Mỗi nghề nghiệp luôn có những đặc thù riêng. Với nghề kiểm toán cũng vậy, họ cũng có những câu chuyện rất riêng và những khó khăn, thách thức phải vượt qua. Còn bạn, bạn đã biết những gì về nghề kiểm toán? Hãy cùng Ms Uptalent khám phá xem những khó khăn của nghề kiểm toán là gì qua bài viết sau đây nhé! MỤC LỤC: 1- Nghề Kiểm toán 2- Những điều bạn nhận được từ nghề kiểm toán 3- Những khó khăn của nghề kiểm toán 3.1- Áp lực về thời gian 3.2- Phải thường xuyên cập nhật kiến thức 3.3- Phải có hiểu biết về công nghệ 3.4- Sự đào thải khắc nghiệt của nghề 3.5- Có rất nhiều sếp 3.6- Xử lý mối quan hệ với khách hàng 3.7- Thường xuyên phải di chuyển và xa nhà 4- Những điểm cần lưu ý nếu muốn theo nghề kiểm toán
1- Nghề Kiểm toán
Kiểm toán là việc kiểm tra, xác minh tính trung thực của báo cáo tài chính, từ đó có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Bạn cũng có thể hiểu kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá các bằng chứng về thông tin tài chính được cung cấp bởi kế toán, nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập từ trước.
Quá trình kiểm toán phải tuân thủ theo các chuẩn mực đã được chính phủ quy định. Sau khi kiểm tra báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ lập báo cáo, nêu rõ những việc họ đã làm và đưa ra ý kiến của họ về báo cáo tài chính.
Đối tượng kiểm toán hướng đến là những người quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó nhưng không có nghiệp vụ kế toán, tài chính. Những người này cần đến kiểm toán viên để đánh giá đúng tình hình tài chính và có quyết định phù hợp. >>>> Xem thêm: Kiểm toán là gì? Công việc, phân loại, mức lương của Kiểm toán viên
2- Những điều bạn nhận được từ nghề kiểm toán
So với kế toán, nghề kiểm toán có yêu cầu cao hơn nhưng cũng mang lại nhiều điều hữu ích cho người theo nghề này:
2.1- Kiến thức
Làm kiểm toán bạn sẽ có cơ hội học hỏi từ những người đi trước, được cập nhật nhiều kiến thức chuyên ngành bổ ích. Cùng với đó là được tham gia các chương trình đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu từ công ty. Nói chung bạn sẽ có rất nhiều cơ hội học hỏi và mở rộng kiến thức khi theo nghề kiểm toán.
2.2- Phát triển kỹ năng
Đặc điểm của nghề kiểm toán là cường độ làm việc dày đặc, áp lực công việc lớn, deadline liên tục nên bắt buộc bạn phải học cách quản lý thời gian và công việc hiệu quả. Thành thạo kỹ năng quản lý thời gian sẽ giúp bạn thích ứng với lịch trình công việc của kiểm toán viên.
Công việc của kiểm toán phải gặp gỡ và làm việc với khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, tuổi tác khác nhau. Nhất là bạn phải chuyên nghiệp và khéo léo khi làm việc với các doanh nghiệp lớn. Do đó bạn sẽ có cơ hội rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thương lượng. Mặt khác bạn còn có thêm nhiều mối quan hệ và nó có thể mang đến cho bạn những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.
2.3- Được trải nghiệm nhiều điều mới mẻ
Do yêu cầu công việc mà kiểm toán viên thường phải đi công tác. Chính những chuyến đi này sẽ giúp bạn học thêm được nhiều điều mới, được trải nghiệm những nét văn hóa vùng miền đa dạng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều bạn chọn nghề kiểm toán thay vì làm kế toán.
2.4- Thu nhập tốt
Thu nhập của kiểm toán được đánh giá khá tốt so với mặt bằng chung. Mức lương trung bình của kiểm toán viên khoảng 16,5 triệu/tháng. Mức lương thấp nhất là 8,5 triệu/tháng, cao nhất có thể lên đến 30 triệu/tháng.
3- Những khó khăn của nghề kiểm toán
Bên cạnh những lợi ích mà nghề kiểm toán mang lại, người theo nghề này cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:
3.1- Áp lực về thời gian
Người làm kiểm toán viên luôn phải đối mặt với áp lực về thời gian. Họ bắt buộc phải hoàn thành lượng lớn công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Khối lượng công việc lớn, thời gian có giới hạn khiến kiểm toán viên dễ gặp stress.
Nếu nhiều khách hàng đồng thời đòi phải báo cáo vào cùng một thời điểm thì bạn nên thương lượng với khách hàng dời deadline. Bằng không bạn sẽ phải trao đổi lại với cấp trên để có thể phân công công việc lại cho phù hợp.
3.2- Phải thường xuyên cập nhật kiến thức
Kiểm toán viên phải làm việc với nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy họ phải tìm hiểu các kiến thức về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, họ còn phải cập nhật các thay đổi về chế độ, luật,… để thực hiện công việc kiểm toán theo đúng quy định.
3.3- Phải có hiểu biết về công nghệ
Ngày nay các doanh nghiệp đều áp dụng công nghệ trong thực hiện kế toán và quản lý nên kiểm toán viên cần có hiểu biết về hệ thống thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn thu thập các bằng chứng chính xác hơn và có quyết định về báo cáo tài chính tốt nhất.
3.4- Sự đào thải khắc nghiệt của nghề
Kiểm toán là nghề có thu nhập tốt. Nhưng đi kèm với nó là bạn phải đáp ứng được những yêu cầu rất cao về kiến thức, thời gian làm việc, khả năng xử lý công việc. Nếu mắc sai phạm kiểm toán viên sẽ phải đối mặt với việc bị xử phạt nặng, như là xử phạt hành chính hoặc tước chứng chỉ hành nghề kiểm toán.
3.5- Có rất nhiều sếp
Khi mới vào nghề bạn sẽ phải làm việc với rất nhiều sếp, bao gồm staff 2, senior, manager, director và Partner. Bạn sẽ thường xuyên được các sếp hỏi thăm “working paper”. Điều này sẽ tạo nên áp lực vô hình cho bạn.
3.6- Xử lý mối quan hệ với khách hàng
Mặc dù kiểm toán được thuê để kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhưng không có nghĩa là bạn đến để thanh tra họ và họ phải nghe lời hay nể sợ bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải giữ đúng chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp kiểm toán. Bạn không thể nhân nhượng khi khách hàng yêu cầu bạn làm sai. Nếu khách hàng không hợp tác, bạn phải kiên nhẫn giải thích cho họ hiểu. Một cuộc kiểm toán chỉ thành công khi khách hàng và kiểm toán viên có thể phối hợp với nhau.
3.7- Thường xuyên phải di chuyển và xa nhà
Nghề kiểm toán thường phải di chuyển đến nhiều nơi và phải đi công tác. Cho nên nghề này chỉ phù hợp với những bạn thích di chuyển và độc thân. Với những bạn đã có gia đình và không thích sống xa nhà hoàn toàn không phù hợp. >>> Có thể bạn quan tâm: Big4 kiểm toán là gì? Điều kiện để trở thành nhân viên tại Big4
4- Những điểm cần lưu ý nếu muốn theo nghề kiểm toán
Sau khi biết được những khó khăn của nghề kiểm toán là gì mà vẫn muốn theo nghề này thì bạn cần lưu ý những điều sau:
4.1- Trang bị kỹ năng kiểm toán
Trước tiên bạn cần trang bị cho mình các kỹ năng tin học, ngoại ngữ và đặc biệt là kỹ năng kiểm toán. Bạn cần đảm bảo có thể sử dụng các kỹ năng này thành thạo và có thể áp dụng vào công việc.
4.2- Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc với khách hàng hiệu quả và hợp tác với đồng nghiệp thuận lợi hơn. Hơn nữa, giao tiếp tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập với môi trường làm việc, biết cách thể hiện năng lực của bản thân và tạo được ấn tượng tốt với mọi người.
4.3- Có tâm lý vững vàng
Thường xuyên phải làm thêm giờ, deadline ngập mặt hoặc phải đi công tác xa là những khó khăn mà kiểm toán viên nào cũng gặp phải. Nhưng sau một thời gian làm việc bạn sẽ quen với nhịp độ công việc đó. Chỉ cần bạn chuẩn bị tâm lý ban đầu cho tốt thì mọi việc đều có thể vượt qua.
4.4- Chú ý đến ngoại hình
Ngoại hình cũng là yếu tố bạn cần quan tâm đến. Bởi vì nó sẽ giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp và nghiêm túc trong công việc. Hơn nữa ngoại hình còn thể hiện một phần tính cách của bạn và giúp bạn thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, đối tác và mọi người trong công ty.
Bạn không cần phải ăn mặc quá cầu kỳ. Chỉ cần những trang phục quen thuộc với dân văn phòng như sơ mi, quần tây, chân váy,… với kiểu dáng trang nhã, lịch sự là được.
Có thể thấy nghề kiểm toán cũng tràn ngập những khó khăn và thách thức như bao nghề khác. Tuy nhiên chỉ cần bạn nỗ lực và kiên trì thì không sợ không hái được trái ngọt. Hơn nữa, những khó khăn này sẽ giúp bạn thêm hoàn thiện và phát triển bản thân cả trong công việc và cuộc sống. Hy vọng bài viết này của Uptalent đã giúp bạn hiểu rõ kiểm toán là gì và những khó khăn của nghề kiểm toán. Chúc bạn thành công!
-
HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp
Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
Nguồn ảnh: internet