Việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ băn khoăn và lo lắng. Nếu bạn không biết có nên chọn ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hay không? Thì đừng bỏ qua những thông tin review ngành điều khiển tự động hóa mà chúng mình sắp chia sẻ dưới đây.
1. Lý do chọn ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Bạn cảm thấy băn khoăn không biết có nên học tập cũng như lựa chọn ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hay không? Sẽ có rất nhiều lý do để các bạn chọn ngành này để theo học và là nghề nghiệp gắn bó trong tương lai.
1.1 Điều khiển và tự động hóa là ngành nghề “hot”
Trong tương lai việc phát triển các hệ thống thiết bị máy móc tự động hóa, con người chỉ cần thực hiện điều khiển từ xa là một trong những định hướng của mọi đất nước, quốc gia. Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
Việc phát triển các hệ thống thiết bị tự động hóa sẽ là xu hướng và phát triển tương lai. Giúp thực hiện công việc dây chuyền nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức, chi phí và nhân công.
Để các thiết bị tự động này hoạt động sẽ cần có người quản lý, vận hành, kiểm tra cũng bảo trì giúp thiết bị làm việc tốt nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất. Vì thế vai trò của người quản lý sẽ rất quan trọng.
1.2 Ngành học có nhiều cơ hội lựa chọn công việc
Các bạn băn khoăn về vấn đề tìm việc của ngành kỹ thuật điều khiển tự động hóa trong tương lai. Thật ra đây là ngành học có rất nhiều sự lựa chọn về công việc. Ngoài việc làm việc tại các đơn vị công ty doanh nghiệp thì các bạn có thể lựa chọn nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các đơn vị đào tạo ngành tự động hóa.
Ngoài ra, mức lương của ngành tự động hóa cũng vô cùng hấp dẫn. Với sinh viên mới ra trường mức lương hiện nay giao động trong khoảng 7 triệu - 9 triệu đồng. Lương kỹ sư tự động hóa có thể lên tới 100 triệu đồng làm việc lâu năm cũng như tại công ty lớn.
1.3 Ngành học tự do khám phá
Với ngành học kỹ thuật điều khiển và tự động hóa các bạn được trang bị kiến thức cũng như được tự do khám phá và cần nhiều thời gian thực hành để tạo ra một sản phẩm hiện hữu. Bạn được tiếp thu các chương trình học về công nghệ, các phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại; Chương trình lập trình tự động hóa các hệ thống và dây chuyền sản xuất công nghiệp; Điều khiển điện tử công suất và truyền động điện; Các hệ thống điều khiển giám sát thời gian thực; Kỹ thuật điều khiển Robot; Kỹ thuật mạng nơron và trí tuệ nhân tạo (AI)…
2. Chương trình học thời gian học ngành điều khiển tự động hóa bao lâu?
2.1 Chương trình học ngành điều khiển tự động hóa
Chương trình học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hiện học tập một số các bộ môn cơ bản sau.
Cơ bản về điện tử: Bao gồm các kiến thức về điện tử cơ bản, các loại linh kiện điện tử và cách sử dụng chúng trong các mạch điện tử.
Cơ bản về cơ khí: Các kiến thức cơ bản về cơ khí, kỹ thuật máy, lý thuyết cơ khí và cách thiết kế các bộ phận cơ khí.
Kỹ thuật lập trình: Bao gồm các kiến thức về ngôn ngữ lập trình như C, C++, Python, PLC và các phần mềm lập trình khác.
Điều khiển tự động: Các kiến thức về điều khiển tự động, bao gồm các hệ thống điều khiển tuyến tính và phi tuyến, bộ điều khiển logic và các thuật toán điều khiển.
Cảm biến và thiết bị đo lường: Kiến thức về các loại cảm biến và thiết bị đo lường, cách sử dụng chúng để đo lường các thông số như áp suất, nhiệt độ, lưu lượng và độ chính xác của các thông số này.
Hệ thống tự động hóa: Kiến thức về các loại hệ thống tự động hóa, bao gồm các hệ thống điều khiển động cơ, các hệ thống điều khiển nhiệt độ, hệ thống điều khiển quy trình và các hệ thống điều khiển robot.
Quản lý dự án: Kiến thức về cách quản lý các dự án tự động hóa, bao gồm quản lý tài nguyên, quản lý rủi ro và quản lý thời gian.
Ứng dụng thực tế: Bao gồm các hoạt động thực thi để áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học vào các dự án thực tế.
Chương trình học này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng đơn vị đào tạo. Cũng như, có sự thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng các đơn vị tổ chức doanh nghiệp.
2.2 Thời gian học tập ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Hiện nay, thời gian học tập ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa mất thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào cơ sở đào tạo, chương trình học của từng đơn vị. Thời gian học cho ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa hiện nay với hệ đại học chính quy khoảng 4 - 4.5 năm.
Nếu các bạn lựa chọn học thêm chương trình sau đại học thì sẽ mất thêm khoảng hơn hai năm nữa để hoàn thiện chương trình học. Tuy nhiên, nó cũng sẽ mở ra cho các bạn nhiều cơ hội trong công việc.
3. Vị trí công việc sau khi ra trường?
Sau khi tốt nghiệp ra trường sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điều khiển tự động hóa có nhiều vị trí và cơ hội làm việc.
Lập trình viên điều khiển có nhiệm vụ thiết kế và thiết lập các hệ thống điều khiển tự động, sử dụng các ngôn ngữ lập trình như C++, PLC và Python.
Kỹ sư điều khiển tự động thiết kế, triển khai và bảo trì các hệ thống tự động hóa trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm sản xuất ô tô, dược phẩm, thực phẩm and quality.
Chuyên gia bảo trì hệ thống tự động kiểm tra, sửa chữa và bảo trì các hệ thống tự động hóa để đảm bảo chúng hoạt động hiệu quả và an toàn.
Robot kỹ sư: Robot kỹ sư có nhiệm vụ thiết kế và phát triển các hệ thống tự động hóa.
4. Chọn học ngành này ở đâu tốt?
Hiện nay có khá nhiều các cơ sở đào tạo ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trên cả nước. Riêng tại khu vực phía Nam có các đơn vị đào tạo chuyên ngành tự động hóa chất lượng phải kể đến học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (cơ sở phía Nam)
Học viện PTIT cũng là một trong những cơ sở đào tạo ngành học này chất lượng. Với đội ngũ giảng viên giỏi cũng như chương trình học bám sát thực tế. Sinh viên có cơ hội việc làm sau khi ra trường. Các bạn có thể xem thêm tại mục hướng nghiệp để có thêm thông tin về các ngành chi tiết nhất.
Qua những review ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển tự động hóa cho các bạn thêm những thông tin cần thiết và hữu ích. Các bạn có thể gọi vào hotline 02838297220 nếu có bất cứ thắc mắc vào về vấn đề tuyển sinh của học viện PTIT để được giải đáp nhanh chóng.