Sự cám dỗ sẽ trở thành “con quỷ dữ” chi phối toàn bộ cuộc sống nếu như chúng ta không biết khống chế chúng. Để chiến thắng được những cám dỗ này, trước hết bạn phải xác định những cám dỗ mà bản thân thường mắc phải và cơ chế hoạt động của nó. Một khi nắm được bản chất của sự cám dỗ thì việc khống chế nó sẽ nằm trong tầm tay của bạn.
1. Dục vọng
Dục vọng không có gì là tội lỗi vì nó là nhu cầu sinh lý cơ bản của tất cả sinh vật trên thế giới này. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc thực hiện sai cách sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Việc kiềm chế cơn thõa mãn này rất cần thiết để thể hiện bản thân là một con người văn minh, hiện đại. Luật pháp can thiệp vào giải quyết vấn đề này cũng là một cách để “giúp đỡ” con người kiềm chế nhu cầu tự nhiên này.
2. Sự nóng nảy
Kiềm chế sự giận dữ là “thử thách” khá khó khăn đối với nhiều người. Loài người đã phải chứng kiến hàng vạn sự kiện “đổ máu” vô lý chỉ vì sự giận dữ. Hãy hít một hơi thật sâu và hành động vào 10 phút sau đó để kiềm chế “con quỷ dữ” này.
3. Sự kiêu căng
Nhiều người không nghĩ rằng sự kiêu căng là một trong những vấn đề gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên, câu nói “Pride comes before a fall” (trèo cao ngã đau) từ kinh thánh đã giải thích rõ ràng vấn đề này. Từ tự tin đến kiêu căng chỉ cách nhau một bước chân, bạn nên phân biệt sự khác nhau giữa hai khái niệm này để không bị sa lầy.
4. Sự đố kị
Tại sao ghen tị cũng là một trong những tội lỗi mà con người nên kiềm chế? Thật ra, ghen tị đồng nghĩa với việc mong muốn sở hữu nhiều thứ hơn. Thay vì hài lòng với bản thân thì con người lại ước muốn nhiều hơn dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
5. Tham lam
Nhiều người cho rằng tham lam là một đức tính tốt vì con người sẽ cô gắng phát triển để đạt được điều họ mong muốn. Thế nhưng, cũng tương tự như sự ghen tị, nếu con người thường không hài lòng với bản thân thì họ sẽ tìm mọi cách để đạt được mục đích. Nhiều người vì quá tham lam đã làm những chuyện vượt quá giới hạn, thậm chí trái với đạo đức để đạt được mục đích. Ví dụ điển hình là các cuộc chiến tranh đều xuất phát từ sự tham lam của con người.
6. Sự tham ăn
Tham ăn ở đây không chỉ nói về thức ăn mà bao gồm các loại rượu, thuốc phiện và những chất kích thích. Tham ăn đôi khi dẫn đến cảm giác nóng nảy, bỏ qua cảm xúc, suy nghĩ của người xung quanh chỉ để thỏa mãn sở thích của mình. Không những vậy, việc hạn chế nuông chiều vị giác là một điều cần thiết để tránh cơ thể bị quá tải, bội thực, nghiện ngập - những khởi sinh của nhiều tật xấu khác.
7. Sự lười biếng
Sự lười biếng thể hiện qua việc lười làm việc, ngủ nhiều, lười suy nghĩ, lười vận động. Lâu ngày, thói quen “há miệng chờ sung” này khiến cả cơ thể lẫn trí tuệ của bạn bị trì trệ, như một cỗ máy lâu ngày không hoạt động, làm gì cũng chậm chạp, không đến nơi đến chốn và giết chết khả năng sáng tạo. Lâu dần, sự “thảnh thơi” sẽ giết chết con người bạn, khiến bạn trở thành một cái xác không hồn và sớm muộn cũng bị loại khỏi sự tiến bộ của xã hội.
Xem thêm:
Thói quen xấu nào khiến thành công bị trì hoãn?
Ngừng “ngược đãi” trái tim bằng những thói quen xấu
8 thói quen xấu khiến thần tài tránh xa bạn