Từ lâu, theo quan niệm của một số người, co giật mí mắt liên tục là báo hiệu của một điều gì đó mang tính chất tâm linh. Thực tế, tình trạng này lại đang cảnh báo vấn đề về sức khỏe. Mí mắt bị co giật là vấn đề phổ biến, hầu hết mọi người đều từng trải qua. ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng, chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM chia sẻ về nguyên nhân, triệu chứng, phân loại và điều trị co giật mí mắt qua bài viết sau.
Co giật mí mắt là tình trạng gì?
Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Đây là tình trạng không tự chủ của mắt, của các cơ mí mắt và các bộ phận ở xung quanh mắt. Hầu hết các trường hợp co giật mí mắt là bình thường, mọi người đều đã trải qua. Nhưng đôi khi đó là triệu chứng, dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh cần được khám và điều trị. Tuy không gây đau đớn nhưng tình trạng này lại tạo cảm giác khó chịu.
Đa số mọi người đều cảm thấy hiện tượng co thắt này nhẹ nhàng. Nhưng ngược lại, nhiều người co giật mạnh đến mức phải nhắm mắt lại ngay lập tức. Nhiều người thường co giật mí mắt trong vài giây, thậm chí đến hai phút và không dự đoán trước được. Tình trạng này có thể biến mất nhưng lại xuất hiện trong nhiều ngày.
Co giật mí mắt là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Trong đó, nhiều trường hợp liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.
Nguyên nhân giật mí mắt
1. Thiếu ngủ
Thiếu ngủ thường xuyên, trầm trọng khiến cơ thể xuất hiện những dấu hiệu, hiện tượng, trong đó có tình trạng co giật mí mắt. Thiếu ngủ làm cho nhiều người stress, căng thẳng, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch. Ngoài ra, thiếu ngủ còn làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bạn.
Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của một người thiếu ngủ nằm ở đôi mắt, mắt sẽ trở nên lờ đờ, trông mệt mỏi và co giật mí mắt. Nếu co giật mí mắt do thiếu ngủ, tình trạng này sẽ nhanh chóng cải thiện khi bạn ngủ đủ giấc.
2. Căng thẳng và mệt mỏi kéo dài
Khi căng thẳng, stress, mệt mỏi kéo dài, biểu hiện rõ nhất nằm ở đôi mắt. Mắt sẽ phản ánh những xung đột từ nhẹ đến nặng, nhiều lúc chính bản thân chúng ta cũng chẳng thể nhận ra do không để ý nhiều đến đôi mắt.
Nhiều hiện tượng, triệu chứng khác nhau như uể oải, thở dài, ngáp,… nhất là co giật ở mí mắt xảy ra khi căng thẳng quá mức. Để giảm bớt hiện tượng co giật mí mắt, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, bạn cần điều chỉnh lối sống, sinh hoạt khoa học hơn.
3. Sử dụng chất kích thích
Sử dụng chất kích thích hệ thần kinh như cà phê, rượu bia, thuốc lá,… gây ra tình trạng co giật mí mắt [1]. Vì chất kích thích có thể khiến nhịp tim bị tăng, làm kích thích quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ, bao gồm cơ mí mắt.
4. Thiếu dinh dưỡng
Cơ thể nếu thiếu các chất dinh dưỡng như vitamin B12, Magie,… cũng chính là nguyên nhân co giật mí mắt.
5. Bệnh về mắt và các bệnh khác
Giật mí mắt liên tục có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như viêm kết mạc, viêm bờ mi mắt, khô mắt, mắt tiếp xúc khói bụi, mắt nhạy cảm ánh sáng,… Ngoài các bệnh về mắt, co giật mí mắt còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm khác như loạn trương lực cơ, liệt dây thần kinh mặt, Parkinson,… Co giật mí mắt cũng có thể do một số tác dụng phụ của một số loại thuốc.
6. Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết khiến nhiều người khó thở, ngột ngạt, ngứa mũi và cả co giật mí mắt.
Các loại tình trạng co giật mí mắt phổ biến
1. Co giật mí mắt Myokymia
Co giật mí mắt Myokymia là tình trạng nhẹ, thỉnh thoảng mới xảy ra, loại này có thể kéo dài trong vài giờ, có khi một ngày và tự khỏi sau đó. Nguyên nhân co giật mí mắt Myokymia là do bạn căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ, khô mắt, mỏi mắt hoặc tiêu thụ nhiều caffeine hoặc dùng điện thoại, máy tính, thiết bị điện tử liên tục trong thời gian dài.
2. Co giật cơ xung quanh mắt lành tính (BEB)
Co giật cơ xung quanh mắt lành tính (BEB) là tình trạng nghiêm trọng của việc co giật mí mắt. Với những người gặp phải, co giật liên tục của các cơ xung quanh làm cho một phần mắt bị nhắm hoàn toàn.
Biểu hiện của tình trạng này làm co giật mí mắt, giật cả lông mày và cả các cơ mặt xung quanh mắt. Co giật mí mắt ảnh hưởng đến cả hai mắt, càng ngày càng nặng hơn và không thể mở mắt, kèm theo đau mắt.
3. Co giật cơ nửa mặt (Hemifacial)
Co giật cơ nửa mặt là một trong những trường hợp co giật mí mắt. Khi ấy, người bệnh sẽ bị co giật một nửa bên mặt, kết hợp khép và giật mí mắt. Nhiều người còn bị giật các cơ ở má và miệng do bị kích thích, chèn ép các dây thần kinh mặt.
>> Đọc thêm về tình trạng: Giật mí mắt trái
Bị co giật mí mắt có nguy hiểm không?
Bị co giật mí mắt thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, không đau đớn nhưng lại tạo cảm giác khó chịu cho nhiều người. Đa số các cơn co giật mí mắt tự hết sau một thời gian ngắn mà không cần điều trị. Bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, một số ít trường hợp hiếm hoi, co giật mí mắt có thể đang báo hiệu bệnh nào đó, nhất là chứng rối loạn thần kinh. Khi có những dấu hiệu bất thường trên mặt trong thời gian dài, nên khám ngay để được chẩn đoán và điều trị.
>> Tham khảo thêm tình trạng: Giật mí dưới mắt phải
Biến chứng có thể xảy ra với người gặp tình trạng mí mắt giật giật
Tuy hiếm gặp nhưng biến chứng vẫn có thể xảy ra với những người gặp tình trạng mí mắt giật giật. Khi co giật mí mắt do rối loạn thần kinh hoặc não thì sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác. Biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Dây thần kinh mặt bị liệt [2].
- Loạn trương lực cơ khiến cơ co thắt không tự chủ, một phần cơ có thể bị biến dạng.
- Đa xơ cương cứng liên quan đến hệ thần kinh trung ương làm người bệnh gặp vấn đề nhận thức và vận động.
- Loạn trương lực cơ cổ khiến người bệnh gặp tình trạng cổ đôi lúc co giật bất ngờ gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
- Hội chứng Tourette là một dạng các bệnh giật ở cơ thể, gồm những tật tạm thời và có thể thay đổi sang tật khác, kéo dài có cải thiện.
- Parkinson làm run các chi, gây cứng cơ, người bệnh gặp vấn đề về thăng bằng và ngôn ngữ.
Chẩn đoán tình trạng bị giật mí mắt
Thông thường, hiện tượng giật mí mắt có thể hết sau vài giờ, vài ngày, nhưng nếu xảy ra dài ngày sẽ kèm theo những triệu chứng bất thường ở mí mắt và cả khuôn mặt.
Để chẩn đoán tình trạng bị giật mí mắt, bác sĩ chuyên khoa Mắt sẽ khám lâm sàng, hỏi kỹ về tiền sử bệnh và khám bằng máy móc chuyên dụng. Sau đó, bác sĩ tiến hành tư vấn, đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và dặn dò người bệnh cách chăm sóc mắt.
>> Tìm hiểu thêm về tình trạng: Mí mắt dưới bị giật liên tục
Phương pháp điều trị tình trạng co giật mí mắt
Co giật mí mắt phần lớn không cần điều trị, tự biến mất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng co giật mí mắt bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt để cải thiện tình trạng này:
- Cho mắt có thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc nhiều, nhất là ngồi nhiều giờ trước máy tính. Sau mỗi 20 phút làm việc, hãy để mắt được nghỉ ngơi 5-10 phút.
- Cố gắng duy trì thói quen ngủ đủ giấc, vừa giúp cải thiện sức khỏe lại còn giảm tình trạng bị giật mí mắt.
- Hạn chế uống quá nhiều cà phê.
- Dùng một số thuốc nhỏ mắt không kê đơn để giúp niêm mạc luôn ẩm.
- Chườm ấm cho mắt bằng cách dùng khăn ấm có độ nóng vừa phải, đắp lên vùng mắt giúp mắt dễ chịu, thư giãn hơn.
Ngoài ra, trong số ít các trường hợp có thể áp dụng phẫu thuật cắt bỏ một số cơ và dây thần kinh tại mí mắt giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Cách phòng ngừa tình trạng bị giật mí mắt
Để phòng ngừa tình trạng bị giật mí mắt, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bổ sung magie vào chế độ ăn uống, thực đơn hàng ngày qua những loại thực phẩm như bí đỏ, khoai tây, củ cải, rau củ quả,…
- Đeo kính râm hoặc chống chói để bảo vệ cho mắt khỏi bụi bặm.
- Ngủ đủ giấc, không nên dùng thiết bị điện tử quá lâu trước khi ngủ để mắt được thư giãn và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Không dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê vì có thể gây kích thích mắt làm co giật mí mắt và mắc các bệnh khác [3].
- Tập yoga giúp mắt được thư giãn, tránh dẫn đến căng thẳng làm co giật mí mắt.
Câu hỏi thường gặp
1. U não có gây ra tình trạng co giật mí mắt không?
U não có thể gây co giật nhưng không làm co giật mí mắt. Ngoài ra, u não còn có các dấu hiệu như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…
2. Thiếu hụt vitamin gì sẽ gây co giật mí mắt?
Thiếu hụt vitamin B12 là một trong những nguyên nhân gây co giật mí mắt. Magie giúp duy trì các chức năng cơ thể như huyết áp, phản ứng enzyme,… Thiếu hụt magie, cơ thể không được cung cấp đủ khoáng chất làm mí mắt giật giật.
Để đặt lịch khám và tư vấn tại Trung tâm Mắt, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, bạn có thể liên hệ:
Kính gửi Quý kháchCảm ơn Quý khách đã gửi thông tin liên hệ đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh THÔNG TIN CỦA QUÝ KHÁCH Họ tên Khách hàng:'+txthoten+' Số điện thoại:'+txtdienthoai+' Địa chỉ: '+txtdiachi+'Email: '+txtmail+'Ngày sinh: '+txtngaysinh+' Nội dung: '+txtnoidung+' Trân trọng. HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANHHà Nội108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà NộiHotline: 024 7106 6858 - 024 3872 3872TP.HCM2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí MinhHotline: 0287 102 6789 - 093 180 6858Fanpagehttps://www.facebook.com/benhvientamanh '; jQuery('#div_kq_lienhe').html(nd); jQuery('#div_kq_lienhe').addClass("active"); jQuery("#div_kq_lienhe #form_close").click(function () { jQuery('#div_kq_lienhe .mail_thongbao').remove(''); jQuery('#div_kq_lienhe').removeClass('active'); }); jQuery("body").removeClass("load"); document.getElementById("frm_canhan").reset(); }, 200: function (){ } } }); //document.getElementById("frm_canhan").reset(); return false; } }); } }); jQuery("#txtdienthoai").keypress(function (e) { if (String.fromCharCode(e.keyCode).match(/[^0-9]/g)) return false; }); jQuery(function() { jQuery(function ($) { jQuery.datepicker.regional["vi-VN"] = { closeText: "Đóng", prevText: "Trước", nextText: "Sau", currentText: "Hôm nay", monthNames: ["Tháng một", "Tháng hai", "Tháng ba", "Tháng tư", "Tháng năm", "Tháng sáu", "Tháng bảy", "Tháng tám", "Tháng chín", "Tháng mười", "Tháng mười một", "Tháng mười hai"], monthNamesShort: ["Tháng 1", "Tháng 2", "Tháng 3", "Tháng 4", "Tháng 5", "Tháng 6", "Tháng 7", "Tháng 8", "Tháng 9", "Tháng 10", "Tháng 11", "Tháng 12"], dayNames: ["Chủ nhật", "Thứ hai", "Thứ ba", "Thứ tư", "Thứ năm", "Thứ sáu", "Thứ bảy"], dayNamesShort: ["CN", "Hai", "Ba", "Tư", "Năm", "Sáu", "Bảy"], dayNamesMin: ["CN", "T2", "T3", "T4", "T5", "T6", "T7"], weekHeader: "Tuần", dateFormat: "dd/mm/yy", firstDay: 1, isRTL: false, showMonthAfterYear: false, yearSuffix: "" }; jQuery.datepicker.setDefaults(jQuery.datepicker.regional["vi-VN"]); }); jQuery('#txtngaysinh').datepicker({ changeMonth: true, changeYear: true, yearRange: "-150:+0", maxDate: new Date() }); }); });Nhìn chung, co giật mí mắt có nhiều nguyên nhân hình thành. Tùy vào từng người mà các phương pháp điều trị khác nhau có hiệu quả hay không. Nếu hiện tượng giật mí mắt liên quan đến tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng, bạn cần điều chỉnh, cân bằng lại lối sống của mình. Nếu có dấu hiệu bất thường, cần khám với bác sĩ chuyên khoa Mắt để được khám và điều trị kịp thời.