Việc sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thời gian tới sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, sẽ phát triển theo xu hướng của công nghệ 4.0.
Với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, ghi nhận một loại mô hình ứng dụng công nghệ cao như nuôi tôm ở Duyên hải nam trung bộ, đồng bằng sông cửu Long, Nam Định, Hà Tĩnh khá hiện đại. Các mô hình thương phẩm tạo ra năng suất và thương phẩm lớn. Nuôi tôm công nghệ cao năng suất gấp 10 lần so với bình thường. Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong các ngành nuôi trồng thuỷ sản như cá tầm, cá lăng, ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mô hình chăn nuôi đại gia súc trong điều kiện hoàn cảnh, năng suất sữa, thịt tăng gấp vài lần so với ở ngoài.
Mặc dù đã có những tín hiệu tích cực và khả quan vì một loạt các nhà đầu tư lớn là các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam đang sản xuất và kinh doanh ở các lĩnh vực khác cũng đã quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp và đầu tư sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên ông Trần Xuân Định cho rằng đến thời điểm này theo đánh giá thì các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và ứng dụng công nghệ cao nói riêng là chưa nhiều.
Những e ngại khi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao đó là sự tác động khá bất thường của điều kiện thời tiết khí hậu, Việt Nam lại là nước nhiệt đới bị tác động của các hiện tượng thiên nhiên như bão lụt, lạnh làm thiệt hại thậm chí phá huỷ những cơ sở sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; có nghĩa là rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn.
Hơn nữa đầu tư ban đầu cho xây dựng những vùng công nghệ cao thì chi phí lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, nhà nước thì chưa có chính sách bảo hiểm, thị trường tiêu thụ cũng là một vấn đề khi sản xuất lớn tập trung với khối lượng hàng hoá lớn. Việt Nam cũng chưa có hệ thống chế biến sâu để nâng cao trong chuỗi sản xuất nông nghiệp. Chính sách đất đai dồn đổi, cho thuê để các doanh nghiệp có thể đầu tư cho các lĩnh vực công nghệ cao còn rất khó khăn và không thuận lợi như ở các khu công nghiệp. Đó là những lí do chính mà các doanh nghiệp chưa mặn mà.

Nông nghiệp công nghệ cao sẽ phát triển theo xu hướng của công nghệ 4.0. Ảnh minh họa
Phát triển theo xu hướng của công nghệ 4.0
Nhận định như nào về xu hướng ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thời gian, PGS.TS Đặng Văn Đông cho biết, việc sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thời gian tới sẽ phát triển một cách mạnh mẽ hơn, huy động được nhiều doanh nghiệp, người dân tham gia hơn và mang lại hiệu quả cao hơn so với hiện nay.
Phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thời gian tới cũng sẽ được cải tiến để hoàn thiện hơn để nhiều đối tượng có thể tham gia được. Đặc biệt sẽ phát triển theo xu hướng của công nghệ 4.0. Tức là, giải quyết những tồn tại, khó khăn đã nêu ở trên để tiến tới một nền nông nghiệp thông minh. Không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn an toàn, bền vững và thân thiện với môi trường.
Có rất nhiều mặt hàng rau, hoa, quả có khả năng ứng dụng công nghệ cao như: Thanh Long, chuối, xoài, cây có múi, cà chua, dưa chuột, dưa lưới, ớt ngọt, rau ăn lá, hoa lan, hoa hồng, hoa cúc, hoa lily... Tùy theo điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện của từng doanh nghiệp, chủ trang trại mà các bạn có thể quyết định cho mình một đối tượng phù hợp nhất.
Ông Trần Xuân Định cũng cho rằng, trong bối cảnh biến đổi khí hậu việc ứng dụng công nghệ cao chính là một phương thức canh tác thông minh ứng phó có hiệu quả nhất đối với biến đổi khí hậu đến nhanh hơn, tác động mạnh mẽ hơn. Nông nghiệp là ngành chịu ảnh hưởng nhất của biến đổi khí hậu. Cả một quá trình sản xuất khi đã đến giai đoạn thu hoạch thì nông dân gặp sương muối, bão lụt là có thể xoá hết công sức của bà con nông dân. Nhưng khi ứng dụng công nghệ cao là sản xuất trong điều kiện hạn chế được tác động của ngoại cảnh thì nó góp phần giảm thiểu được những thiệt hại do biến đổi khí hậu mang lại.
Vấn đề ứng dụng công nghệ cao mang lại năng suất tăng cao gấp nhiều lần và giá trị cũng tăng cao gấp nhiều lần sản xuất bình thường. Chẳng hạn 1ha gieo trồng bình thường thu hoạch được 10 - 120 triệu VNĐ cho 1 năm canh tác nhưng nếu ứng dụng công nghệ cao thì 1ha có thể thu hàng tỷ đồng, thậm chí là nhiều tỉ đồng trong 1 năm.
Chính vì vậy mà Chính phủ trong Đề án 176 về phát triển nông nghiệp công nghệ cao đến 2020 và tầm nhìn đến 2030 hướng đến đạt giá trị chiếm 30 - 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
Một vấn đề quan trọng khác nữa là sản phẩm nông sản sản xuất ra hoàn toàn có thể kiểm soát được an toàn thực phẩm và mẫu mã đẹp hơn và dễ truy xuất nguồn gốc, dễ tạo điều kiện xây dựng thương hiệu nông sản trong thị trường quốc tế và nội địa.
Theo Hùng Cường: Vietq.vn