sưng, đỏ, bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ có thể áp dụng phương pháp chườm mát để trẻ giảm đau và giảm sưng sau tiêm. Tuyệt đối không đắp bất cứ thứ gì (lá cây, khoai tây, chanh) lên vết tiêm vì phương pháp này không có cơ sở khoa học, có thể khiến trẻ nhiễm trùng tại vết tiêm và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cho trẻ uống nhiều nước và bú nhiều sữa hơn để giúp tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho trẻ.
Tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi ở đâu đầy đủ vắc xin và uy tín?
Bên cạnh việc ghi nhớ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi thì bố mẹ hoặc người giám hộ cũng cần tìm hiểu và lựa chọn một trung tâm tiêm chủng uy tín, an toàn, đảm bảo cung ứng đầy đủ các loại vắc xin thế hệ mới như Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC để trẻ có cơ hội được tiếp cận và tiêm chủng các loại vắc xin mới nhất trên thế giới, đảm bảo an toàn tiêm chủng ở mức cao nhất.
VNVC tự hào là Hệ thống trung tâm tiêm chủng tại Việt Nam sở hữu 4 kho lạnh tổng bảo quản vắc xin đạt tiêu chuẩn GSP và hàng trăm kho lạnh tại các trung tâm trên toàn quốc đảm bảo lưu trữ và bảo quản vắc xin trong nhiệt độ tiêu chuẩn từ 2-8 độ C theo đúng quy định của nhà sản xuất, đảm bảo nhằm đảm bảo cấu trúc và hiệu lực bảo vệ của vắc xin luôn ở mức tối ưu.
Tất cả các phòng tiêm đều được trang bị tủ giữ vắc xin chuyên dụng, vắc xin được vận chuyển với các xe lạnh và thiết bị vận chuyển chuyên dụng, từ đó luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người sử dụng. Đồng thời, tại mỗi trung tâm VNVC đều có phòng xử trí phản ứng sau tiêm với đầy đủ trang thiết bị theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế.
Bên cạnh đó, bố mẹ hoặc người giám hộ trẻ cũng cần lưu ý chọn lựa trung tâm tiêm chủng uy tín, được hàng triệu gia đình Việt Nam tin tưởng như Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC để trẻ có cơ hội được tiêm các loại vắc xin thế hệ mới, chất lượng cao cùng quy trình tiêm chủng an toàn, nghiêm ngặt.
Tại VNVC, toàn bộ vắc xin luôn được bảo quản trong hệ thống kho lạnh đạt chuẩn quốc tế từ 2-8 độ C nhằm đảm bảo cấu trúc và hiệu lực bảo vệ của vắc xin luôn ở mức tối ưu. Cùng với đó, VNVC cũng tiên phong phát triển quy trình tiêm chủng của Bộ Y tế lên 8 bước an toàn, khoa học, khép kín: trước, trong và sau khi tiêm chủng, đảm bảo hiệu quả của vắc xin và an toàn cho người sử dụng.
Ngoài ra, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC còn sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao, giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản và tái đào tạo thường xuyên. 100% bác sĩ trưởng, bác sĩ khám sàng lọc và điều dưỡng viên được cấp chứng chỉ an toàn tiêm chủng, thấu hiểu tâm lý trẻ nhỏ và thành thạo kỹ năng tiêm giảm đau, giúp Khách hàng luôn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng trước từng mũi tiêm. Toàn bộ Khách hàng đến tiêm chủng được bác sĩ có chuyên môn khám sàng lọc miễn phí trước tiêm và chỉ định loại vắc xin phù hợp.
Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC còn thiết kế nhiều dịch vụ tiêm chủng nhằm đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu của nhiều đối tượng Khách hàng như: dịch vụ tiêm lẻ, tiêm trọn gói, tiêm theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online, đặt giữ vắc xin theo yêu cầu…
Đặc biệt, VNVC là hệ thống trung tâm tiêm chủng tại Việt Nam ra mắt ứng dụng trợ lý tiêm chủng “VNVC Mobile App” nhằm giúp Khách hàng tra cứu lịch sử tiêm chủng một cách dễ dàng, nhanh chóng, chủ động quản lý thời gian cũng như kiểm soát lịch tiêm chủng trọn đời của trẻ, bản thân và gia đình để không bỏ lỡ bất kỳ cột mốc tiêm chủng quan trọng nào.
Để được tư vấn, đặt lịch tiêm vắc xin đăng ký gói vắc xin hoặc tham gia các chương trình ưu đãi, Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với VNVC qua:
- Hotline: 028 7102 6595;
- Fanpage: VNVC - Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn;
- Tra cứu trung tâm tiêm chủng VNVC gần nhất tại đây;
- Để đặt mua vắc xin và tham khảo các sản phẩm vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập: vax.vnvc.vn.
Quý Khách hàng có thể tải VNVC Mobile App để tra cứu lịch sử tiêm chủng, quản lý mũi tiêm nhanh chóng bằng 2 link sau:
- IOS (iPhone, iPad,…): https://bit.ly/VNVC_APPSTORE
- Android (Oppo, Samsung, Sony,…): https://bit.ly/VNVC_GGPLAY
Xem ngay hướng dẫn tải App
Bám sát và tuân thủ lịch tiêm chủng cho trẻ từ 0 đến 5 tuổi là trách nhiệm và nghĩa vụ của bố mẹ hoặc người giám hộ để trẻ được bảo vệ toàn diện bởi vắc xin ngay từ những năm tháng đầu đời.